Sự hình thành hoạt động học a Hình thành động cơ học tập:

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm (Trang 38 - 39)

a. Hình thành động cơ học tập:

- Động cơ học tập là cái thúc đẩy hoạt động học, là cái vì nĩ mà học sinh thực hiện họat động học.

- Động cơ học của học sinh được hiện thân ở đối tượng của hoạt động học, tức là những tri thức, kĩ năng, thái độ… mà giáo dục sẽ đưa lại cho họ.

_ Cĩ hai loại động cơ :

Những động cơ hồn thiện tri thức : cĩ lịng khát khao mở rộng tri thức, mong muốn cĩ nhiều hiểu biết, say mê với quá trình giải quyết nhiệm vụ học tập… Như vậy, tất cả những biểu hiện này đều do sự hấp dẫn, lơi cuốn của bản thân tri thức cũng như những phương pháp giành lấy những tri thức đĩ. Mỗi lần giành được cái mới ở đối tượng học thì các em cảm thấy nguyện vọng hồn thiện tri thức của mình được thực hiện một phần. Trường hợp này nguyện vọng hồn thiện tri thức được hiện thân ở đối tượng hoạt động học. Do đĩ, ta gọi loại động cơ này là “động cơ hồn thiện tri thức”.

Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ này là tối ưu theo quan điểm sư phạm.

Những động cơ cĩ quan hệ xã hội : học sinh say sưa học tập vì sức hấp dẫn, lơi cuốn của một cái ở ngồi mục đích trực tiếp của việc học tập như : thưởng và phạt, đe dọa và yêu cầu, thi đua và áp lực, lịng hiếu danh,sự hài lịng của cha mẹ, sự khâm phục của bạn bè…Ở đây, những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ, hành vi chỉ là phương tiện để đạt mục tiêu khác. Trong trường hợp này, những mối quan hệ xã hội của cá nhân được hiện thân ở đối tượng học tập. Do đĩ, ta gọi loại động cơ học tập này là “động cơ cĩ quan hệ xã hội”.

+ Thơng thường cả hai loại động cơ này cần được hình thành ở học sinh.

Động cơ học tập khơng cĩ sẵn, cũng khơng thể áp đặt, mà phải được hình thành dần dần trong quá trình học tập của học sinh dưới sự tổ chức, điều khiển của giáo viên. Trong dạy học, giáo viên cần tổ chức cho học sinh tự phát hiện ra vấn đề và giải quyết các vấn đề, hình thành ở học sinh nhu cầu học tập, nhu cầu nhận thức, nhu cầu chiếm lĩnh đối tượng học.

b.Hìnhthành mục đích học tập:

- Đối tượng của hoạt động học tập được cụ thể hĩa thành hệ thống các khái niệm của mơn học, mỗi khái niệm của mơn học thể hiện trong từng tiết, từng bài là những mục đích của họat động học tập.

- Tịan bộ những tri thức của mơn học được phân chia thành những nhiệm vụ học tập cụ thể như: bài học, bài làm trên lớp, bài làm ở nhà, bài kiểm tra, bài thi…đĩ cũng chính là những mục đích học tập, mà nếu giải quyết được nĩ thì học sinh sẽ thực hiện được mục đích cụ thể nào đĩ. Chẳng hạn : lĩnh hội một khái niệm khoa học, một kĩ năng, một phương pháp...

- Mục đích học tập chỉ bắt đầu được hình thành khi chủ thể băt tay vào thực hiện hành động học tập, lúc này chủ thể bắt đầu xâm nhập vào đối tượng, nội dung của mục đích ngày càng được hiện hình, lại càng định hướng cho hành động và nhờ đĩ chủ thể chiếm lĩnh được tri thức mới, năng lực mới.

- Trên đường đi tới chiếm lĩnh học tập luơn diễn ra sự chuyển hĩa giữa mục đích và phương tiện. Mục đích bộ phận được thực hiện đầy đủ, nĩ lập tức trở thành phương tiện cho sự hình thành mục đích bộ phận tiếp theo. Chính vì lẽ đĩ mà mục đích cuối cùng sẽ được hình thành một cách tất yếu trong quá trình thực hiện một hệ thống các hành động học tập.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w