Trồng cây phủ đất trên v−ờn cao su ở thời kỳ kiến thiết cơ bản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cây trồng ngắn ngày và cây phủ đất xen giữa các hàng cao su trên vường cao su nông hộ ở thời kỳ kiến thiết cơ bản tại đăck lắc (Trang 42 - 46)

- Chất l−ợng v−ờn cây năm

1.4.6.Trồng cây phủ đất trên v−ờn cao su ở thời kỳ kiến thiết cơ bản

Hiện nay, đất giữa hàng cao su th−ờng đ−ợc trồng xen các cây hoa màu, l−ơng thực ngắn ngày. Tuy nhiên, trên các vùng đất nghèo dinh d−ỡng, đất triền dốc hoặc ở những vị trí xa nơi ở của công nhân cao su th−ờng không đ−ợc trồng xen nên các loại cỏ dại nhất là cỏ tranh mọc rậm rạp gây hại cho cây cao su. Ngoài ra, trên các diện tích đã trồng xen hoa màu, l−ơng thực đến

năm thứ 4 phải ngừng trồng để sau đó trồng các loại cây thảm phủ nhất là các loại cây chịu đ−ợc bóng rợp nhằm hạn chế cỏ dại và tăng c−ờng dinh d−ỡng cho v−ờn cao su.

- Chauvin (1926 - 1927) đã thu thập và thử nghiệm tại Pleiku một tập đoàn cây phân xanh gồm 62 giống bản địa và nhập nội từ Jakarta. Kết quả đã chọn đ−ợc 12 giống phân xanh thích hợp để làm cây tiên phong cải tạo đất hoặc trồng xen trong v−ờn cây lâu năm nh− cao su, chè, cà phê... Những cây đó là đậu triều (Cajanus), đậu lông (Calopogonium mucunoides), đậu ma (Centrosema pubescens), lục lạc mũi mác (Crotalaria anagyroides), muồng lá tròn (Crotalaria striata), muồng lá dài (Crotalaria urasamoiensis), trinh nữ (Mimosa invisa), cốt khí (Tephrosia candida)...

- Từ năm 1949 - 1952 tại Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Blao (Lâm Đồng), một tập đoàn cây phân xanh phủ đất họ đậu gồm 21 loại cây đã đ−ợc Chavaney và Lanfranchi khảo nghiệm và chọn đ−ợc năm cây tốt nhất là đậu triều (Cajanus), cốt khí (Tephrosia maxima), cốt khí (Tephrosia vogelii), muồng lông (Cassia hirsuta) và quỳ dại (Tithonia sp.).

- Watson (1969) [82] cho biết vào năm thứ hai sau khi trồng cây phủ đất, trên mỗi ha cao su tích lũy đ−ợc 284 kg N; 25 kg P2O5; 110 kg K2O; 34 kg MgO và 114 kg CaO, khuyến cáo giảm l−ợng phân bón cho cao su.

- Theo Warriar (1969) [81] với những cây phủ đất họ đậu thân bò nh− calo.c, calo.m, kudzu... nên trồng hỗn hợp vì chúng tạo đ−ợc thảm, giữ đ−ợc thảm qua mùa khô và tồn tại qua các năm.

- Pushparajah (1970) [66] cho rằng trên v−ờn cao su có trồng cây phủ đất họ đậu có thể không cần bón đạm trong 6 năm kiến thiết cơ bản và 8 năm kinh doanh đầu. Đồng thời rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản từ 81 tháng xuống còn 61 - 56 tháng.

- Cỏ tiga (Stylosanthes guayanensis còn có các tên alfafa nhiệt đới, mục túc Brazil, stylo.g) đã từng đ−ợc chọn là cây trồng xen làm thảm phủ trong

v−ờn cao su do nó vừa có thể chịu rợp, vừa có thể chịu hạn trong mùa khô, lá xanh quanh năm và còn có thể làm nguồn thức ăn gia súc vì giá trị dinh d−ỡng của bột lá. Theo D−ơng Hữu Thời (1982) [28] thì 1 kg bột cỏ tiga khô t−ơng đ−ơng với 0,5 đơn vị thức ăn; thành phần các axid amin trong protein của cỏ tiga giàu hơn trong protein của đậu xanh (Phaseolus aureus). Song để đảm bảo giữ đ−ợc giá trị dinh d−ỡng này cần phải đầu t− xây dựng máy chế biến với quy trình chế biến phù hợp. Điều này tốn kém, do đó diện tích trồng xen cỏ tiga đã không đ−ợc mở rộng.

Gần đây cây mắt mèo (Mucuna pruriens) đang đ−ợc chú ý vì nó đạt tốc độ che phủ nhanh, vừa bảo vệ đất vừa ngăn cỏ dại, sinh khối chất xanh lớn có thể làm tăng độ phì nhiêu của đất nếu đ−ợc cắt vùi, chịu hạn trung bình. Thân lá và hạt đều có thể sử dụng làm thức ăn gia súc [53], [67]. Tuy nhiên nó là cây thân leo nên phải chú ý rong tỉa tránh quấn lên cây trồng chính và để thân lá có thể trở thành thức ăn gia súc, cần có quy trình chế biến thích hợp. Lông của quả có thể gây ngứa cho ng−ời và gia súc.

