vừa qua: Từ 185.000 tấn vào năm 1961 lên 975.000 tấn vào năm 1988 và 1.553.000 tấn vào năm 1993 với diện tích là 1.926.000 ha. Năm 1989, năng suất các v−ờn cây trồng lại với các giống cao sản đạt bình quân là 1.375 kg/ha so với năng suất bình quân cả n−ớc là 750 kg/ha. Dự đoán tình hình sản xuất cao su Thái Lan sẽ đạt đỉnh cao vào năm 2000 với sản l−ợng 1.890.000 tấn, tuy nhiên sau đó sẽ giảm đến năm 2010 chỉ đạt 1.570.000 tấn. Cao su nông hộ ở Thái Lan chiếm 95% tổng diện tích với quy mô từ 2,4 - 2,5 ha cho mỗi nông hộ.
Các tổ chức hỗ trợ sự phát triển cao su nông hộ tại Thái Lan:
+ ORRAF (Office of the Rubber Replanting Aid Fund): Văn phòng vốn tái canh cao su thành lập vào năm 1960, có trách nhiệm hỗ trợ vốn cho các ch−ơng trình trồng lại và trồng mới cao su. Số tiền hỗ trợ là 1.680 USD/ha trong thời gian 7,5 năm cho trồng lại và 615 - 640 USD/ha trong thời gian 2,5 năm cho trồng mới. Vốn đ−ợc hỗ trợ d−ới hình thức tiền mặt và các vật t− nông nghiệp.
+ Chợ đấu giá trung tâm (Central Rubber Caution Market) có nhiệm vụ hỗ trợ cho các nông hộ cao su trong việc chế biến và th−ơng mại hóa sản phẩm. Chợ đấu giá trung tâm đã đ−ợc thành lập vào năm 1991 với mạng l−ới 136 chợ địa ph−ơng. Tổ chức này đã hoạt động để cung cấp dịch vụ đấu thầu, buôn bán cao su theo chất l−ợng sản phẩm với giá cả thỏa đáng theo thị tr−ờng cho các tiểu chủ cao su. Tổ chức này còn có một mạng l−ới chế biến cao su gồm khoảng 300 nhà máy phục vụ cho nông hộ [16], [83].
- ấn Độ: Năm 1949, diện tích cao su ấn Độ đ−ợc ghi nhận là 67.615 ha. Mức độ gia tăng sản l−ợng trong thập niên 1950 là 4,49%/năm và thập niên 1960 là 13,1%/năm. Số hộ trồng cao su ở ấn Độ là trên 800.000 hộ, chiếm 84% tổng diện tích và 82% tổng sản l−ợng với quy mô diện tích rất nhỏ, bình quân là 0,5 ha/hộ .