Nợ khê đọng của hệ thống ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM ở việt nam phần 2 (Trang 28 - 32)

5. NHTMCP Sài Gòn Công thương 100.000 53

2.2.2.9.Nợ khê đọng của hệ thống ngân hàng thương mạ

Thông thường, một ngân hàng được coi là hoạt động có hiệu quả khi tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) tối thiểu phải đạt từ 0,9-1% và được coi là đủ vốn khi hệ số đủ vốn (CAR) phải đạt tối thiểu 8%. Thế nhưng, năm 2003, ROA của bốn ngân hàng thương mại nhà nước chỉ khoảng 0,3%; năm 2004 là 0,61% và năm 2005 là 0,71%, hệ số đủ vốn vào cuối năm 2005 mới đạt 5,6%. Nếu trích dự phòng rủi ro đầy đủ thì hai chỉ số này chắc chắn còn nhỏ nữa. Bảng 2.8 dưới đây cho thấy, các chỉ tiêu ROE, ROA và CAR ở ngân hàng các nước trong khu vực đều đạt hoặc vượt mức chuẩn quốc tế. Như vậy, phần nào cho thấy các ngân hàng thương mại Việt Nam hoạt động hiện nay còn có hiệu quả và năng lực tranh thấp so với các nước trong khu vực.

Bảng 2.8. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của khu vực ngân hàng ở một số nước trong khu vực và Việt Nam.

Đơn v tính: % ROE ROA Ch tiêu/Nước 2003 2004 2005e 2003 2004 2005e HONGKONG 16,7 18,4 16,6 1,07 1,2 1,16 INDONESIA 23,6 26,1 21,9 2,18 2,74 2,4 MALAYSIA 13,2 9,8 11,7 1,08 0,85 1,05 SINGAPORE 10,2 11,6 11,4 1,15 1,36 1,1 TAIWAN 12,3 14,2 13 0,98 1,07 1,08 THÁI LAN 5,4 22,8 18,8 0,91 1,45 1,44 VIỆT NAM 6,54 6,53 6,5 0,38 0,41 0,42

Ch tiêu/Nước CAR NPL

HONGKONG 12,9 12,9 12,6 3,17 2,02 2,12 INDONESIA 27,6 26,9 23 7,65 3,87 6,37 INDONESIA 27,6 26,9 23 7,65 3,87 6,37 MALAYSIA 16,6 15,6 15,4 8,89 8,43 7,65 SINGAPORE 16,3 16,4 16,9 6,57 4,98 4,25 TAIWAN 11,5 12,3 13 2,78 2,02 1,9 THAILAND 15,3 13,8 13,4 17,17 13,96 10,22 VIETNAM* - - - 5,01 4,98 5,25

Không những hoạt động kém hiệu quả, vấn đề chất lượng tín dụng và nợ xấu cũng là điều đáng báo động. Tuy tỷ lệ nợ xấu trong báo cáo thường niên năm 2004 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khoảng 4,98% và so với các nước trong khu vực thì nợ quá hạn cũng chỉở mức trung bình, nhưng theo đánh giá của IMF và WB tại Việt Nam, cũng như các chuyên gia nghiên cứu độc lập thì tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam phải chiếm từ 15-30% (con số tuyệt đối từ 45.000-90.000 tỷđồng), cao hơn vốn điều lệ của các ngân hàng rất nhiều.

Đây thực sự là thách thức đối với các NHTM VN, nhất là các NHTM NN trong quá trình cải thiện tình trạng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Tình trạng và cơ cấu nợ quá hạn đôi khi không hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân các NHTM mà nó còn phụ thuộc vào mức độ rủi ro hệ thống của nền kinh tế. Đến lượt nó, yếu tố này lại liên quan đến những vấn đề mang tích chất thể chế và không thểđiều chỉnh trong ngắn hạn.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, rủi ro tín dụng hiện chiếm tỷ trọng 70% trong cơ cấu rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Con số này cao hơn nhiều so với thông lệ quốc tế (chỉ có 52%). Điều này cho thấy một thực trạng là hiện nay việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam còn hạn chế.

