Là một doanh nghiệp trong cơ chế thị trường như hiện nay, Công ty đã và đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp khác để tồn tại và phát triển. Trước thực trạng đó, Công ty nhận thấy hoạt động Marketing để xúc tiến việc bán hàng của mình là hết sức cần thiết. Tổ chức các đội thị trường bao gồm những cán bộ chuyên trách có trình độ đi tìm hiểu nhu cầu về nhu cầu của thị trường với sản phẩm cầu lông, giàn giáo ở từng vùng từng tỉnh.
- Quảng cáo thương hiệu qua phương tiện truyền thanh, truyền hình, báo viết của địa phương, các tạp chí chuyên ngành.
- Quảng cáo qua các bảng quảng cáo khổ lơn tại các đầu mối giao thong, cửa ngõ các thành phố lớn, bên cạnh các đường quốc lộ, bên canh các đường Quốc lộ có nhiều phương tiên đi lại.
- Quảng bá sản phẩm qua các hoạt động xã hội: Thể dục thể thao, văn nghệ, các hoạt động từ thiện…
Thông qua các nhà phân phối tiếp xúc với các hộ tiêu thụ lơn, nắm bắt và ứng phó với các diễn biến tình hình trên thị trường.
4.1.1.4 Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, một số thông tin về đối thủ cạnh tranh:
Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường đều không thể tránh khỏi những đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành, cùng lĩnh vực thậm chí những sản phẩm có thể thay thế của đối thủ cũng gây ra cho công ty rất nhiều khó khăn, trở ngại.Muốn hiểu được khách hàng của mình không thôi thì chưa đủ, trên thị trường không chỉ một mình công ty cung cấp sản phẩm cho khách hàng, mà còn có rất nhiều công ty khác cũng cung cấp các sản phẩm đó. Hiểu được các đối thủ cạnh tranh của mình là điều kiện hết sức quan trọng trong việc mở rộng thị trường. Bởi chỉ có hiểu rõ đối thủ cạnh tranh, nhận thức được đâu là điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ thì mới có khả năng giành thắng lợi trên thị trường của đối thủ Các công ty cần biết 5 vấn đề về các đối thủ cạnh tranh. Nhưng ai là đối thủ cạnh tranh của công ty? Chiến lược của họ như thế nào? Mục tiêu của họ là gì? Những điểm mạnh và điểm yếu của họ là gì? Cách thức phản ứng của họ ra sao? Công ty cần biết các chiến lược của từng đối thủ cạnh tranh để phát hiện ra những đối thủ cạnh tranh gần nhất và có những bước đi phù hợp. Công ty cần phải biết những mục tiêu của đối thủ cạnh tranh để dự đoán những biện pháp và những phản ứng sắp tới. Khi biết được những mặt mạnh và mặt yếu của đối thủ cạnh tranh, công ty có thể hoàn thiện chiến lược của mình để giành ưu thế trước những hạn chế của đối thủ cạnh tranh, xâm nhập vào những thị trường mà đối thủ cạnh tranh còn kém lợi thế và tránh xâm nhập vào những thị trường mà đối thủ cạnh tranh mạnh. Biết được các phản ứng điển hình của đối thủ cạnh tranh sẽ giúp công ty lựa chọn định thời gian thực hiện các biện pháp.
4.1.2 Tình hình tiền lương:
Lao động là một trong những nguồn lực quan trọng cho quá trình sản xuất kinh doanh. Nó là tổng hợp các kỹ năng, mức độ đào tạo, trình độ giáo dục có sẵn tạo cho một cá nhân có khả năng làm việc và đảm bảo năng suất lao động. Như vậy, nguồn vốn nhân lực của Doanh nghiệp là lượng lao động hiện có cùng với nó là kỹ năng tay nghề, trình độ đào tạo, tính sáng tạo và khả năng khai thác của người lao động. Nguồn nhân lực không phải là cái sẽ có mà là đã có sẵn tại Doanh nghiệp, thuộc sự quản lý và sử dụng của Doanh nghiệp. Do đó, để đảm bảo hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh thì Doanh nghiệp hết sức lưu tâm đến nhân tố này. Vì nó là chất xám, là yếu tố trực tiếp tác động lên đối tượng và tạo ra sản phẩm và kết quả sản xuất kinh doanh, có ảnh hưởng mang tính quyết định đối với sự tồn tại và hưng thịnh của Doanh nghiệp.