- Trần Văn Năm (1990) [21] nghiên cứu tình hình sinh tr−ởng, phát triển một số cây phủ đất cho thấy một số cây nh− calo.c, stylosanthes gracillis... đạt một số kết quả khả quan, làm tiền đề cho các công trình nghiên cứu bảo vệ đất, chống xói mòn trên v−ờn cao su kiến thiết cơ bản.

- Trần Ngọc Duyên (1994) [7] cho biết vào năm thứ hai sau khi trồng cây phủ đất, trên mỗi ha cao su tích lũy đ−ợc 164 kg N; 48,5 kg P2O5; 80,7 kg K2O; 21,5 kg MgO và 45,2 kg CaO.

- Nguyễn Kim Phụng (1997) [25] nghiên cứu việc trồng một số loại thảm phủ trên v−ờn cao su kiến thiết cơ bản đã đi đến kết luận là sau 18 tháng trồng xen, cây phủ đất đã có tác dụng tăng độ xốp lên 2,6 - 4,5 %, đồng thời đã ảnh h−ởng tích cực đến dinh d−ỡng khoáng trong đất nh− tăng l−ợng mùn, đạm đặc biệt là lân dễ tiêu. Sản l−ợng 2 năm đầu tiên của v−ờn cao su kinh doanh có trồng thảm phủ ở thời kỳ kiến thiết cơ bản tăng 24,6% so với v−ờn

không trồng thảm phủ.

- Hồ Công Trực (2000) [35] cho rằng không trồng cây phủ đất trên v−ờn cao su kiến thiết cơ bản có độ dốc 80 thì l−ợng đất xói mòn ở năm thứ 3 - 4 là 23,4 tấn/ha; l−ợng đất xói mòn tăng lên 57 tấn /ha khi độ dốc là 100. Trồng xen cây phủ đất trong v−ờn cao su kiến thiết cơ bản đã hạn chế l−ợng đất bị xói mòn xuống còn 51,7 - 90,2 % so với không trồng cây phủ đất. Hiệu quả bảo vệ đất, hạn chế xói mòn của các cây phủ đất thể hiện nh− sau: Đậu mèo > muồng hoa vàng > đậu hồng đáo > kudzu > không trồng xen.

- Tổng Công ty cao su Việt Nam (1997) [33] khuyến cáo nên trồng hỗn hợp gồm 2 - 3 giống cây phủ đất họ đậu trên v−ờn cao su kiến thiết cơ bản để phát huy tối đa tác dụng của thảm phủ. Một số công thức hỗn hợp đ−ợc khuyến cáo nh− sau: kudzu + calo.m + đậu ma (tỷ lệ 1:2:1).

kudzu + calo.m (tỷ lệ 1:1). kudzu + đậu mèo (tỷ lệ 1:1).

- Ngô Thị Hồng Vân (2000) [40], [41] cho biết cây kudzu (Pueraria phaseoloides) đ−ợc −a chuộng nhất để làm thảm phủ cho v−ờn cao su kiến thiết cơ bản tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ do những đặc tính −u việt sau:

+ Khả năng tái sinh mạnh, năng suất chất xanh đạt 16tấn/ha/năm. + Cải thiện tính chất vật lý đất, nâng cao độ phì đất, mỗi năm cung cấp cho đất một l−ợng chất dinh d−ỡng nh− sau 106,43 kg N; 13,58 kg P; 62,20 kg K; 60,49 kg Ca và 15,26 kg Mg/ha nếu cày vùi thảm phủ.

+ Sinh tr−ởng của cao su trong giai đoạn đầu kém nh−ng sau đó sinh tr−ởng mạnh hơn so với không trồng thảm phủ.

- Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (1998) [22] cho rằng cây phủ đất có thể có ít nhất hai tác dụng trở lên. Chẳng hạn, cây lấy hạt là chính có thể cung cấp tàn d− thân lá rễ, cây lấy củi gỗ để lại cành lá rễ làm tốt đất, các loài dù lấy hạt hay gỗ đều có tác dụng phủ đất... Nh− vậy xem xét giá trị cây phủ đất cần phải xuất phát từ quan điểm tổng hợp, đồng thời chú trọng đến mục đích

chính, đáp ứng lợi ích −u tiên nhất của nông hộ. Nếu chỉ tính đến lợi ích quốc gia hay cộng đồng (chẳng hạn cải tạo môi tr−ờng...) mà quên lợi ích trực tiếp của nông hộ thì khó đ−ợc chấp nhận. Ng−ợc lại, nếu chỉ tính đến mục đích tr−ớc mắt (chẳng hạn lấy hạt để giải quyết l−ơng thực tức thời) thì không thể phát huy lợi thế cây phủ đất đối với lợi ích rộng lớn và lâu dài của cả cộng đồng. Trong nền kinh tế thị tr−ờng, yếu tố quyết định là sự chấp nhận của hộ nông dân với cây phủ đất. Điều này hoàn toàn có thể đạt đ−ợc thông qua sự kết hợp khéo léo các mục tiêu, chọn tổ hợp cây thích ứng với điều kiện kinh tế, xã hội, môi tr−ờng sản xuất của địa ph−ơng để đảm bảo lợi ích tức thời của nông hộ và lợi ích lâu dài của cả cộng đồng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cây trồng ngắn ngày và cây phủ đất xen giữa các hàng cao su trên vường cao su nông hộ ở thời kỳ kiến thiết cơ bản tại đăck lắc (Trang 42 - 46)