Đặc điểm phân tích, đánh giá kết quả của việc quản lývà sử dụng vốn trong các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp cổ phần.

Một phần của tài liệu Giáo trình Phân tích Tài chính doanh nghiệp pps (Trang 95 - 99)

- Trước hết là trị giá mua của hàng suất bán:

3.4.Đặc điểm phân tích, đánh giá kết quả của việc quản lývà sử dụng vốn trong các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp cổ phần.

trong các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp cổ phần.

- Đối với các doanh nghiệp liên doanh:

Để dánh giá kết quả của việc quản lý và sử dụng vốn của các doanh nghiệp liên doanh, ngoài các chỉ tiêu đã được nêu ở trên như các doanh nghiệp khác, người ta còn sử dụng các chỉ tiêu: tỉ lệ lợi nhuận trên vốn góp của các bên liên doanh.

- Tỉ lệ lợi nhuận trên Vốn góp của các bên liên doanh

=

Lợi nhuận được chia

Vốn góp liên doanh

× 100

Như vậy tỷ lệ này càng cao, có xu hướng ngày càng tăng chứng tỏ hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn góp càng cao và ngược lại.

- Đối với các doanh nghiệp cổ phần:

Vốn của các doanh nghiệp là vốn góp của các cổ đông và để huy động vốn, các doanh nghiệp cổ phần có thể phát hành cổ phiếu. Do vậy, để dánh giá kết quả của việc

quản lý, sử dụng vốn, các doanh nghiệp cổ phần cũng phải sử dụng các chỉ tiêu như các doanh nghiệp khác đã được đề cập ở mục 5.3; Ngoài các chỉ tiêu đó, đối với các doanh nghiệp cổ phần, do đặc thù của vốn góp, người ta còn kết hợp đánh giá thông qua các chỉ tiêu đặc thù và chúng được xác định như sau:

- Tỉ suất (tỉ lệ) lợi nhuận trên vốn cổ đông bình quân

=

Lợi nhuận sau thuế

Vốn cổ đông bình quân

× 100

(Trong đó: Vốn cổ đông bình quân được xác định theo phương pháp đơn giản là lấy vốn cổ đông đầu kỳ cộng với cổ đông cuối kỳ rồi chia đôi)

Công thức tính trên giải thích rằng, cứ 100 đồng vốn cổ đông được huy động thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Như vậy tỉ suất này càng cao, xu hướng ngày càng tăng, chứng tỏ hiệu quả của việc quản lývà sử dụng vốn cổ đông càng cao và khi đó doanh nghiệp dễ dàng phát hành cổ phiếu để huy động vốn nếu cần thiết.

- Thu nhập của mỗi cổ phiếu

thường

=

Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi

Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành B/q

Như vậy thu nhập của mỗi cổ phiếu càng cao, chứng tỏ hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn càng cao và cổ phiếu của doanh nghiệp càng có sức hấp dẫn, giá trị của cổ phiếu càng cao và ngược lại.

- Thu nhập thực của mỗi cổ

phiếu thường

=

Lợi nhuận sau thuế - Thiệt hại bất thường

Số lượng cổ phiếu thường

Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp có xu hướng phát hành các loaị chúng khoán chuyển đổi thay vì chỉ phát hành các loại cổ phiếu thường, khi đó người mua chúng có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường vào một thời điểm nhất định và khi đó các chúng khoán chuyển đổi có mặt trong thanh toán tín dụng của doanh nghiệp. Trong trường hợp này cần xem xét các chứng khoán chuyển đổi được ở kỳ hiện tại và tương lai và như vậy, thu nhập của mỗi cổ phiếu thường lại phản ánh tương ứng ở cả thời kỳ hiện tại và kỳ tương lai, trong đó ở kỳ tương lai phải phản ảnh sự chuyển đổi thành cổ phiếu thường, và khi đó phải xác định được sự biến động của thu nhập của mỗi cổ phiếu thường thông qua mức giảm thu nhập của nó. Mức giảm này có thể được xác định như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mức giảm thu nhập của mỗi cổ phiếu

thường

=

Thu nhập của

mỗi cổ phiếu thường -

Thu nhập biến động của mỗi cổ phiếu thường Trong đó: + Thu nhập biến động của mỗi cổ phiếu thường =

Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi

(Số lượng cổ phiếu thường tương đương = Số lượng cổ phiếu thường + Số lượng cổ phiếu thường do chuyển đổi tương đương từ cổ phiếu ưu đãi. Ví du: giá trị cổ phiếu ưu đãi gấp 4 lần giá trị cổ phiếu thường thì 1 cổ phiếu ưu đãi tương đương với 4 cổ phiếu thường).

