Trong ñiều kiện bình thường vi khuẩn và protozoa có sự cộng sinh có lợi ñặc biệt là tiêu hoá xơ, sự tiêu hoá xơ mạnh nhất khi có mặt của cả vi khuẩn và protozoa. Một số vi khuẩn ñược protozoa nuốt vào và khi ñó mỗi protozoa tạo một dạ cỏ mini với các ñiều kiện ổn ñịnh cho vi khuẩn sinh trưởng phát triển tốt hơn trong ñó. Một số loài còn hấp thu oxy trong dịch dạ cỏ, do ñó ñảm bảo cho ñiều kiện yếm khí dạ cỏ tốt hơn. Mặt khác, protozoa nuốt và dự trữ ñường và tinh bột dưới dạng polydextran làm hạn chế tốc ñộ sinh axit lactic, như vậy nó hạn chế giảm pH dạ cỏ ñột ngột, tạo ñiều kiện có lợi cho vi khuẩn phân giải xơ hoạt ñộng.
Tuy nhiên sự tác ñộng giữa protozoa và vi khuẩn ñược thể hiện rõ ñó là, protozoa ăn và tiêu hoá vi khuẩn, làm giảm số lượng vi khuẩn, do ñó làm giảm tốc ñộ chuyển hoá protein trong dạ cỏ. Với những loại thức ăn dễ tiêu thì ñiều này không thể hiện rõ, nhưng với thức ăn nghèo nitơ thì protozoa sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn nói chung. Theo Nguyễn Trọng Tiến và Mai Thị thơm (1996) [21] những khẩu phần nghèo dinh dưỡng sẽ gây sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhóm vi khuẩn, ức chế lẫn nhau, tạo khuynh hướng bất lợi cho quá trình lên men thức ăn trong dạ cỏ.
2.2.5 Những yếu tố sinh trưởng của vi sinh vật dạ cỏ
Cũng như mọi cơ thể sống của các sinh vật khác, VSV dạ cỏ cần năng lượng, nitơ, khoáng và vitamin cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của chúng, trong ñó năng lượng và N là hai yếu tố quan trọng. Việc bổ sung ñều ñặn với lượng thích hợp năng lượng và N sẽ giúp cho VSV phát triển tốt, tăng tỷ lệ tiêu hoá thức ăn.
Sơñồ 2.1 Các chất dinh dưỡng cần thiết cho vi sinh vật dạ cỏ
tổng hợp lên protein vi sinh vật
Các chất dinh dưỡng Các sản phẩm lên men VSV Khung cacbon ATP Nitơ Khoáng (P, S, Mg...) Vitamin Protein VSV VSV
Dạ cỏ ở gia súc nhai lại ñược ví như một chiếc thùng lên men khổng lồ và liên tục. Cơ chất ñược cung cấp từ thức ăn có ảnh hưởng rất lớn ñến tổng hợp protein VSV. Thông qua hoạt ñộng của VSV dạ cỏ, các cơ chất từ thức ăn ñược biến ñổi thành protein VSV. Các VSV này sẽ ñược tiêu hoá ở những phần dưới tiếp theo của ñường tiêu hoá. Sự tiêu hoá này dẫn ñến hao hụt số lượng VSV trong dạ cỏ. Tuy nhiên, sự hao hụt ñó thường xuyên ñược bù ñắp thông qua sự phát triển rất nhanh của VSV trong dạ cỏ, do ñó quần thể VSV dạ cỏ luôn luôn ñược duy trì ở mức cân bằng và ổn ñịnh.
Protein VSV có ý nghĩa lớn trong dinh dưỡng gia súc nhai lại và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: hiệu quả tổng hợp tế bào VSV, lượng chất hữu cơ bị phân giải ở dạ cỏ, lượng VSV ñi xuống phần dưới của ñường tiêu hoá. Ở các khẩu phần ăn khác nhau, hiệu suất tổng hợp protein VSV (eMCP) và lượng protein sẵn có ñược tiêu hoá ở ruột non là có sự khác nhau. Ở cỏ khô nhiệt ñới chất lượng thấp, giá trị eMCP thấp nhất khoảng 33g MCP/kg chất hữu cơ tiêu hoá (DOM), còn ở cỏ ôn ñới chất lượng cao giá trị eMCP là 215g/kg DOM (Poppi và cộng sự, 1997) [73].
Khẩu phần ăn quyết ñịnh lớn ñến sự ña dạng của hệ VSV dạ cỏ, khi phẩu phần ăn nhiều tinh bột thì mật ñộ VSV cao, khẩu phần ăn nhiều xơ thì mật ñộ VSV giảm. Theo Kirchgessner (1992) [81]; Spann (1993) [83] khi khẩu phần ăn nhiều xơ thì mật ñộ vi khuẩn phân giải xenluloza và hemixenluloza như Bacteroides succinogenes, clostridium, Ruminococcus sẽ tăng. Khi khẩu phần ăn nhiều tinh bột thì mật ñộ VSV phân giải tinh bột như Selenomonas ruminantium, Streptococcucs sẽ tăng. Việc chăn nuôi gia súc nhai lại có hiệu quả cao khi ta ñiều chỉnh khẩu phần thức ăn phù hợp theo hướng có lợi cho hoạt ñộng của VSV dạ cỏ phân giải thức ăn xơ có giá trị thấp tốt nhất ñể tạo lên những sản phẩm có giá trị cao hơn.