II. Phát triển nguồn nhân lực
3. Chú trọng văn hóa doanh nghiệp
3.1 Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp
“Văn hóa doanh nghiệp chính là yếu tố vàng đem lại thành công” và “Văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp”.
Hiện nay công ty phát triển phần mềm Ánh Sao cũng đã chú trọng tới yếu tố văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên để hiểu rõ thế nào thế nào là văn hóa doanh nghiệp trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì không phải doanh nghiệp nào cũng có những nhận thức đúng đắn.
Một doanh nghiệp là nơi tập hợp những con người khác nhau về trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, mức độ nhận thức, quan hệ xã hội, vùng miền địa lý, tư tưởng văn hóa,... chính sự khác nhau này tạo ra một môi trường làm việc đa dạng và phức tạp thậm chí có những điều trái ngược nhau. Bên cạnh đó, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa, buộc các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển phải liên tục tìm tòi những cái mới, sáng tạo và thay đổi cho phù hợp với thực tế.
Làm thế nào để Doanh nghiệp trở thành nơi tập hợp, phát huy mọi nguồn lực con người, là nơi làm gạch nối, nơi có thể tạo ra lực điều tiết, tác động (tích cực hay tiêu cực) đối với tất cả các yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau, làm gia tăng nhiều lần giá trị của từng nguồn lực con người đơn lẻ,
hỏi doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì một nề nếp văn hoá đặc thù phát huy được năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của toàn thể nhân viên vào việc đạt được các mục tiêu chung của tổ chức.
3.2 Thực hiện
3.2.1 Xây dựng văn hoá doanh nghiệp
Sự thắng thế của bất cứ một doanh nghiệp nào không phải ở chỗ là có bao nhiêu vốn và sử dụng công nghệ gì mà nó được quyết định bởi việc tổ chức những con người như thế nào. Con người ta có thể đi lên từ tay không về vốn nhưng không bao giờ từ tay không về văn hoá. Văn hoá chỉ có nền tảng chứ không có điểm mốc đầu cuối.
Do vậy, xuất phát điểm của doanh nghiệp có thể sẽ là rất cao nếu như nó được xây dựng trên nền tảng văn hoá. Các doanh nghiệp khi xây dựng đều phải có nhận thức và niềm tin triệt để, lúc đó văn hoá sẽ xuất hiện. Mọi cải cách chỉ thực sự có tính thuyết phục khi nó tách ra khỏi lợi ích cá nhân, còn văn hoá doanh nghiệp thì phải bảo vệ cho mọi quyền lợi và lợi ích của cá nhân.
Khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần phải có những biện pháp cụ thể. Biện pháp đầu tiên là phải xây dựng một hệ thống định chế của doanh nghiệp, bao gồm: Chính danh, tự kiểm soát, phân tích các công việc, các yêu cầu. Sau đó xây dựng các kênh thông tin; xây dựng các thể chế và thiết chế tập trung và dân chủ như: Đa dạng hoá các loại hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; tiêu chuẩn hoá các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; xây dựng cơ chế kết hợp hài hoà các lợi ích để doanh nghiệp trở thành ngôi nhà chung, là con thuyền vận mệnh của mọi người.
a. Xây dựng văn hóa từ lãnh đạo
+ Để công ty có một giá trị văn hóa truyền thống, công ty cần tạo dựng từ ngay trong lòng bộ máy tổ chức. Chỉ có tạo dựng lớp quản lý kế tiếp, xây dựng lãnh đạo nguồn từ trong lòng doanh nghiệp mới đảm bảo cho doanh nghiệp vừa có tốc độ phát triển cao mà vẫn duy trì các giá trị cốt lõi.
+ Nhiều doanh nghiệp thất bại, không duy trì được nhịp độ phát triển hoặc đã chuyển hướng vì đã nhận các nhà lãnh đạo – quản lý từ bên ngoài mà chưa thẩm thấu văn hóa doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần phải xây dựng và phát triển môi trường dạy học hai chiều, yêu cầu mọi lãnh đạo cần biết dạy và học.
+ Có một thực tế, phần lớn các doanh nhân Việt Nam ít đọc sách, ít sử dụng email và ít truy cập thông tin trên Internet. Kinh nghiệm về lãnh đạo và quản lý còn quá mỏng. Kiến thức về thị trường quốc tế, về kinh tế của các nước đang phát triển cũng còn sơ sài. Chính vì thế muốn xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp thì lãnh đạo phải là người đề xuất và làm tấm gương cho nhân viên noi theo.
+ Văn hóa doanh nhân chính là tổng thể đạo đức của tất cả cá nhân trong một doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp và văn hóa doanh nhân không thể tách rời nhau. Một doanh nghiệp có cả hai loại văn hóa đó quyện vào nhau sẽ làm nên sức mạnh của doanh nghiệp.
b. Văn hoá doanh nghiệp đòi hỏi gắn bó chặt chẽ hiệu quả kinh doanh và tính nhân văn trong kinh doanh
- Doanh nghiệp khi hoạt động không thể đạt hiệu quả bằng bất cứ giá nào mà coi nhẹ những giá trị nhân văn (tôn trọng con người, bảo vệ môi trường).
- Có những doanh nghiệp chỉ muốn có lợi nhuận cao, thậm chí siêu lợi nhuận, mà làm những việc có hại cho người khác, các thủ đoạn làm giàu bất
chấp tình nghĩa, thậm chí làm giàu trên sự đau khổ của đối tác, trên sự phá sản của những doanh nghiệp yếu thế.
