Phân tích tình hình cơ cấu (cấu thành) của vốn, nguồn vốn của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Phân tích Tài chính doanh nghiệp pps (Trang 62 - 69)

- Trước hết là trị giá mua của hàng suất bán:

3.1.1-Phân tích tình hình cơ cấu (cấu thành) của vốn, nguồn vốn của doanh nghiệp.

phân tích các nội dung sau đây:

- Phân tích tình hình cơ cấu (cấu thành) của vốn, nguồn vốn; - Phân tích tình hình đầu tư và nguồn tự tài trợ;

- Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán; - Phân tích tình hình rủi ro về tài chính của doanh nghiệp

3.1.1- Phân tích tình hình cơ cấu (cấu thành) của vốn, nguồn vốn của doanhnghiệp. nghiệp.

* Đối với vốn của doanh nghiệp.

Xét về cấu thành, vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bao gồm hai loại : - Vốn lưu động

- Vốn cố định

Đối với doanh nghiệp sản xuất, vốn cố định thường chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn lưu động; ngược lại trong các doanh nghiệp thương mại- dịch vụ thì vốn lưu động thường chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn cố định. Do đó thông qua tỷ trọng của từng loại vốn, người ta có thể biết được việc phân bổ vốn sản xuất kinh doanh có phù hợp với yêu cầu của quản lý không, vì việc phân bổ vốn hợp lý hay không hợp lý sẽ ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

* Trước hết đối với vốn lưu động: theo khâu sản xuất kinh doanh, vốn lưu động của doanh nghiệp bao gồm:

+ Vốn trong khâu dự trữ, biểu hiện cụ thể là hàng mua đang đi trên đường, nguyên vật liệu tồn kho, công cụ dụng cụ trong kho;

+ Vốn trong khâu sản xuất, biểu hiện cụ thể là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang; + Vốn trong khâu thành phẩm, biểu hiện cụ thể là thành phẩm, hàng hoá, hàng gửi bán;

+ Vốn trong khâu thanh toán, biểu hiện cụ thể là các khoản phải thu.

+ Đối với vốn dự trữ: Mục đích của vốn này là để đảm bảo nhu cầu dự trữ phục vụ cho sản xuất được tiến hành thường xuyên, liên tục, do đó lượng dự trữ, chủng loại dự trữ là tuỳ thuộc vào nhu cầu thực tế của sản xuất. Nói chung,để đảm bảo nguyên,nhiên,vật liệu, công cụ,dụng cụ cho sản xuất, các doanh nghiệp cần dựa vào nhu cầu của sản xuất, tình hình cung cấp, nguồn cung cấp để xác định. Người ta thường xác định số ngày dự trữ hợp lý và mức tiêu hao bình quân ngày của từng loại nguyên vật

liệu để xác định lượng dự trữ hợp lý (không ít, không quá nhiều). Số ngày dự trữ hợp lý được xác định theo quan điểm của môn Tài chính doanh nghiệp.

Do vậy, đối với vốn này, ngoài việc so sánh giữa thực tế cuối kỳ với đầu năm, người ta còn so sánh giữa thực tế với nhu cầu của vốn dự trữ để đánh giá mức độ dự trữ thực tế có hợp lý không. Ngoài việc xác định lượng dự trữ thường xuyên, cần thiết phải xác định lượng dự trữ cho nhu cầu tạm thời,lượng dự trữ đặc biệt. Nếu dự trữ quá ít, sẽ không đảm bảo cung cấp cho nhu cầu sản xuất, do đó có thể dẫn đến thiệt hại về ngừng sản xuất; ngược lại nếu dự trữ quá lớn sẽ gây hiện tượng ứ đọng vật tư, làm tăng chi phí bảo quản, tăng hao hụt, làm giảm chất lượng của vật tư, do đó sẽ làm tăng chi phí, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Đối với vốn sản xuất: Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất và qua trình công nghệ, việc phát sinh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là một thực tế trong công tác quản lý và việc xác định, đánh giá sản phẩm dở dang là tuỳ thuộc vào phương pháp của kế toán áp dụng. Để đảm bảo lượng hợp lý của chi phí này, cần đảm bảo sản xuất phải liên tục, tôn trọng quy trình công nghệ mà doanh nghiệp đang áp dụng.

+ Đối với vốn thành phẩm : quản lý vốn thành phẩm là một trọng điểm của quản lý vốn sản xuất nói chung, vốn lưu động nói riêng; việc tăng, giảm vốn thành phẩm có quan hệ mật thiết với kết quả của sản xuất và kết quả của công tác bán hàng và tuỳ thuộc một phần vào công tác quản lý của doanh nghiệp. Do vậy cần xác định rõ, cụ thể nguyên nhân nào làm tăng, giảm thành phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp. Cũng như nguyên vât liệu, việc tăng quá mức thành phẩm, hàng hoá tồn kho sẽ làm tăng chi phí bảo quản, tăng chi phí vay, tăng hao hụt, dễ gây nên hiện tượng biến chất thành phẩm hàng hoá, làm giảm tốc độ luân chuyển vốn và do đó sẽ làm giảm kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu làm tăng thành phẩm hàng hoá thường là do không bán được hàng; Trong thực tế, việc đầu cơ trong kinh doanh cũng là nguyên nhân rất quan trọng của quản lý.