Trong đó, trình độ tay nghề của người lao động trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, do đó với trình độ tay nghề của người lao động và ý thức trách nhiệm trong công việc sẽ nâng cao được năng suất lao động. Đồng thời tiết kiệm và giảm được định mức tiêu hao nguyên vật liệu, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh.
4.1.2.2. Công tác định mức lao động:
Định mức lao động tại công ty là cơ sở để kế hoạch hoá lao động, tuyển dụng, bố trí, tổ chức và sử dụng lao động phù hợp với công việc, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty, là cơ sở để xây dựng, đánh giá tiền lương và trả lương gắn với năng suất chất lượng và kết quả công việc của người lao động, góp phần đưa công tác tiền lương của công ty đi vào nề nếp.
Công ty tổ chức làm việc theo 3 ca, mỗi ca làm việc 8 giờ/Ngày, số ngày làm việc là 6 ngày/Tuần nhưng không qua 40 giờ/Tuần. Nếu do nhu cầu làm việc
thêm ngoài giờ quy định(Phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của công ty), công ty sẽ thực hiện chế độ tiền lương tăng thêm theo quy định của luật lao động.Công ty thoả thuận với người lao động và hỗ trợ 15% phí bảo hiểm xã hội. Cá nhân người lao động nộp 5% theo quy định của nhà nước, Ngoài ra công ty cũng hỗ trợ người lao động 2% phí BHXH và 2% KPCĐ theo quy định.
Số lao động tuyển dụng khoảng 300 người, tiền lương của người lao động gián tiếp và trực tiếp phụ thuộc vào sản phẩm dịch vụ được tiêu thụ, và cuối cùng là hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Dự kiến tiền lương trung bình cho người lao động từ 2.500.000đ -2.800.000đ/người/tháng.
4.1.2.3. Công tác tổ chức lao động:
Thực hiện tốt công tác tổ chức lao động là một biện pháp hữu hiệu và quan trọng nhất để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của cán bộ công nhân viên ở bất kỳ một doanh nghiệp nào. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, từ khi mới thành lập đến nay, Công ty đã không ngừng hoàn thiện công tác tổ chức lao động, cụ thể như sau:
• Công tác phân công lao động và hiệp tác lao động:
Để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch do ban giám đốc giao và phát huy năng lực thực hiện công việc của nhân viên, Công ty đã tổ chức phân công lao động đối với cả ba hình thức: phân công lao động toàn năng , phân công lao động chuyên nghề và phân công lao động chuyên sâu. Về hiệp tác lao động, hình thức hiệp tác lao động đang được áp dụng tại Công ty là làm việc theo các tổ, phòng, ban và mới đây có thêm hình thức làm việc tại một số bộ phận là làm việc theo nhóm. Công ty giao nhiệm vụ, kế hoạch cụ thể cho từng phòng, bộ phận, buộc những người lao động trong phòng vừa phải hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân, vừa phải hiệp tác với nhau để hoàn thành tốt công việc chung của cả
phòng. Giữa các phòng, ban lại có sự phối hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch chung của Công ty.
• Công tác bảo hộ lao động:
Công tác bảo hộ của Công ty bao gồm các nội dung:
- Tổ chức thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động để đảm bảo sức khoẻ cán bộ công nhân viên, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.
- Lập kế hoạch bảo hộ lao động đủ bốn nội dung: tuyên truyền, trang bị.
- phòng hộ, bồi dưỡng hiện vật và phân công thực hiện khi kế hoạch đã được duyệt.
- Tổ chức huấn luyện bảo hộ lao động hàng năm cho CBCNV đạt tỷ lệ 100%. - Tổ chức kiểm tra bảo hộ lao động theo quy định của ngành, Công ty.
• Công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc:
Công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động nơi làm việc. Công ty đã trang bị tại các bộ phận các hệ thống thiết bị cần thiết để đảm bảo tốt điều kiện làm việc của nhân viên và đảm bảo sự hoạt động tốt của máy móc, thiết bị như: máy hút bụi, máy hút ẩm, máy điều hoà nhiệt độ, bảo hộ lao động…bố trí một số lao động làm việc vệ sinh nơi làm việc và bảo đảm trật tự nơi làm việc tại các bộ phận của Công ty.