- Có thể thấy rõ nhược điểm này của doanh nghiệp trong nhiều trường hợp như cạnh tranh bất hợp pháp, tranh giành thị trường, đáng phê phán nhất là những thủ đoạn hạ giá, phá giá khi xuất khẩu hàng hoá.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực hiện nay, khi cuộc cạnh tranh về chất lượng và giá cả hàng hoá diễn ra gay gắt, doanh nghiệp cần tự nhận thức được để có thể có một sân chơi lành mạnh trên “sân nhà” và quốc tế.
c. Hình thành và phát huy văn hoá doanh nghiệp phải dựa vào con người
- Nâng cao năng lực tiềm tàng của mỗi công nhân, viên chức (thông qua biện pháp giáo dục, đào tạo về kinh tế, công nghệ, quản lý )
- Biến năng lực tiềm tàng đó thành hiện thực, thông qua các biện pháp khuyến khích, kích thích sức sáng tạo trong lao động sản xuất
- Tập trung cho được các tiềm lực cá nhân của công nhân viên chức vào việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp , thông qua các biện pháp tổ chức quản lý sản xuất và nhân sự. Do vậy, phải đào tạo và trọng dụng đội ngũ doanh nhân nắm được và vận dụng được văn hoá doanh nghiệp vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong quan hệ với các đối tác cũng như trong công việc quản lý, điều hành nội bộ doanh nghiệp.
Công ty Ánh Sao có thể học hỏi mô hình văn hóa doanh nghiệp của người Nhật Bản. Người lao động Nhật Bản thường làm việc suốt đời cho một công ty, công sở. Họ được xếp hạng theo bề dày công tác. Trong các công ty của Nhật Bản đều có tổ chức công đoàn. Lãnh đạo thường xuyên quan tâm tới đời sống cán bộ công nhân viên như thăm hỏi khi họ ốm đau, sinh con…
Đồng thời bằng nhiều hình thức động viên, khuyến khích ràng buộc người nhân viên không ngừng nâng cao khả năng nghề nghiệp, ra sức tiết kiệm trong sản xuất, phát huy sáng kiến, nâng cao năng suất lao động, hết lòng vì Công ty.
Hệ thống các biện pháp của người Nhật gồm:
Chế độ thu dụng suốt đời
Chế độ trả lương, thăng chức theo thâm niên công tác và các loại thưởng
Sự điều đình giữa công nhân với chủ và tỷ lệ phân phối thu nhập của công ty
Đối nhân xử thế và sử dụng con người trong công ty Hoạt động của các nhốm không chính thức của công ty Chế độ làm việc theo thời gian linh hoạt tại nhà
Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng giới lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản nhận thức, đánh giá rất cao vai trò của nhân tố con người trong sản xuất kinh doanh nên họ tìm biện pháp để tạo cho đội ngũ lao động có tâm lý gắn bó với công ty, hết lòng hết sức làm việc và cống hiến cho Công ty. Đây là kinh nghiệm chính của Nhật Bản trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Tất nhiên công ty Ánh Sao không nên áp dụng dập khuôn tất cả những nguyên tắc làm việc của công ty khác vì mỗi công ty có một văn hóa và đặc thù kinh doanh riêng. Cần có sự chọn lọc và cân đối những biện pháp hữu ích nhất để có thể tạo một môi trường làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả nhất. Qua đó tạo dựng niềm tin cho nhân viên để họ gắn bó , yên tâm cống hiến và làm việc.
Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp là một tín điều, nhắc nhở các thành viên về tinh thần, giá trị xã hội nhân văn xuyên suốt mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Triết lí kinh doanh là kim chỉ nam trong sự nghiệp làm giàu của doanh nghiệp mà luôn nhận được sự ủng hộ, cộng hưởng của khách hàng, của xã hội. Triết lí bản thân nó luôn chứa đựng những giá trị xã hội, những chân lí nhưng vì muôn vàn các trở ngại, bất cập của đời sống mà nhiều khi người ta xa rời nó hay không có ý thức về nó.
Thực tế công ty Ánh Sao cũng đã xây dựng cho mình một phương pháp kinh doanh hiện đại với slogan “Thông thương kinh tế tòan cầu”. Sau một thời gian tổng kết, đúc rút từ chính những nhân viên trong công ty và khách hàng quen thuộc, có những số liệu sau:
- Những yếu tố cơ bản làm khách hàng hài lòng là tính chuyên nghiệp (35%) , phục vụ tốt (20%), có uy tín (21%) cho thấy tác nghiệp kinh doanh công ty Ánh Sao có tính định hướng khách hàng cao.
- Số khách hàng quen thuộc, trung thành của công ty phần mềm Ánh Sao chiếm một tỷ lệ cao 77%. Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải phấn đấu gia tăng số khách hàng này, điều đó là nền tảng cho việc lập kế hoạch và kiểm soát tốt hoạt động kinh doanh.
- Những giá trị về con người và nhóm được đề cao, như khả năng làm việc theo nhóm (36%), khả năng sáng tạo (29%), lãnh đạo biết phát huy năng lực của cấp dưới (27%), đoàn kết (22%). Đồng thời các ý kiến của mọi người về các chính sách khuyến khích, phát triển con người chiếm các tỷ lệ phân bổ khá đều trên 3 phương diện rất chính yếu là đãi ngộ, tuyển dụng, đào tạo (30 - 32 %).
Qua những con số trên có thể thấy triết lý kinh doanh rất cần thiết và vô cùng quan trọng mà công ty không nên bỏ qua.