+ Đối với vốn trong thanh toán : Đây là số vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp, như nợ phải đòi khách hàng, tiền ứng trước cho người bán, thuế giá trị trị gia tăng được khấu trừ, phải thu những người làm công ăn lương... Đối với loại vốn này, cần xácđịnh tính chất hợp lý của nó; Nếu các khoản phải thu còn nằm trong thời hạn thanh toán thì đó là khoản bị chiếm dụng hợp lý, ngược lại đã quá hạn thanh toán thì vốn bị chiếm dụng là

không hợp lý và cần hạn chế, loại trừ sự phát sinh của vốn này. Để phân tích được vốn bị chiếm dụng, phải dựa vào báo cáo chi tiết tình hình công nợ của doanh nghiệp.

* Đối với vốn cố định: Nói một cách khái quát,vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định, do đó khi phân tích cơ cấu của vốn cố định chủ yếu người ta thường thông qua tỷ trọng của tài sản cố định hữu hình, của chi phí xây dựng cơ bản dở dang chiếm trong tổng số TSCĐ và đầu tư dài hạn để xem xét và đánh giá.

* Đối với TSCĐ hữu hình: Để đánh giá cơ cấu của TSCĐ hữu hình, cần thiết phải xác định tỷ trọng của các loại TSCĐ sau đây:

- Tỷ trọng của TSCĐ dùng vào sản xuất kinh doanh; - Tỷ trọng của TSCĐ dùng vào phúc lợi;

- Tỷ trọng của TSCĐ chờ xử lý, trong đó lại chia ra loại TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng và đã hư hỏng chờ thanh lý.

Rõ ràng thông qua tỷ trọng của từng loại nói trên, người ta có thể đánh giá được việc xây dựng, mua sắm TSCĐ có hợp lý hay không hợp lý và do đó nó tác động tích cực hay tiêu cực đến quá trình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Đối với chi phí xây dựng cơ bản dở dang: Đây là chi phí của các công trình, hạng mục công trình theo phương thức tự làm, do đó giá trị sản lượng xây lắp thường không lớn. Tuy vậy từ góc độ quản lý, cần làm rõ thời hạn bắt đầu và thời hạn kết thúc của công trình, thông qua đó mà xác định thời hạn của công trình có bị kéo dài không, nguyên nhân cụ thể phải kéo dài thời hạn (do thiết kế, do thi công, do nguồn vốn...) từ đó mà đưa ra các quyết định thích hợp,kịp thời để đẩy nhanh quá trình thi công, sớm đưa công trình vào sử dụng.

* Phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp

Xét về tổng thể,nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm: - Nguồn vốn vay;

- Nguồn vốn chủ sở hữu;

- Nguồn vốn trong thanh toán(Nguồn vốn đi chiếm dụng thông qua nợ phải trả) Thông qua tỷ trọng của từng nguồn vốn nói trên, người ta có thể đánh giá được sự lệ thuộc về tài chính (hay ngược lại là sự tự chủ về tài chính) của doanh nghiệp.

+ Đối với nguồn vốn vay, cần xác định tỷ trọng của vay ngắn hạn, vay dài hạn, vì nguồn gốc phát sinh của nó khác nhau, tính chất khoản vay cũng khác nhau, do đó yêu cầu quản lý cũng khác nhau. Khoản vay ngắn hạn có liên quan đến tài sản ngắn hạn,

còn vay dài hạn thường lại liên quan đến tài sản tư dài hạn. Từ quan điểm của quản lý, vay ngắn hạn cần được quan tâm hơn vì thời hạn phải hoàn trả khoản vay thường là ngắn, sau một năm sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp không hoàn trả được thì nó trở thành khoản vay quá hạn và khi đó lãi vay phải trả sẽ tăng lên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đối với nguồn vốn chủ sở hữu:

Đối với các doanh nghiệp sản xuất, nguồn vốn chủ sở hữu chủ yếu bao gồm nguồn vốn - quỹ, do đó cần xác định tỷ trọng của nguồn vốn kinh doanh và tỷ trọng của từng loại quỹ chiếm trong tổng số nguồn vốn - quỹ để đánh giá cơ cấu của nguồn vốn. Trong thực tế, có doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị lỗ và số lỗ này lớn hơn nguồn vốn - quỹ, do đó nguồn vốn chủ sở hữu là âm(-), toàn bộ nguồn vốn để bù đắp cho tài sản của doanh nghiệp lại là vốn vay, doanh nghiệp không tự chủ được về tài chính, rủi ro về tài chính đã tăng lên.

*Đối với nguồn vốn đi chiếm dụng : Nguồn vốn trong thanh toán bao gồm :Nợ phải trả khách hàng ,các khoản phải nộp nhà nước,nợ phải trả người lao động, phải trả nội bộ và phải trả khác .Khi phân tích các khoản nợ nói trên ,cần chi tiết thành 2 loại:