Sẽ không còn hiệu quả nếu đầu tư theo kiểu "phong trào"

Một phần của tài liệu đầu tư chứng khoán, hướng dẫn đầu tư chứng khoán (Trang 32 - 33)

Nếu như trước đây cổ phiếu (CP) là thứ hàng hóa hấp dẫn vì "hễ mua được là có lời" khiến các nhà đầu tư sẵn sàng "dốc hết hầu bao" đổ xô đi mua thì nay lại nhường chỗ cho tình trạng "ếẩm".

Theo số liệu thống kê của Phòng giao dịch thuộc Trung tâm Giao dịch chứng khoán Tp.HCM (TTGDCK) cho thấy số lượng lệnh đặt mua CP đang có xu hướng giảm mạnh. Các chuyên gia phân tích cho rằng nguyên nhân chính khiến là do tác động của quyết định giới hạn lượng CP đặt mua (mỗi nhà đầu tư chỉ được phép đặt mua tối đa 2.000 CP trong mỗi phiên giao dịch cho một loại CP).

Hướng dẫn đầu tư chứng khoán 33

trường hiện nay là mua CP dễ nhưng ít người mua. Trong bối cảnh này, khi mà các chính sách điều hành thị trường thiếu nhất quán như vậy, các nhà đầu tư ngần ngại mua vào vì sợ rằng CP rớt giá bất ngờ lại là điều dễ hiểu. Còn các nhà đầu tư đang giữ trong tay CP giờ lại tiếc không bán ra vì đã lỡ mua vào với giá cao nên không chịu bán ra ở mức giá thấp. Chính tâm lý "bán thì thương, vương thì nợ" của các nhà đầu tư khiến cho các CP lâm vào tình trạng "ế ẩm" như hiện nay.

Các chuyên gia phân tích nhận định rằng TTCK Việt Nam sắp tới giai đoạn "khó mua, khó bán". "Khó" không có nghĩa là "thiếu" hàng hóa để mua bán mà là không phải khi nào nhà đầu tư đặt lệnh là có thể bán được CP hoặc nếu mua được CP là có lời. Muốn "mua được, bán được" trong thời gian tới thì các nhà đầu tư cần phải có sự phân tích đánh giá về từng loại CP, phải biết nhận định và đưa ra các dự báo về tình hình để ra quyết định đầu tư. Nhìn nhận về tình hình TTCK thời điểm hiện nay, nhiều nhà đầu tư nói: "Giờ đây đầu tư vào các CP không hiệu quả như trước bởi vì khối lượng CP đặt mua bị khống chế. Hơn nữa giá CP lại lên xuống thất thường. Khi đặt lệnh lên thì giá lại xuống còn khi đặt lệnh xuống thì giá lại lên".

Nhìn lại diễn biến các phiên giao dịch từ đầu tháng 07/2001 đến nay có thể thấy nhận xét của các nhà đầu tư hoàn toàn có cơ sở khi mà diễn biến giao dịch không lặp lại "điệp khúc" tăng giá như trước đây mà mỗi loại CP đều có "đường đi" riêng.

Các chuyên gia phân tích thị trường cho rằng giá CP đang diễn biến theo hướng mang tính thị trường hơn. Hay nói cách khác, giá CP không lên (hoặc xuống) theo một đường thẳng mà biến đổi lúc lên, lúc xuống, lúc đứng yên... một cách linh hoạt. Xu hướng này sẽ biểu hiện rõ nét hơn một khi trên thị trường có thêm hàng hóa niêm yết. Tuy nhiên, xu hướng này là tích cực cho thị trường nhưng sẽ lại bất lợi cho các nhà đầu tư không biết phân tích, đánh giá mà chỉ biết "cắm đầu, cắm cổ" đầu tư theo "phong trào".

Một phần của tài liệu đầu tư chứng khoán, hướng dẫn đầu tư chứng khoán (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)