Sở dĩ có hiện tượng này là do cơ cu tin gi ca các ngân hàng thương mi chưa vng chc, phần lớn vốn sử dụng để cho vay của các ngân hàng là từ nguồn tiền gửi của các tổ chức và tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Hiện nay, 55,4% vốn huy động của các ngân hàng thương mại ở Hà Nội là của các tổ chức kinh tế-xã hội và các định chế tài chính (không phải các tổ chức tín dụng). Tỷ lệ này ở TP HCM là 51%. Đặc biệt, tiền gửi của các doanh nghiệp là các tổng công ty lớn (từ hàng chục đến hàng ngàn tỷ đồng) đều là nguồn vốn không kỳ hạn hoặc ngắn hạn, bất cứ lúc nào cũng bị rút đột ngột,

đã làm tăng nguy cơ mất cân đối vốn trong hoạt động của ngân hàng thương mại.

Theo phản ánh của một số ngân hàng, các khoản cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước đang có dấu hiệu tiếp tục tăng do khối xây dựng, giao thông đã hết thời hạn cơ cấu lại nợ nhưng vẫn không thanh toán được nợ. Nợ xấu cũng xuất hiện một số doanh nghiệp xuất khẩu nhạy cảm với những biến động của thị trường. Bên cạnh đó nợ đọng trong cho vay lĩnh vực bất động sản cũng không phải là ít...

Theo báo cáo thực hiện phân loại nợ của các ngân hàng thương mại cho thấy tình hình nợ xấu của hầu hết các ngân hàng thương mại đến thời điểm 31-12-2005 khá thấp. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của khối ngân hàng thương mại CP chủ yếu dưới 2%, trong khi tỷ lệ này đối với các ngân hàng thương mại nhà nước bình quân là 5,4%. Tuy nhiên hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại hiện nay còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và tình hình chất lượng tài sản có của các ngân hàng có thể xấu hơn số liệu đã báo cáo.

Mặc dù có những cố gắng nhưng trên thực tế các ngân hàng thương mại nhà nước vẫn yếu kém hơn so với mức độ được thừa nhận công khai. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, nợ tồn đọng chiếm trên 15% tổng dư nợ của nền kinh tế, hay hơn 8% GDP. Trong tổng số nợ xấu của các NHTM nhà nước có đến 60% là nợ không trảđược của các doanh nghiệp nhà nước. Các khoản nợ này đã được thẩm tra và nếu xác định do nguyên nhân bất khả kháng thì được Nhà nước cho khoanh hoặc xóa nợ. Do chưa có nguồn thu nên dù đã đưa ra khỏi dư nợ tín dụng, nhưng các NHTM vẫn hạch toán ở khoản nợ phải thu và vẫn là tài sản có của NHTM. Hoặc những khoản nợ quá hạn đã được xét cho tạm khoanh nhưng vẫn còn hạch toán ở tài khoản nợ quá hạn và như vậy vẫn còn nằm trong dư nợ tín dụng. Có thể nói rằng đây là số tài sản

không có thực nhưng NHTM phải theo dõi, phải hạch toán vào trong bảng cân đối cho đến khi nào có nguồn xử lý.

Hơn nữa, hiện nay các ngân hàng thương mại đang phải đối mặt với nguy cơ gia tăng tỷ lệ nợ xấu do có rủi ro trong thị trường bất động sản. Ước tính dư nợ cho vay mua sắm nhà ở và kinh doanh bất động sản đang ở mức 50.000 tỷ VND, chiếm 10% tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế (mua sắm nhà ở chiếm 50%). Trong đó 80% dư nợ có thời hạn cho vay từ 1-5 năm, 20% còn lại có thời hạn trên 5 năm. Tuy nợ xấu trong cho vay bất động sản hiện tại ở mức thấp, chiếm khoảng 2%, tỷ lệ này có nguy cơ gia tăng nếu thị trường bất động sản (BĐS) tiếp tục trầm lắng khi các khoản vay đến thời kỳ trả nợ. Theo một chuyên gia Viện khoa học Tài chính, tại TP HCM, tỷ lệ nợ xấu cho vay BĐS của các ngân hàng năm 2003 là 0,32%, năm 2004 là 0,67% và đến 2005 đã tăng vọt lên 1,25%.

Như vậy, qua phân tích ở trên chúng ta thấy hiện nay hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam còn khá nhiều bất cập và trở thành những thách thức lớn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời hội nhập kinh tế quốc tế. Để gia tăng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại từ đó làm tăng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng đòi hỏi phải các cơ quan quản lý nhà nước nhất là Ngân hàng Nhà nước phải có những định hướng và giải pháp đồng bộ cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, đồng thời bản thân các ngân hàng thương mại cũng phải phát huy nội lực, tích cực cơ cấu và đổi mới hoạt động của ngân hàng mình theo hướng chuẩn hóa quốc tế.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM ở việt nam phần 2 (Trang 28 - 32)