Như vậy, thu nhập biến động của mỗi cổ phiếu thường càng lớn thì mức giảm thu nhập của mỗi cổ phiếu thường càng nhỏ và hiệu quả của quản lý, sử dụng vốn càng cao và ngược lại.

- Tỉ giá thị trường trên thu nhập của mỗi cổ phiếu =

Giá trị thị trường của mỗi cổ phiếu

Thu nhập của mỗi cổ phiếu thường

Như người ta biết, giá của mỗi cổ phiếu trên thị trường tuỳ thuộc vào kết quả kinh doanh và các nhà kinh doanh chứng khoán rất quan tâm đến tỷ giá thu nhập của mỗ cổ phiếu để có các quyết định đầu tư thích hợp.

Cuối cùng người ta nhận thấy rằng, đối với các nhà đầu tư kinh doanh chứng khoán, trong nhiều trường hợp họ phải lựa chọn để đưa ra các quyết định trong việc đầu tư cổ phiếu như thế nào để thu được lợi nhuận tối đa và khi đó họ sẽ tiếp tục tái đầu tư để hi vọng thu được lợi nhuận cao hơn. Trong trường hợp này, các nhà đầu tư rất quan tâm tới mối tương quan giữ tiền lãi của mỗi cổ phiếu và thu nhập của mỗi cổ phiếu cũng như giữa tiền lãi của mỗi cổ phiếu với giá thị trường của mỗi cổ phiếu. Các mối tương quan nói trên được phản ánh cụ thể thông qua các chỉ tiêu sau đây:

- Tỷ suất lãi của mỗi

cổ phiếu =

Tiền lãi của mỗi cổ phiếu

Thu nhập của mỗi cổ phiếu × 100 Tỷ suất lãi của mỗi

cổ phiếu trên giá thị trường của mỗi cổ phiếu

= Tiền lãi của mỗi cổ phiếu

Giá thị trường của mỗi cổ phiếu × 100 Với các nhà đầu tư và kinh doanh chứng khoán, các tỉ suất nói trên là thôngtin rất quan trọng để họ xem xét, quyết định việc đầu tư trong tương lai và đó cũng là cơ hội để các doanh nghiệp có thể mở rộng việc huy động vốn thông qua phát hành cố phiếu.

* Về trình tự và phương pháp phân tích

Trước hết cần xác định được các chỉ tiêu nói trên ở cả thời điểm năm trước, năm nay; sau dó bằng cách so sánh giưa năm nay với năm trước của từng chỉ tiêu, tuỳ theo các chênh lệch tính được mà rút ra các kết luận cần thiết về hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn cổ đông của doanh nghiệp.

Phụ lục

Trích bảng cân đối kế toán ngày 31/12 /2006 của công ty X

(ĐV : Triệu đồng)

Chỉ tiêu Cuối kỳ Đầu năm

Tài sản 186.000 170.000

Loại A: Tài sản ngắn hạn 80.000 68.000

I-Tiền 2.400 4.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II- Đầu tư tài chính ngắn hạn 2.000 2.000 III- Các khoản phải thu ngắn hạn 14.000 10.000 IV- Hàng tồn kho 60.000 50.000 V- Tài sản ngắn hạn khác 1.600 2.000 Loại B: Tài sản dài hạn 106.000 102.000

I-Các khoản phải thu dài hạn

II-Tài sản cố định (hưũ hình) 97.000 94.000 Trong đó CPXD d.d 5000 4000 III -BĐS đầu tư-

IV Đầu tư tài chớnh dài hạn 9000 8000 V-Tài sản dài hạn khác

Nguồn vốn 186.000 170.000

Loại A: Nợ phải trả 139.000 119.000 I- Nợ ngắn hạn 92.000 74.000 II- Nợ dài hạn 47.000 45.000 Loại B- Nguồn vốn chủ sở hữu 47.000 51.000 Trong đó: Nguồn vốn - quỹ 47.000 51.000

Tài liệu bổ sung: - Doanh thu thuần: Năm 2005 : 396.000 Trđ; Năm 2006 : 407.000trđ:

- Giá trị sản xuất công nghiệp : Năm 2005 : 415.000trđ; năm 2006 : 427.000trđ - Tổng số lợi nhuận: Năm 2005 là 8.300 trđ; năm 2006 là 8.010 trđ.

- Tổng số lãi vay: năm 2005 là 5.200 trđ, năm 2006 là 5.500trđ - Số cộng loại A tài sản đầu năm 2005 là 64.000 trđ,

- Số cộng loại B tài sản đầu năm 2005 là 98.000trđ.

- Đầu năm 2005 (01/01/2005), các khoản phải thu (IIIATS) là 8.000 triệu đồng; trị giá hàng tồn kho (IVATS) là 40.000 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Phân tích Tài chính doanh nghiệp pps (Trang 95 - 99)