Mục đích:
Khám phá sự tổn thương và sợ hãi dẫn đến tức giận; yêu cầu viết ra 2 ví dụ. Bắt đầu bằng một bài hát về Hòa bình.
Thảo luận: Nói: “Hôm trước, chúng ta đã thảo luận về một số vấn đề dẫn đến bất hòa và
đã liệt kê danh sách các vấn đềđó. Bây giờ, chúng ta hãy cùng nhau xem chúng có liên quan gì đến các câu hỏi được đặt ra trong quá trình giải quyết bất hòa không”.
Hãy lấy bất kỳ một vấn đề nào trong danh sách (Chẳng hạn như: mắng chửi nhau…) và đặt ra những câu hỏi sau:
Bạn cảm thấy thế nào khi điều đó xảy ra? (Nếu câu trả lời là giận dữ, hãy tiếp tục hỏi: Cảm xúc nào nằm bên dưới cảm xúc giận dữ đó?)
Bạn muốn người kia dừng hành động nào lại?
Thay vào đó, bạn muốn họ làm gì?
Giải pháp nào có lợi cho mỗi người trong cuộc?
Hãy nói: “Ở một số khía cạnh nhất định, con người là đơn giản. Khi chúng ta trở nên cáu giận, thì bên dưới cơn giận đó là sự tổn thương, nỗi sợ hãi hay bối rối. Đầu tiên, sự tổn thương và sợ hãi sẽ xuất hiện khi người ta cảm thấy mình không được đánh giá cao, không được tôn trọng, hay yêu mến. Một số người cảm thấy bị tổn thương và một số khác thì giải quyết nó bằng cách trở
nên giận dữ.” Nhắc lại những gì bạn vừa nói và minh họa điều đó lên bảng:
Ứng dụng khái niệm: Đề nghị học viên nghĩ về những gì đã xảy ra hay một lần nào đó họ cảm thấy như vậy khi có chuyện xảy ra với họ. Nếu họ không thể nghĩ ra ngay được, hãy đưa ra một số ví dụ từ bảng liệt kê các bất hòa đã làm trước đây, hay sử dụng một ví dụ của riêng bạn.
Hoạt động: Hướng dẫn học viên lấy hai ví dụ, ứng dụng khái niệm trên. Đề nghị họ sử dụng
một ví dụ liên quan đến chính bản thân mình khi họ ở trong tình trạng này.
Hướng dẫn học viên hình thành từng cặp, hoặc từng nhóm nhỏ để thảo luận xem điều gì họ muốn người khác không làm đối với mình, và hành vi ứng xử nào họ muốn người khác dành cho mình.
Bài học cơ bản 10