Đặc Điểm sinh tr−ởng, phát triển của cây b−ở

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm ra hoa đậu quả và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất quả bưởi thanh trà tại huế (Trang 28 - 33)

B−ởi là một loại cây thân gỗ sống lâu năm, lá xanh quanh năm, thân cây cao, tán cây có dạng hình tròn, hình tròn dẹt hoặc hình nón. cành th−ờng to, khoẻ, dầy, th−a tuỳ thuộc vào giống. Hoa, lá, quả, hạt đều to hơn cam quýt. Cành lá phát triển mạnh. Các bộ phận lá, cành, quả khi còn non th−ờng phủ một lớp lông tơ mỏng [12,7].

2.3.1. Đặc điểm sinh tr−ởng thân, cành

Sinh tr−ởng cành của cây có múi nói chung và b−ởi nói riêng phụ thuộc vào tuổi cây, điều kiện môi tr−ờng và kỹ thuật chăm sóc. Nhìn chung những

cây trẻ ch−a cho quả sinh tr−ởng của cành (phát sinh lộc) th−ờng xảy ra quanh năm, nghĩa là một năm th−ờng có nhiều đợt cành xuất hiện. Khi cây tr−ởng thành đ4 cho quả thì th−ờng chỉ có 4 đợt lộc trong năm, đó là lộc xuân, lộc hè, lộc thu và lộc đông. ở những vùng khô hạn, hoặc rét sớm thì chỉ có 3 đợt lộc xuân, hè và thu, không có lộc đông (Lý Gia Cầu, 1993)[7].

- Lộc xuân: xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm. Số l−ợng cành xuân th−ờng nhiều, chiều dài cành t−ơng đối ngắn. Cành xuân mang hoa gọi là cành quả, không có hoa là cành sinh d−ỡng.

- Lộc hè: xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm, th−ờng không nẩy tập trung, sinh tr−ởng không đều, cành th−ờng to, dài, đốt th−a. Cành hè là cành sinh d−ỡng có nhiệm vụ cung cấp dinh d−ỡng cho cành quả và là cành mẹ của cành thu. Tuy nhiên nếu cành mùa hè nhiều sẽ dẫn tới sự cạnh tranh dinh d−ỡng đối với quả và có thể gây rụng quả nghiêm trọng, do vậy cần phải cắt tỉa để lại một số l−ợng cành thích hợp.

- Lộc thu: xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm, mọc đều và nhiều hơn cành mùa hạ. Cành thu th−ờng mọc từ cành mùa xuân không mang quả và phần lớn từ cành mùa hè, có vai trò quan trọng trong việc mở rộng tán, tăng c−ờng khả năng quang hợp của cây và là cành mẹ của cành xuân, do vậy số l−ợng và chất l−ợng của cành thu có ảnh h−ởng trực tiếp đến số l−ợng và chất l−ợng cành xuân, cành mang quả của năm sau.

- Lộc đông: xuất hiện vào tháng 11 và tháng 12 hàng năm, đợt cành này ít, cành ngắn, lá vàng xanh. Nếu xuất hiện nhiều sẽ làm tiêu hao dinh d−ỡng, ảnh h−ởng đến sự phân hoá mầm hoa của cành quả.

2.3.2. Đặc tính sinh lý ra hoa đậu quả

Hoa b−ởi là hoa chùm hoặc tự bông. Nụ, hoa b−ởi to hơn so với cam quýt. Tràng hoa có từ 3 - 5 cánh tách biệt, cánh hoa có từ 3 - 6 cánh, dầy có mầu trắng. Nhị đực có từ 22 - 47 cái, nhụy cái có một do các bộ phận đầu

nhụy, vòi nhụy và bầu nhụy cấu tạo thành. Đầu nhụy th−ờng to, cao hơn bao phấn. Với cấu tạo này b−ởi đ−ợc coi là cây thụ phấn, khai hoa dễ dàng. Hoa b−ởi từ khi nở đến khi tàn khoảng hơn một tháng, khả năng ra hoa của b−ởi rất cao, tuy nhiên tỷ lệ đậu quả lại thấp (1-2%). Thời điểm ra hoa của mỗi giống là khác nhau và phụ thuộc vào thời tiết của từng năm (Lý Gia Cầu, 1993) [7]. Quá trình ra hoa của b−ởi trải qua các giai đoạn:

