Sự ra đời và phát triển của thị trƣờng vốn Việt Nam

Một phần của tài liệu luận văn tiến sĩ thị trường vốn ở việt nam (Trang 75 - 77)

Thị trƣờng vốn ở Việt Nam ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn trong quá trình phát triển kinh tế và thúc đẩy quá trình đổi mới các doanh nghiệp nhà nƣớc. Nền kinh tế Việt Nam đƣợc định hƣớng chuyển sang cơ chế thị trƣờng kể từ Đại hội Đảng cộng sản lần VI năm 1986. Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trƣờng, có hai vấn đề nổi lên:

Thứ nhất là nhu cầu về huy động vốn cho quá trình phát triển kinh tế xã hội.

Thứ hai, thúc đẩy quá trình cổ phần hoá, nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế quốc doanh.

Thông qua hoạt động của thị trƣờng vốn, Chính phủ có thể phát hành các loại trái phiếu chính phủ nhằm tài trợ cho các dự án phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, hoạt động của thị trƣờng vốn cung cấp tính thanh khoản cho các loại công cụ tài chính dài hạn, và nhƣ vậy sẽ giúp cho việc thực hiện thành công chính sách cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nƣớc.

Ngay từ đầu những năm 1990, việc phát triển thị trƣờng vốn mà cụ thể là thị trƣờng chứng khoán đã đƣợc các cơ quan của Chính phủ triển khai. Sự phát triển của thị trƣờng vốn ở Việt Nam có thể đƣợc chia làm ba giai đoạn quan trọng. Giai đoạn đầu từ đầu những năm 1990 tới năm 2000 là bƣớc chuẩn bị cho việc thành lập và đi vào hoạt động của thị trƣờng chứng khoán với sự thành lập của Uỷ ban Chứng khoán nhà nƣớc, các Trung tâm giao dịch chứng khoán và hệ thống cơ sở pháp lý ban đầu cho hoạt động chứng khoán nhƣ Luật doanh nghiệp. Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ năm 2000 kể từ khi Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động cho đến hết năm 2005. Tháng 6/2006 khi Quốc hội thông qua Luật chứng khoán đánh dấu quá

trình hoàn thiện cơ sở pháp lý và củng cố hoạt động của thị trƣờng chứng khoán. Giai đoạn 3 từ năm 2006 đến năm 2009 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của thị trƣờng chứng khoán và sau đó là sự giảm giá kéo dài trên thị trƣờng do tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô và sự suy thoái kinh tế trên phạm vi toàn thế giới. Bảng 2.1 tóm tắt những cột mốc chính đánh dấu sự phát triển của thị trƣờng vốn ở Việt Nam.

Bảng 2.1 Các cột mốc chính đánh dấu sự phát triển của thị trƣờng vốn ở Việt Nam

Ngày Sự kiện

1990 Luật Doanh nghiệp đƣợc thông qua và có hiệu lực

6/11/1993 Quyết định số 207/QĐ-TCCB của Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc với nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng đề án và chuẩn bị các điều kiện để thành lập TTCK

29/6/1995 Quyết định số 361/QĐ-TTg thành lập Ban Chuẩn bị tổ chức TTCK giúp Thủ tƣớng Chính phủ chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng TTCK ở Việt Nam

28/11/1996 Nghị định số 75/CP của Chính phủ thành lập Uỷ ban Chứng khoán Nhà nƣớc

20/7/2000 Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh khai trƣơng hoạt động

28/7/2000 Phiên giao dịch đầu tiên của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với 2 cổ phiếu có mã giao dịch là REE và SAM

8/3/2005 Giao dịch thứ cấp tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội bắt đầu đƣợc thực hiện

Ngày Sự kiện

định hành lang pháp lý cao nhất trong lĩnh vực chứng khoán 8/8/2007 Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chính Minh chính thức

đƣợc khai trƣơng

2/6/2008 Thị trƣờng trái phiếu chuyên biệt hình thành theo Quyết định số 352/QĐ-UBCK ngày 16/5/2008.

24/6/2009 Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đƣợc khai trƣơng

24/6/2009 Khai trƣơng Thị trƣờng giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chƣa niêm yết (UPCoM) với 10 công ty đại chúng đăng ký giao dịch

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Ở mức độ pháp lý thấp hơn, Chính phủ và Bộ Tài chính cũng đã ban hành hàng loạt các Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn cụ thể việc triển khai các qui định trong Luật Chứng khoán.

Một phần của tài liệu luận văn tiến sĩ thị trường vốn ở việt nam (Trang 75 - 77)