5. NHTMCP Sài Gòn Công thương 100.000 53
2.2.2.7. Cơ chế và thể chế quản lý còn nhiều hạn chế
Luật Ngân hàng nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng còn nhiều nội dung bất cập với xu hướng phát triển hoạt động ngân hàng - đặc biệt là những nội dung về vị thế của Ngân hàng Nhà nước, chức năng, nhiệm vụ của Thống đốc và một số quan hệ giữa ngân hàng với các cấp ngành trong nền kinh tế quốc dân còn bị gò bó và lệ thuộc rất lớn. Theo đó, việc tổ chức, điều hành còn bị chồng chéo, cồng kềnh, còn nhiều hiện tượng lẫn lộn giữa luật với lệnh, giữa hoạt động kinh doanh với hoạt động chính sách, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng hoặc nhiều hoạt động ngân hàng phi chính thức còn tiếp tục tồn tại ngoài vòng kiểm soát của ngành. Cấu trúc hệ thống ngân hàng tuy phát triển mạnh mẽ về chiều rộng (cả khu vực quản lý lẫn khu vực kinh doanh) nhưng hiệu quả và chất lượng hoạt động kém.
Các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại các tỉnh, thành phố hiện hoạt động như là “Sở ngân hàng” của chính quyền địa phương hơn là chi nhánh của NHTƯ vì vậy làm cho hiệu quả quản lý NHTƯ bị hạn chế. Mô hình kinh doanh của các tổ chức tín dụng Việt Nam hiện nay vẫn mang tính chất “độc canh”, khoanh vùng với một cấu trúc sở hữu còn chưa khuyến khích quá trình cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tếđược phép kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng. Hơn nữa, trong quản trị ngân hàng chưa làm rõ được mỗi quan hệ giữa người sở hữu và người điều hành (principal - agent), nếu vẫn giữ nguyên mô hình sở hữu nhà nước 100%. Quyền hạn của một giám đốc ngân
hàng thương mại nhà nước là quá lớn, trong khi trách nhiệm rất khó xác định, dẫn đến tình trạng các khoản tín dụng mới liên tục tăng nhưng chẳng mấy ai quan tâm đến nợ xấu.