Một số nhà kinh doanh chứng khoán (CK) cho rằng khi mua một cổ phiếu (CP) tức là mua một phần hoạt động kinh doanh của công ty, vì vậy trước khi quyết định đầu tư, nhà đầu tư
cần xác định được giá CP và khả năng hoạt động của công ty đó.
Sau đây là một số đánh giá tiêu biểu về hoạt động kinh doanh của các công ty để các nhà đầu tư quyết định trước khi mua cổ phiếu.
Giá cả và chất lượng là những yếu tố quan trọng
Muốn đánh giá một công ty thì các nhà đầu tư phải áp dụng nhiều phương pháp và công cụ khác nhau. Những công cụ này bao gồm tỷ số P/E (thị giá trên cổ tức), lợi nhuận trên vốn sở hữu, thu nhập ròng... Tuy vậy, các công cụ trên thường khiến bị lúng túng bởi chúng không đem lại kết quả thống nhất.
Tốt hơn hết nên chia chúng thành hai loại dựa trên hai tiêu chí là giá cả và chất lượng, qua đó tìm lời giải cho hai câu hỏi:
Hướng dẫn đầu tư chứng khoán 39
- Thứ nhất, có phải đó là một công ty tăng trưởng khá hay không? - Thứ hai, giá CP của công ty hiện có hấp dẫn hay không?
Nếu không quan tâm đến hai câu hỏi trên có thể dẫn tới sai lầm khi mua CP của một công ty mặc dù là tốt nhưng với giá rất cao, hoặc sẽ sai lầm khi nhanh chóng "chộp" CP của một công ty mà giá của CP đó chỉ bằng một nửa giá.
Ngoài ra, còn một số phương pháp để đánh giá chất lượng một công ty thể hiện qua cách đặt câu hỏi như ... có phải đó là công ty không có các khoản nợ hoặc các khoản lợi phải thanh toán? Có phải đó là công ty có nhiều tiền mặt? Có phải hoạt động của công ty tạo ra nhiều tiền mặt và công ty sử dụng số tiền mặt đó một cách có hiệu quả?...
Thông thường, các nhà đầu tư khi định giá một công ty không quan tâm đến việc phải mua một CP với giá bao nhiêu mà phải so sánh giá các CP với nhau, giá CP với lợi nhuận của công ty. Chẳng hạn như họ sử dụng tỷ số giá trên cổ tức (P/E) để so sánh giá cổ tức trên mỗi CP.
Một số công ty hoàn toàn không được định giá dựa vào thu nhập mà thường được định giá dựa vào tỷ số giá trên doanh thu, tức là so sánh giá mỗi CP với doanh thu trên mỗi CP. Một tỷ số khác cũng dựa trên thu nhập của công ty là PEG. Đây là tỷ số so sánh giữa P/E với mức tăng lợi nhuận của công ty.
Bên cạnh đó cũng có thể định giá CP bằng cách dự đoán thu nhập của công ty trong các năm tới và chiết khấu thu nhập trên về giá trị hiện tại của chúng. Giá CP của một công ty cơ bản là sự phản ánh tất cả các khoản thu nhập của nó trong tương lai được chiết khấu về hiện tại với một tỷ lệ lợi suất chiết khấu thích hợp.
Ví dụ: Nếu theo sự tính toán, tổng các khoản thu nhập trong tương lai chiết khấu về hiện tại ở mức giá 30.000 đồng/CP, trong khi CP hiện đang giao dịch với giá 20.000 đồng/CP thì sẽ mua được CP với mức giá thực sự có lời.
Hướng dẫn đầu tư chứng khoán 40
Đánh giá giá trị thực của một công ty
Khi đã biết được chất lượng và giá cả của một công ty thì có thể bắt đầu việc nhận xét xem giá trị thực của công ty là bao nhiêu. Nên biết rằng có nhiều cách thức đầu tư và nhiều cách xác định giá CP. Một số nhà đầu tư tập trung trước tiên vào việc tìm kiếm những công ty đang bị định giá thấp hơn giá trị thực chất vì họ rất quan tâm đến giá CP.
Một số nhà đầu tư khác lại quan tâm đến giá CP nhưng tập trung nhiều hơn đến chất lượng của công ty và một số chỉ tìm kiếm các công ty có tốc độ tăng trưởng nhanh mà hoàn toàn không quan tâm đến giá cả hay chất lượng, họ chỉ tập trung chủ yếu vào biểu đồ biến động giá và khối lượng giao dịch của CP...
Sau đây là một trong những cách đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty trước khi nhà đầu tư quyết định mua cổ phiếu.
Bí quyết trong phân tích hoạt động kinh doanh
Một trong những bí quyết thành công của các nhà đầu tư là nên mua CP của những công ty mà biết rõ nhất và bạn phải thường xuyên cập nhật thông tin về công ty này.
Một vài bước có thể giúp để mở rộng sự hiểu biết về hoạt động của công ty là:
- Thứ nhất, cố gắng tìm hiểu về các sản phẩm và dịch vụ của công ty, nắm được các tiến bộ trong chất lượng của sản phẩm, dịch vụ và nhu cầu của thị trường đối với những sản phẩm, dịch vụ này.
- Thứ hai, đọc tất cả các thông tin có liên quan đến công ty trên sách, báo, tạp chí... - Thứ ba, tìm hiểu mô hình kinh doanh của công ty là gì? Công ty kiếm tiền bằng cách nào? Công ty được tổ chức ra sao? Liệu mô hình kinh doanh của công ty có thay đổi trong những năm tới không?
- Thứ tư, phân tích môi trường cạnh tranh của công ty, phải biết đâu là các đối thủ cạnh tranh của công ty? Liệu công ty có đủ sức cạnh tranh với các đối thủ đó hay không? Công ty có những lợi thế và những bất lợi gì so với các đối thủ? Ngành công ty hoạt động đang thay đổi như thế nào và đâu là những thách thức công ty phải đối mặt?
Hướng dẫn đầu tư chứng khoán 41
- Thứ năm, phân tích những rủi ro của công ty. Có thể xem giải thích của Ban điều hành công ty trong Bản cáo bạch về một số rủi ro mà công ty có thể gặp.
- Thứ sáu, "nghiền ngẫm" những con số xem doanh thu của công ty tăng trưởng như thế nào? Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu và lợi nhuận gộp của công ty là bao nhiêu?
Ngoài các biện pháp nêu trên còn có thể nói chuyện với những người am hiểu về lĩnh vực kinh doanh của công ty, chẳng hạn như các nhân viên công ty, các nhà cung cấp và các đại lý bán sản phẩm của công ty, khách hàng của công ty hay những người có liên quan đến các đối thủ cạnh tranh của công ty... để xem họ đánh giá thế nào về hoạt động hiện tại và triển vọng tương lai của công ty.
Đây là những vấn đề cần quan tâm khi đánh giá hoạt động kinh doanh của một công ty trước khi quyết định đầu tư CP. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các nhà đầu tư đưa ra những quyết định chính xác và đạt được kết quả khả quan khi đầu tư vào CP.