trình sinh tổng hợp protein vi sinh vật
Sự sinh trưởng của VSV có liên quan chặt chẽ ñến sự cung cấp ñồng bộ năng lượng và N. Hiệu quả sử dụng NH3 tổng hợp lên protein VSV không hằng ñịnh mà phụ thuộc vào nồng ñộ amoniac và tỷ lệ năng lượng-nitơ trong khẩu phần. Nhiều nhà nghiên cứu ñã chỉ ra rằng: sự cung cấp ñồng bộ năng lượng và N trong dạ cỏ ñã làm tăng sản lượng VSV từ 11-12% (Sinclair và cộng sự, 1995 [76]; Sumsel và cộng sự, 1994 [77]). NH3 sản sinh trong dạ cỏ vượt quá giới hạn cho VSV tổng hợp lên protein VSV có thể do 2 nguyên nhân sau:
Thiếu năng lượng ñể ñảm bảo cho sinh trưởng và tăng sinh khối VSV. Nguồn N cung cấp từ thức ăn quá cao so với khả năng sử dụng của VSV.
Theo Mupangwa và cộng sự (2000) [65], hiệu quả của sự tổng hợp protein VSV dạ cỏ phụ thuộc rất lớn vào nguồn carbohydrate dễ lên men và sự ñồng bộ giữa tốc ñộ hình thành amoniac và tốc ñộ lên men carbohydrate. Sự thiếu hụt carbohydrate dễ lên men sẽ dẫn ñến quá trình chuyển hoá các ñoạn peptit thành amoniac thay vì sử dụng trực tiếp ñể tổng hợp lên protein của VSV (Russell và cộng sự, 1992) [74].
Một số tác giả ñã ñưa ra tiêu chuẩn cân bằng năng lượng và N trong dạ cỏ cho hoạt ñộng tối ưu của VSV. ðể duy trì thì tỷ lệ giữa protein phân giải dạ cỏ (ERDP) có hiệu quả và năng lượng trao ñổi lên men (FME) nên là 9,0g/MJ. ðể tối ưu hoá sản lượng VSV trong dạ cỏ sự cân bằng giữa N và năng lượng nên là 26,1g N/kg chất hữu cơ phân giải dạ cỏ hoặc 25g N phân giải dạ cỏ, hoặc là 27g RDN/kg RDOM (Gunter và cộng sự, 1995) [47].
Sơñồ 2.2 Liên quan giữa pH và hoạt lực của các nhóm vi sinh vật dạ cỏ
Ngoài nguồn dinh dưỡng, VSV phân giải xơ chịu tác ñộng nhiều của pH dịch dạ cỏ. Vi khuẩn phân giải xơ trong dạ cỏ hoạt ñộng hiệu quả nhất khi pH>6,2, còn khi pH <6,2 thì hoạt lực của chúng giảm.
Bổ sung quá nhiều thức ăn tinh trong khẩu phần sẽ làm giảm pH dịch dạ cỏ do ABBH sinh ra nhiều và nhanh làm giảm phân giải xơ và thu nhận thức
VSV phân giải xơ VSV phân giải tinh bột Hoạt lực 5 6 7 pH pH pH
phân giải xơ. Việc cung cấp gluxit dễ lên men và protein dễ phân giải cũng như NPN cần phải ñảm bảo các yêu cầu sau:
- ðủ ñể cho hoạt ñộng sinh tổng hợp protein của VSV ñạt mức tối ña và như vậy gia súc nhai lại sẽ thu ñược nhiều năng lượng và protein nhất từ VSV dạ cỏ.
- Cân bằng vì mức năng lượng hoặc protein thiếu sẽ quyết ñịnh mức sử dụng và phần cung cấp lãng phí của yếu tố kia (theo luật yếu tố hạn chế).
- ðồng thời vì ñể tổng hợp lên protein VSV các vi khuẩn phải cần ñồng thời năng lượng và N, trong khi ñó khả năng dự trữ của chúng là không có.
- Liên tục vì hoạt ñộng vi khuẩn ở mức cao, ñều ñặn và thường xuyên sẽ cho hiệu quả tổng hợp protein VSV cao nhất.
2.3 QUÁ TRÌNH CHUYỂN HOÁ CÁC CHẤT TRONG DẠ CỎ CỦA
GIA SÚC NHAI LẠI
2.3.1 Quá trình chuyển hoá carbohydrate
Carbohydrate bao gồm một số nhóm các chất dinh dưỡng ñược tạo ra từ quá trình quang hợp của cây trồng, chiếm 50-80% VCK của thực vật. Carbohydrate ñược phân chia thành CHO cấu trúc và CHO phi cấu trúc của vách tế bào thực vật (Van Soest, 1994) [78]. Loại CHO không có cấu trúc gồm: ñường, tinh bột và pectins. Carbohydrate cấu trúc bao gồm: Xenluloza, hemixenluloza và phenolic lignin. Carbohydrate cấu trúc bao gồm phần không hoà tan có thể tiêu hoá và phần không tiêu hoá ñược. NDF (neutranl Detergent Fibre) = ADF+ hemixelluloza. ADF (Axit Detergent Fibre) = Xenluloza + lignin + Silic + các chất chứa nitơ + pectin.
Carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho hoạt ñộng VSV dạ cỏ. Phần lớn carbohydrate ñược tiêu hoá trong dạ cỏ ở gia súc nhai lại
(Armstrong và Smithard, 1979) [33]. Quá trình lên men carbohydrate cấu trúc bắt ñầu sau pha chậm. Carbohydrate phi cấu trúc không ñòi hỏi pha chậm và sau khi ăn vào quá trình lên men ñược diễn ra rất nhanh.