2.3.2.1. Cảm ứng và phân hoá hoa

ở một số cây trồng, một quang chu kỳ tới hạn hoặc xử lý xuân hoá hoặc là cả hai điều kiện trên sẽ tạo ra một chất kích thích ra hoa giả định nào đó. Chất này gây ra sự biến đổi một chiều trong tế bào của mô phân sinh đỉnh từ việc quyết định cho quá trình hình thành và phát triển về cấu trúc của lá cũng nh− quy định cấu trúc của hoa. Cảm ứng ra hoa của phần lớn thực vật liên quan đến sự cảm nhận của một số cơ quan đối với những tín hiệu từ môi tr−ờng: độ dài ngày, khủng hoảng n−ớc, nhiệt độ xuân hoá. Những điều kiện này giúp cây sản sinh ra một chất kích thích ra hoa giả định nào đó hoặc làm tăng tỷ lệ chất kích thích ra hoa/chất kìm h4m ra hoa. Những sản phẩm có tính kích thích ra hoa này sau khi đ−ợc tạo ra sẽ chuyển đến tế bào đích trong các đốt của mô phân sinh đỉnh (Bernier, 1981) [18]. Tuy nhiên một hợp chất chính xác có vai trò nh− một chất kích thích ra hoa vẫn ch−a đ−ợc xác định rõ ràng (Lang, 1977) [28].

Cảm ứng ra hoa có thể bị chi phối bởi nhiều yếu tố nh−: sự có mặt của một số chất kích thích ra hoa, sự tích luỹ sản phẩm quang hợp (Bernier, 1993) [19]. Có thể ở từng loài thực vật, quá trình ra hoa đ−ợc kích thích bởi một yếu tố cảm ứng ra hoa khác nhau. Với cây b−ởi quá trình hình thành hoa diễn ra khi xuất hiện yếu tố hoạt hoá cho sự sinh tr−ởng của chồi đỉnh và sự có mặt của yếu tố cảm ứng hình thành hoa.

Cảm ứng ra hoa bắt đầu với sự ngừng sinh tr−ởng sinh d−ỡng trong mùa đông - thời kỳ sinh tr−ởng không rõ ràng ở vùng á nhiệt đới hoặc thời kỳ khô ở vùng nhiệt đới [22]. Nhìn chung trên cây tr−ởng thành, sự sinh tr−ởng chồi ngừng lại và tốc độ sinh tr−ởng rễ giảm khi nhiệt độ giảm vào mùa đông mặc dù nhiệt độ không d−ới 12,50C. Trong thời kỳ này các lộc sinh d−ỡng phát triển khả năng ra hoa. Vì thế, sự cảm ứng liên quan đến việc định h−ớng chuyển từ sinh tr−ởng sinh d−ỡng sang tạo các chùm hoa. Stress do lạnh và n−ớc là những nhân tố cảm ứng chính, với độ lạnh là nhân tố chính ở vùng có khí hậu á nhiệt đới và n−ớc ở vùng có khí hậu nhiệt đới. Nhiệt độ d−ới 250C trong nhiều tuần là cần để cảm ứng lộc hoa với số l−ợng đáng kể. Trên đồng ruộng, cần có thời kỳ khô hạn kéo dài hơn 30 ngày để một số l−ợng lộc hoa có cảm ứng ra hoa đáng kể [22]. Hiện nay việc gây hạn nhân tạo đ4 đ−ợc sử dụng nh− là một ph−ơng tiện để xúc tiến sự cảm ứng ra hoa ở cây có múi nói chung và b−ởi nói riêng, ngay ở n−ớc ta vùng đồng bằng Sông Cửu Long nông dân trồng cây ăn quả cũng th−ờng sử dụng biện pháp xiết n−ớc để kích thích cho cây ra hoa theo ý muốn.

2.3.2.2. Sự ra hoa

Sự ra hoa xảy ra sau khi cảm ứng và phân hoá hoa. Nhiệt độ tối thiểu cho ra hoa là 9,40C. Hoa b−ởi mọc thành chùm kiểu xim, th−ờng các hoa ở phía gốc chùm nở tr−ớc sau đó lần l−ợt đến các hoa ở giữa và đỉnh chùm nở sau, hoa đỉnh chùm sẽ nở cuối cùng. Lord và Eckert (1985) đ4 quan sát thấy rằng kích th−ớc hoa nhìn chung giảm từ hoa nở đầu tiên đến hoa cuối cùng. Do vậy hoa thứ hai tính từ đỉnh chùm hoa th−ờng nhỏ nhất nh−ng lại có tỷ lệ đậu quả cao nhất trên chùm hoa. Hoa nở muộn sinh tr−ởng nhanh hơn và bền hơn hoa nở sớm [22].

