Phần 5 Kết luận và đề nghị 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm ra hoa đậu quả và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất quả bưởi thanh trà tại huế (Trang 81 - 83)

5.1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu về đặc điểm ra hoa đậu quả và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất quả b−ởi Thanh Trà tại Huế, chúng tôi rút ra một số kết luận nh− sau:

1. Trong điều kiện thời tiết, khí hậu và đất đai của Thừa Thiên Huế, có một số yếu tố bất lợi cho sinh tr−ởng và phát triển của cây b−ởi Thanh Trà nh−: thời gian ra hoa, đậu quả của b−ởi Thanh Trà th−ờng gặp nhiều điều kiện bất lợi nh− m−a phùn và khô nóng, do vậy để nâng cao năng suất b−ởi Thanh Trà cần khắc phục bằng các biện pháp kỹ thuật.

2. Sử dụng các loại phân bón khác nhau cho cây b−ởi Thanh Trà đ4 làm tăng khả năng ra hoa, đậu quả, nâng cao năng suất, phẩm chất quả b−ởi hơn so với đối chứng. Trong đó phân Đầu trâu tốt nhất, tỉ lệ đậu quả 2,16%, khối l−ợng quả đạt 1,10kg và các chỉ tiêu về phẩm chất quả đ−ợc đánh giá là ngon nhất. Thấp nhất là đối chứng tỷ lệ đậu quả chỉ đạt 1.07% và khối l−ợng quả là 0,85 kg.

3. Phun GA3 với các nồng độ khác nhau và thời điểm phun khác nhau tuy không làm tăng chất l−ợng và khối l−ợng quả so với đối chứng. Nh−ng làm tăng tỉ lệ đậu quả từ 1,91 đến 2,72%, trong khi tỉ lệ đậu quả ở đối chứng chỉ đạt 1,04 - 1,08%. Xử lý GA3 đ4 giảm l−ợng hạt b−ởi Thanh Trà nhiều hơn so với đối chứng, số hạt từ trên 100 hạt chỉ còn 0 - 23 hạt/quả. Đây là một kết quả đáng quan tâm, khắc phục đ−ợc nh−ợc điểm lớn nhất của b−ởi Thanh Trà. Nồng độ 50 ppm tác động làm giảm hạt tốt nhất, ở nồng độ này số hạt/quả ở cả 3 thời điểm phun chỉ có 0 - 5 hạt. Phun 3 lần (tr−ớc nở hoa 5 - 7 ngày, rở rộ và sau nở hoa 5 - 7 ngày) tạo quả b−ởi không hạt.

4. Sử dụng biện pháp bao qủa cho b−ởi Thanh Trà làm giảm tỉ lệ sâu bệnh hại trên quả, tăng năng suất quả th−ơng phẩm và cải thiện m4 quả. Trong các công thức thí nghiệm, bao quả vào thời kỳ sau khi rụng quả sinh lý và công thức bao quả 20 ngày sau khi rụng quả sinh lý cho kết quả tốt nhất 100% quả không bị sâu bệnh gây hại.

5.2. Đề nghị

Do hạn chế về mặt thời gian, đề tài mới chỉ tập trung theo dõi, đánh giá khả năng ra hoa, đậu qủa, cho năng suất và phẩm chất b−ởi Thanh Trà ở giai đoạn đầu của cây và trong phạm vi hẹp, chúng tôi có một số đề nghị sau: 1. B−ởi Thanh Trà là một loại cây ăn quả đặc sản, có giá trị kinh tế cao. Cần cho phát triển hơn nữa trên địa bàn Thừa Thiên Huế, vì vậy cần nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhằm làm tăng năng suất chất l−ợng quả b−ởi để đem lại lợi ích kinh tế cao khuyến khích ng−ời trồng b−ởi

2. Cần bổ sung thêm dinh d−ỡng, sử dụng một số chất điều hoà sinh tr−ởng và bao quả để tăng năng suất, phẩm chất và cải thiện mẫu m4 b−ởi Thanh Trà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm ra hoa đậu quả và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất quả bưởi thanh trà tại huế (Trang 81 - 83)