• Công tác tổ chức nơi làm việc:
Điểm nổi bật trong công tác nơi làm việc tại Công ty là tổ chức thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi. Thời gian làm việc hàng ngày trong điều kiện bình thường cho các nhân viên quản lý, hành chính sản xuất o phân xưởng là 40h/ tuần hoặc 8h/ngày. Ngoài ra còn bố trí thời gian làm thêm (khi cần thiết), thời gian học tập chuyên môn nghiệp vụ, thời gian hội họp cho người lao động, đoàn thể không chuyên trách, thời gian làm nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật.
• Công tác tuyển dụng:
Mọi tổ chức, doanh nghiệp điều muốn có một nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ, giàu kinh nghiệm trong tay nghề, tại công ty cũng vậy, đây chính là nội lực quan trọng cho công ty đứng vững và phát triển, vậy nên việc tuyển chọn và sử dụng lao động là hết sức cần thiết đối với sự phát triển ngày càng cao của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt đòi hỏi người lao động phải có trình độ, nhanh nhạy tiếp thu cái mới và luôn tự hoàn thiện bản thân. Từ việc biết rõ nhu cầu lao động của công ty, Công ty đã có những hướng tuyển dụng phù hợp với ngành nghề của công ty qua việc chọn lưa phương hướng tuyển chọn:
- Tuyển chọn con người vào làm việc phải gắn bó với đòi hỏi của công việc. - Tuyển chọn những người có trình độ chuyên môn cần thiết, có thể làm việc đạt năng suất cao.
- Tuyển những người có kỷ luật, trung thực gắn bó với công việc
- Tuyển những người có sức khoẻ làm việc lâu dài với công ty, với công việc được giao.
- Tuyển từ bên trong các trường Đại học, Cao Đẳng kỹ thuật trong nước.
- Tuyển chọn bên ngoài, qua giới thiệu, qua sự phân bổ từ cấp trên đưa các chỉ tiêu lao động xuống, họ thường là những người có trình độ đã và đang làm việc ở các nghành khác chuyển tới.
- Từ năm 2010 trở lại đây do sự giảm biên chế của nhà nước nên số lượng lao động tại Công ty đã không tăng nhiều so với trước, lao động chủ yếu tại Công ty được bố trí sắp xếp những công việc chủ yếu của Công ty.
Ta có hình 4.1.3: Sơ đồ tuyển dụng lao động của Công ty TNHH TM XD Việt hoàng Phát như sau:
BƯỚC 1:XÁC ĐỊNH NHU CẦU LAO ĐỘNG
BƯỚC 7: THỬ VIỆC , BÁO CÁO
BƯỚC 5: THI TUYỂN, XÉT TUYỂN, PHỎNG VẤN KIỂM TRA BƯỚC 2: XEM XÉT VÀ PHÊ DUYỆT NHU CẦU LAO ĐỘNG
BƯỚC 3: THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG
BƯỚC 4: TIẾP NHẬN, KIỂM TRA HỒ SƠ
BƯỚC 6: BÁO CÁO ĐỀ NGHỊ TUYỂN
BƯỚC 8: KÝ KẾT HỢP ĐỒNG
Nguồn: Phòng Hành chính- Tổ chức của CTy TNHH TM XD Việt Hoàng Phát
Công tác tuyển dụng được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Xác định nhu cầu lao động:
• Ban giám đốc căn cứ theo định hướng mở rộng quy mô sản xuất, kế hoạch SX kinh doanh của từng giai đoạn.
• Các bộ phận cân đối lực lượng lao động trong đơn vị nếu thiếu đề nghị xin bổ xung.
• Các nhu cầu về lao động đề nghị theo biểu mẫu gửi phòng tổ chức hành chính.
• Phòng hành chính tổ chức xem xét nhu cầu sử dụng lao động để phục vụ cho việc SXKD của từng bộ phận sau đó cân đối, bố trí lao động báo cáo Giám đốc duyệt và thực hiện.
