Chỉ định mô hình DEA

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM ở việt nam phần 2 (Trang 37 - 39)

5. NHTMCP Sài Gòn Công thương 100.000 53

2.3.2.1. Chỉ định mô hình DEA

Để lựa chọn các đầu ra và các đầu vào trong mô hình ước lượng hiệu quả của các ngân hàng, tôi đã sử dụng cách tiếp cận trung gian đó là cách tiếp cận coi các ngân hàng thương mại là các tổ chức trung gian tài chính thực hiện chức năng huy động vốn từ các tác nhân trong nền kinh tế sau đó cho các tác nhân kinh tế khác vay. Theo cách tiếp cận này, các đầu ra của các ngân hàng có thểđược đo bằng: tổng cho vay (thường bao gồm cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân), các hoạt động đầu tư và cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Trên thực tế, trong quản trị ngân hàng có hai biến số khác đó là thu về lãi và thu ngoài lãi cũng được coi như các đầu ra, tuy nhiên do thu từ lãi là phần thu chủ yếu của các món cho vay và đầu tư, sử dụng kiểm định tương quan cũng cho chúng ta hệ số tương quan giữa các biến số này khá cao (0,9776), bởi vậy khi đưa các biến này vào mô hình để tránh hiện tượng đa công tuyến chúng ta chỉ lựa chọn 2 trong 3 biến này.

Còn các đầu vào được lựa chọn trong mô hình có thể bao gồm số nhân viên hoặc chi cho nhiên viên (L), tư bản hiện vật (K), tiền gửi (D) và chi trả lãi. Trong đó tiền gửi bao gồm có tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm. Tư bản hiện vật (K) của ngân hàng chủ yếu được phản ánh bằng tài sản cốđịnh ròng hoặc được xấp xỉ bằng tổng tài sản trừđi các khoản cho vay và đầu tư. Chi trả lãi là chi phí của vốn vay mà trong đó tiền gửi là một bộ phận chủ yếu. Như vậy, khi đưa các biến này vào mô hình ước lượng DEA để tránh đa cộng tuyến chúng ta chỉđược chọn một trong hai biến sốđó. Kết quả phân tích tương quan giữa hai biến số này cũng cho ta hệ số tương

quan là 0,944 như vậy nó hoàn toàn minh chứng cho việc quyết định lựa chọn biến là đúng đắn.

Hơn nữa, để xác định xem các đầu vào và đầu ra phù hợp với bộ số liệu của các ngân hàng thu thập được, tôi đã sử dụng kiểm định tương quan hạng Spearman. Thủ tục được thực hiện như sau, trước hết chúng ta tính hiệu quả kỹ thuật cho 4 mô hình bằng việc sử dụng bộ số liệu của năm 2005 bao gồm 32 ngân hàng. Trong đó, mô hình 1 là mô hình được lựa chọn làm mô hình gốc và 3 mô hình còn lại được sử dụng phân tích ‘‘nhạy’’ để thấy được sự khác biệt trong hiệu quả kỹ thuật.

Bảng 2.10. Kết quả phân tích lựa chọn các biến đầu vào, đầu ra

Các ch tiêu Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4

Đầu ra

Tổng dư nợ cho vay * *

Thu lãi * * *

Thu ngoài lãi * * * *

Đầu vào

Chi cho nhân viên * * *

Tư bản * * * *

Tổng vốn huy động * * * *

Số lượng lao động *

Kết quảước lượng

Hệ số tương quan Spearman (SCC)

kiểm định ở mức ý nghĩa 5% - 0,949 0,752 0,908 Hiệu quả trung bình (Mean) 0,820 0,854 0,815 0,844

Độ lệch chuẩn (Std. Dev.) 0,152 0,139 0,151 0,154 Hiệu quả nhỏ nhất (Minimum) 0,495 0,497 0,462 0,530 Số ngân hàng đạt hiệu quả toàn bộ 7 9 8 9

Kết quả kiểm định tương quan hạng Spearman của mô hình 2 với mô hình 1, mô hình 3 với mô hình 1 và mô hình 4 so với mô hình 1 ở bảng 2.10 cho thấy hệ số tương quan với mô hình 1 khá cao lần lượt bằng 0,949; 0,752 và 0,908 như vậy mô hình 1 là mô hình thích hợp nhất đối với bố số liệu thu thập được. Như vậy, dựa trên kết quả phân tích ở trên, mô hình DEA được lựa chọn trong việc ước lượng hiệu quả kỹ thuật bao gồm 2 biến đầu ra và 3 biến đầu vào. Trong đó các biến sốđầu vào và đầu ra được định nghĩa như sau: • Các đầu vào bao gồm:

o Tổng tài sản cốđịnh ròng (K) o Tổng chi cho nhân viên (L) o Tổng vốn huy động (DEPO) • Các đầu ra:

o Thu về lãi và các khoản tương đương (Y1) o Thu phi lãi và các khoản tương đương (Y2)

Để có thể tính được hiệu quả chi phí, hiệu quả phân bổ và hiệu quả quy mô chúng ta cần biết thêm các thông tin về giá của các đầu vào. Thông thường giá của 3 đầu vào này được tính xấp xỉ như sau:

o Giá của tư bản (W1) = Chi về tài sản/Tổng tài sản cốđịnh ròng. o Giá của lao động (W2) = Chi cho nhân viên/tổng số nhân viên

o Giá của vốn huy động (W3) = chi trả lãi và các khoản chi tương đương/DEPO

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM ở việt nam phần 2 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)