Để phân tích và lựa chọn cổ phiếu, nhà đầu tư thường mất khá nhiều thời gian và công sức nghiên cứu về các công ty được niêm yết để có được những quyết định đúng đắn chứ không phải trông đợi vào sự may rủi. Nhà đầu tư cần hiểu rõ về công ty, tiếp đó là phân tích về thị trường, phân tích về ngành kinh tế, phân tích về công nghệ, phân tích về nguồn cung cấp, phân tích tài chính và phân tích rủi ro.
1. Phân tích về thị trường.
Nhà đầu tư cần biết chính xác công ty đang hoạt động trong lĩnh vực nào, một công ty có thể đăng ký hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực nhưng thực sự công ty chỉ hoạt động chính trên một vài lĩnh vực, những lĩnh vực đó sẽ mở rộng hay thu hẹp trong tương lai; công ty sản xuất sản phẩm gì, sản phẩm đó so sánh với các sản phẩm cùng loại có những điểm
Hướng dẫn đầu tư chứng khoán 62
mạnh, điểm yếu nào; những công ty nào cũng sản xuất những sản phẩm tương tự và liệu họ có thể chiếm thị phần của công ty hay không; nhóm khách hàng chủ yếu có tiếp tục sử dụng sản phẩm của công ty trong tương lai hay không...?
2. Phân tích về ngành
Ngành kinh tế mà công ty hoạt động có khả năng tăng trưởng mạnh hay suy yếu trong tương lai; khi nền kinh tế suy thoái thì ngành kinh tế bị ảnh hưởng bởi mức độ nào; Khi có quá nhiều doanh nghiệp đầu tư vào ngành thì tỷ suất lợi nhuận có giảm?
3. Phân tích về công nghệ
Công nghệ hiện tại có phải là công nghệ thích hợp không; công nghệ đó có bị lạc hậu và phải thay thế bởi công nghệ khác trong thời gian tới hay không; công nghệ có gây ô nhiễm môi trường hay không và chi phí để xử lý ô nhiễm môi trường là bao nhiêu?
4. Phân tích tài chính
Nhà đầu tư thường xem xét rất kỹ bản báo cáo kiểm toán và các bản báo cáo tài chính của công ty và phần diễn giải của báo cáo kiểm toán.
5. Xem xét kế hoạch kinh doanh
Điểm quan trọng nhất trong bản kế hoạch kinh doanh của một công ty là tính khả thi của nó, không phải là nhân những kết quả trong quá khứ với một hệ số nào đó. Làm thế nào để đạt được doanh số như trong bản kế hoạch kinh doanh, những yếu tố về thị trường được xem xét ở trên làm thay đổi doanh số như thế nào và các chi phí trong tương lai sẽ biến đổi ra sao?
Sau khi phân tích, bạn sẽ có được một cái nhìn về công ty và những đánh giá riêng của mình về hoạt động cũng như khả năng sinh lợi của công ty trong tương lai. Tuy nhiên, bạn cũng cần cập nhật liên tục kết quả hoạt động của công ty và các thông tin liên quan đến công ty, hay xem xét những yếu tố cả những yếu tố thuận lợi và khó khăn để có thể đánh giá được công ty đã hoặc sẽ đạt được bao nhiêu phần trăm những mục tiêu trong kế hoạch
Hướng dẫn đầu tư chứng khoán 63
kinh doanh đề ra chứ không phải là đạt được bao nhiêu phần trăm kết quả so với cùng kỳ năm trước.
Hướng dẫn đầu tư chứng khoán 64
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