DÂY QUẤN SÓNG ĐƠN

Một phần của tài liệu MÁY ĐIỆN MỘT CHIỀU (Trang 27 - 31)

1. Bước dây quấn

Đặc điểm của dây quấn sóng là hai đầu của phần tử nối với hai phiến góp cách rất xa nhau và hai phần tử nối tiếp nhau cũng cách xa nhau nên nhìn cách đấu gần giống như làn sóng Cách xác định bước dây quấn y1 giống như dây quấn xếp đơn, chỉ khác ở yG. Khi chọn yG, trước hết yêu cầu sức điện động sinh ra trong hai phần tử nối tiếp nhau cùng chiều, như vậy sức điện động mới có thể cộng số học với nhau được. Muốn thế thì hai phần tử đó phải nằm dưới các cực từ cùng cực tính, có vị trí tương đối gần giống nhau trong từ trường, nghĩa là cách nhau một khoảng bằng hai bước cực. Mặt khác các phần tử nối tiếp nhau sau khi quấn vòng quanh bề mặt phần ứng phải trở về bên cạnh phần tử đầu tiên để lại tiếp tục nối với các phần tử khác quấn vòng thứ hai. Như vậy, nếu máy có p đôi cực thì muốn cho các phần tử nối tiếp nhau đi một vòng bề mặt phần ứng, phải có p phần tử. Hai phiến đổi chiều nối với hai đầu của phần tử cách xa nhau yG phiến, do đó muốn cho khi quấn xong vòng thứ nhất đầu cuối của phần tử phải kề với đầu đầu của phần tử

đầu tiên thì số phiến đổi chiều mà các phần tử vượt qua phải bằng: p.yG =G±1 và ta có: p

GyG = ±1 yG = ±1

Từ các công thức về bước dây quấn trên ta thấy, mặc dù 2 phần từ nối tiếp nhau ở dưới các cực từ cùng cực tính nhưng vị trí tương đối trong từ trường không hoàn toàn như nhau, vì khoảng cách rãnh giữa hai phần tử đó là: p p Z p Z p G y y nt nt G 1 1 1= ± = ± ± = =

2. Giản đồ khai triển của dây quấn

Ví dụ có dây quấn sóng đơn với 2p = 4, G = S = Znt = 15.

a. Bước dây quấn

· 4 3 3 4 15 2 1 = ±ε = − = p Z y nt

, chọn dây quấn bước ngắn.

· 2 7 1 15 1= − = ± = p G yG

, chọn dây quấn trái

· y= yG =7; y2 = yy1=7−3=4

b. Thứ tự nối các phần tử

Cách vẽ vị trí cực từ và chổi than trong giản đồ triển khai giống như ở dây quấn xếp. Theo thứ tự nối các phần tử ta thấy, phần tử 1 nối với phần tử 8 rồi với phần tử 15, cách nhau 7 phần tử. Nhìn trên giản đồ khai triển ta thấy, các cạnh tương ứng của các phần tử ấy đều nằm dưới các cực từ cùng cực tính, ví dụ cạnh thứ nhất của các phần tử 1,8,15 đều nằm dưới cực S. Nhưng sau khi nối đến phần tử thứ 5 trở đi thì tất cả các phần tử sẽ nằm ở dưới cực N cho đến khi nối thành mạch kín.

Như vậy dù máy có bao nhiêu đôi cực thì quy luật nối dây quấn này vẫn là: trước hết nối nối tiếp tất cả các phần tử ở dưới các cực từ có cùng cực tính lại sau đó nối các phần tử ở dưới các cực từ có cực tính khác cho đến khi hết.

d. Số đôi mạch nhánh.

Có thể dùng đa giác sức điện động để xác định nhanh chóng số đôi mạch nhánh của dây quấn sóng đơn. Theo hình tia sức điện động, góc độ điện giữa 2 phần tử kề nhau là: 0 0 48 15 360 . 2 360 . = = = S p α .

Khi vẽ hình tia sức điện động ta không thấy véc tơ sức điện động nào trùng nhau, do đó ta chỉ có 1 đa giác sức điện động và do đó chỉ có một đôi mạch nhánh. Ta có a=1.

Hình tia và đa giác sức điện động của dây quấn phần ứng sóng đơn

Về lý luận ta thấy chỉ cần 2 chổi than cũng đủ (vì chỉ có một đôi mạch nhánh) nhưng ta vẫn thường đặt số chổi than bằng số cực từ nhằm phân bố dòng điện trên nhiều chổi than hơn, làm giảm kích thước chổi than và chiều dài của vành góp.

Điều quan trọng là phải đảm bảo tính đối xứng của cả 2 mạch nhánh. Theo hình trên ta thấy có 5 phần tử bị ngắn mạch và khép kín qua chổi than (2,5,6,9,13) nên trong mỗi mạch nhánh chỉ còn lại 5 phần tử, nghĩa là chúng đối xứng nhau.

Một phần của tài liệu MÁY ĐIỆN MỘT CHIỀU (Trang 27 - 31)