Dải gia tốc và ph−ơng pháp đo gia tốc

Một phần của tài liệu Giáo trình cảm biến công nghiệp ( ths hoàng minh công ) (Trang 118)

- ảnh h−ởng của điện trở mạch đo:

a)Dải gia tốc và ph−ơng pháp đo gia tốc

Theo nguyên lý cơ bản của cơ học, gia tốc là đại l−ợng vật lý thể hiện mối quan hệ giữa lực và khối l−ợng. Phép đo gia tốc có thể thực hiện qua việc đo lực (cảm biến áp điện, cảm biến cân bằng ngẫu lực) hoặc đo gián tiếp thông qua sự biến dạng hay di chuyển của vật trung gian.

Tuỳ theo mức gia tốc và dải tần của hiện t−ợng khảo sát ng−ời ta phân biệt các dải gia tốc sau:

- Đo gia tốc chuyển động của một khối l−ợng nào đó, trong đó chuyển động của trọng tâm luôn giữ ở tần số t−ơng đối thấp (từ 0 đến vài chục Hz), giá trị của gia tốc nhỏ. Các cảm biến th−ờng dùng là các cảm biến gia tốc đo dịch chuyển và cảm biến gia tốc đo biến dạng.

- Đo gia tốc rung của các cấu trúc cứng hoặc cấu trúc có khối l−ợng lớn, tần số rung đạt tới hàng trăm Hz. Cảm biến gia tốc th−ờng dùng là cảm biến từ trở biến thiên, đầu đo biến dạng kim loại hoặc áp điện trở.

- Đo gia tốc rung mức trung bình và dải tần t−ơng đối cao (~10kHz), th−ờng gặp khi vật có khối l−ợng nhỏ. Cảm biến gia tốc sử dụng là loại áp trở hoặc áp điện.

- Đo gia tốc khi va đập, thay đổi gia tốc có dạng xung. Cảm biến gia tốc sử dụng là các loại có dải thông rộng về cả hai phía tần số thấp và tần số cao.

Cảm biến đo gia tốc là cảm biến chuyển động không cần có điểm mốc, chúng khác với các cảm biến dịch chuyển bởi vì khi đo dịch chuyển của một vật ng−ời ta phải đo chuyển động t−ơng đối của vật đó so với một vật khác cố định lấy làm mốc.

Một phần của tài liệu Giáo trình cảm biến công nghiệp ( ths hoàng minh công ) (Trang 118)