Trong dạ cỏ vi khuẩn kết hợp với nhau trong quá trình tiêu hoá thức ăn, loài này phát triển trên sản phẩm trao ñổi chất của loài khác, sự phối hợp này có tác dụng giải phóng sản phẩm phân giải cuối cùng của một loài nào ñó, ñồng thời tái sử dụng những yếu tố cần thiết cho loài sau, như vi khuẩn phân giải protein cung cấp amoniac, axit amin và isoaxit cho vi khuẩn phân giải xơ hoạt ñộng.
Quá trình lên men trong dạ cỏ là liên tục và ñồng thời có nhiều loài vi khuẩn tham gia. Sự cạnh tranh về ñiều kiện sinh tồn giữa các nhóm VSV luôn diễn ra trong dạ cỏ. Khi gia súc nhai lại ăn khẩu phần giầu tinh bột, nghèo protein, số lượng vi khuẩn phân giải xenluloza sẽ giảm, tỷ lệ tiêu hóa xenluloza thấp và thu nhận thức ăn thô cũng sẽ giảm. Nhưng với một lượng
tinh bột hay carbohydrate dễ tiêu vừa ñủ trong khẩu phần lại có tác dụng làm tăng tỷ lệ tiêu hoá chất xơ. Theo nghiên cứu của Jayasuriya (1979) [52], khi bổ sung 9,6% rỉ mật ñường vào khẩu phần gồm 80% rơm và 20% thức ăn tinh ñã làm tăng tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ từ 49,9% lên 53,2%.
Sự tương tác tiêu cực có thể xẩy ra giữa vi khuẩn phân giải tinh bột ñường và vi khuẩn phân giải xơ liên quan ñến pH dịch dạ cỏ. Xande (1978) [80] cho biết tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ của rơm lúa mì là 47%, khi bổ sung thêm một lượng nhỏ tinh bột cùng với urê ñã làm tăng tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ của rơm lên 53%. Nhưng khi bổ sung một lượng tinh bột lớn và cũng kết hợp với một lượng urê như trên lại làm giảm tỷ lệ tổng hợp chất hữu cơ của rơm còn 42%. Vấn ñề trên ñược Chenost và Kayouli (1997) [42] cho rằng quá trình phân giải chất xơ trong dạ cỏ có hiệu quả cao nhất khi pH dịch dạ cỏ > 6,5, còn quá trình phân giải tinh bột trong dạ cỏ có hiệu quả nhất khi pH<6. Như vậy, khẩu phần thức ăn có quá nhiều bột ñường sẽ làm giảm pH dạ cỏ nên ñã ức chế vi khuẩn phân giải xơ và như vậy thu nhận thức ăn xơ và khả năng tiêu hoá của con vật bị giảm.