Nhiều nghiên cứu đ4 đ−ợc tiến hành để xác định các yếu tố sinh lý nào điều khiển sự ra hoa ở cây b−ởi và đ4 đ−ợc Davenport tổng hợp chi tiết (1990). Các yếu tố có liên quan nhất đến sự nở hoa là hydrat cacbon, hormon, nhiệt

độ, n−ớc và dinh d−ỡng. Cơ sở của hydrat cacbon có tác động đến sự nở hoa là khi khoanh vỏ làm tăng cảm ứng ra hoa, tăng khả năng đậu quả. Sự ảnh h−ởng của hormon tới ra hoa b−ởi cũng đ4 đ−ợc nghiên cứu sâu trong nhiều năm (Davenport. 1990). Một số nghiên cứu sử dụng hormon nội sinh với chồi cây b−ởi và đ−ợc đánh giá bằng mức độ ra hoa. Dinh d−ỡng của cây liên quan trực tiếp và gián tiếp đến sự ra hoa của cây b−ởi. Hàm l−ợng N trong lá cao, đặc biệt đối với cây non gây ra sự sinh tr−ởng sinh d−ỡng mạnh và ức chế sự ra hoa. Ng−ợc lại, hàm l−ợng N trong lá thấp kích thích ra hoa sớm. Tuy nhiên cây thiếu N nghiêm trọng thì ra ít hoa. Ng−ời ta đ4 nghiên cứu thấy rằng nên duy trì hàm l−ợng N trong lá ở mức tối −u khoảng 2,5 - 2,7% sẽ tạo ra số hoa vừa phải và cho tỷ lệ đậu quả và năng suất cao nhất. Nitơ ở dạng amôn có thể trực tiếp ảnh h−ởng đến ra hoa thông qua điều khiển hàm l−ợng amôn và polyamine trong nụ hoa. Stress n−ớc và nhiệt độ thấp làm tăng hàm l−ợng amôn trong lá và sự ra hoa [22].

2.3.2.3. Quá trình thụ phấn và đậu quả

Hầu hết các loài cây có múi th−ơng mại không cần thụ phấn chéo. Tuy nhiên một số loài lấy hạt hoặc để kích thích sinh tr−ởng của bầu nhuỵ đối với những giống quả không hạt (quả điếc -parthenocarpic) thì cần có sự thụ phấn bổ sung.

Nhiệt độ có ảnh h−ởng đáng kể đến hiệu quả thụ phấn do trực tiếp ảnh h−ởng đến tốc độ sinh tr−ởng của ống phấn. Tốc độ nảy mầm và sinh tr−ởng của ống phấn để chui vào vòi nhuỵ đ−a tinh tử vào thụ tinh cho tế bào trứng rất thích hợp trong khoảng nhiệt độ từ 25 - 300C và bị giảm xuống hoặc ức chế hoàn toàn ở nhiệt độ thấp < 200C [22].

Sự đậu quả, rụng quả và cuối cùng là năng suất quả bị ảnh h−ởng bởi một số yếu tố sinh lý và môi tr−ờng. Các giống cây có múi nói chung và b−ởi nói riêng ra rất nhiều hoa khoảng 100.000 - 200.000 hoa trên một cây tr−ởng thành, tuy nhiên chỉ 1-2% số hoa đậu quả cho thu hoạch số còn lại bị rụng đi

(Erickson và Brannaman, 1960) [24]. Có 2 lần rụng quả sinh lý: lần rụng đầu tiên xảy ra từ khi nở hoa cho đến 3 - 4 tuần sau nở hoa; lần hai xảy ra từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 6 [22].

Những nghiên cứu cho thấy rằng: thời gian nở hoa có liên quan với tỷ lệ đậu quả. Hoa nở sớm có tỷ lệ đậu quả thấp hơn nhiều so với hoa nở muộn. Nở hoa vào nhiệt độ thấp đầu mùa sẽ làm giảm sinh tr−ởng của ống phấn nên tỷ lệ đậu quả thấp. Ngoài ra, quả sinh ra trên những cành hoa không lá hoặc có lá chét thì tỷ lệ đậu cũng kém và nhiệt độ quá cao > 400C gây ra sự rụng quả. (Lovatt et al., 1984) [22].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm ra hoa đậu quả và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất quả bưởi thanh trà tại huế (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)