Bước 2: Xem xét và phê duyệt nhu cầu lao động :
• Phòng Hành chính-tổ chức tập hợp các nhu cầu đề nghị lao động từ các đơn vị để xem xét, cân đối trình Giám đốc công ty phê duyệt, nếu lao động đã đủ so với địch biên đã được phê duyệt thì gửi trả nhu cầu cho các đợn vị đề
nghị, và giải thích cho nơi đề nghị biết lý do không đáp ứng được nhu cầu lao động cụ thể:
• Điều chuyển nội bộ : Phòng HC-TC xem xét cân đối lao động của các bộ phận (thừa, thiếu) sau đó báo cáo Giám đốc và ra quyết định điều chuyển.
Bước 3 : Thông báo tuyển dụng :
• Sau khi lãnh đạo phê duyệt kế hoạch tuyển dụng lao động, phong HC-TC ra thông báo tuyển dụng lao động trong đó nêu rõ vị trí, số lượng tuyển, yêu cầu về năng lực, đổ tuổi, giới tính và các yêu cầu khác.
• Hồ sơ dự tuyển phải bao gồm : - Giấy khai sinh ( Bản sao) - Đơn xin vịêc
- Sơ yếu lý lịch
- Giấy khám sức khoẻ ( phiếu kiểm tra sử dụng chất gây nghiện) - Các văn bằng chứng chỉ…
Bước 4: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ :
Phòng HC-TC tiếp nhận hồ sơ dự tuyển, kiểm tra đầy đủ các tiêu chuẩn nội dung thông báo tuyển dụng ( hồ sơ đựơc các cấp có thẩm quyền xác nhận – riêng sơ yếu lý lịch và giấy khám sức khoẻ thời gian không đựơc quá 02 tháng). Nếu đủ tiêu chuẩn thì đưa vào danh sách thi tuyển đủ tiêu chuẩn thì trả lại hồ sơ cho người đăng ký dự tuyển.
Bước 5 : Thi tuyển, xét tuyển, phỏng vấn, kiểm tra:
Hội đồng thi tuyển do giám đốc chỉ định, phòng HC-TC, có trách nhiệm tổ chức thi tuyển, xét tuyển theo danh sách đăng ký của phòng HC-TC, Hội đồng thi tuyển lựa chọn phương thức thi tuyển, địa điểm, nội dung thi, phân công tráchnhiệm cho các cá nhân và tập thể phục vụ cho công tác thi tuyển.
Bước 6: Báo cáo đề nghị tuyển:
Phòng HC-TC tổng hợp kết quả thi tuyển và hồ sơ dự tuyển. Báo cáo giám đốc. Trường hợp số người đạt điểm trúng tuyển cao hơn số người yêu cầu tuyển
dụng thì sẽ kết hợp chọn điểm cao với xem xét ưu tiên con em thuộc gia đình chính sách. Thông báo kết qủa thi cho người dự tuyển thi tuyển, và những người được gọi thử việc.
Bước 7: Thử việc, báo cáo:
• Các cá nhân trúng tuyển sẽ đựơc gọi vào thử việc, học việc. Thời gian thử việc, học việc đựơc thực hiện theo quy định của luật lao động và quy chế nội bộ của công ty.
• Hết thời gian thử việc. học việc, trưởng các bộ phận lien quan báo cáo kết quả quân số của đơn vị mình, đánh giá và cho ý kiến đề nghị có tiếp nhận hay không và lập danh sách đề nghị ký hợp đồng chính thức.
Bước 8: Ký hợp đồng:
Hợp đồng lao động được lập theo quy định của bộ luật lao động.
4.1.2.5 Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
Đào tạo nhằm giúp cho người lao động có được các kỹ năng và kiến thức cần thiết cho sự nghiệp mà mình theo đuổi, từ đó mà phát huy được năng lực của họ, giúp họ ổn định công ăn việc làm, nâng cao địa vị kinh tế xã hội của người lao động góp phần cho sự phát triển của xã hội, có ích cho đất nước, mang lại hiệu quả cao.
Nền kinh tế xã hội hiện nay đã trải qua một bước tiến lớn, thông qua tiến bộ về công nghệ đang làm biến đổi cơ cấu công nghiệp phát triển nguồn nhân lực càng trở lên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Bởi vậy mà xây dựng một kế hoạch cụ thể cho đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực là cần thiết cho mọi doanh nghiệp, tổ chức, Công ty cũng vậy. Công ty đã tổ chức công tác đào tạo