CÁC ĐIỀU KIỆN

Một phần của tài liệu MÁY ĐIỆN MỘT CHIỀU (Trang 90 - 92)

Để cho các máy phát điện làm việc có lợi nhất khi phụ tải thay đổi mà vẫn đảm bảo an toàn cung cấp điện, người ta thường nối chúng lại với nhau theo 2 cách:

· Ghép nối tiếp cực dương của máy sau nối với cực âm của máy trước.

· Ghép song song: các cực cùng dấu.

Ghép nối tiếp có nhược điểm là khi một máy bị hỏng cắt ra, các máy khác cũng bị ngừng cả, do đó trong thực tế ta thường ghép song song.

Điều kiện để ghép các máy phát điện một chiều song song là:

· Các cực cùng tên dấu với nhau: Điều kiện

thứ nhất phải đảm bảo chặt chẽ vì nếu không sau khi đóng cầu dao ghép song song, 2 máy phát

điện I và II sẽ nối tiếp nhau tạo thành mạch vòng kín không qua điện trở tải, gây nên tình trạng ngắn mạch của cả 2 máy.

· Trị số các sức điện động phải bằng nhau:

nếu điều kiện này không thỏa thì sau khi ghép vào máy II hoặc nhận tải đột ngột (nếu E>U) làm cho điện áp của lưới điện thay đổi hay làm việc theo chế độ động cơ (nếu E<U)

· Nếu những máy làm việc song song thuộc loại máy phát điện kích thích hỗn hợp thì phải nối dây cân bằng giữa các điểm m và n: nếu

không có dây cân bằng thi sau khi ghép song song, nếu ví dụ vì lý do nào đó tốc độ của máy II tăng lên thì sức điện động E2 sẽ làm cho dòng điện I2 tăng. Vì các dây quấn kích thích song song và nối tiếp của máy phát điện kích thích hỗn hợp thường được nối thuận nên khi I2 tăng thì E2 cũng tăng và cứ như vậy làm cho máy II giành hết tải của máy I và bị quá tải trong khi máy I giảm tải dần và chuyển sang chế độ động cơ. Nếu có dây cân bằng thì dòng điện phần ứng của máy II tăng sẽ được phân phối cho dây quấn kích thích nối tiếp của cả 2 máy làm cho sức điện động của cả 2 máy tăng lên và không xảy ra hiện tượng trên.

Máy phát điện một chiều làm việc song song: kích thích song song và hỗn hợp

Một phần của tài liệu MÁY ĐIỆN MỘT CHIỀU (Trang 90 - 92)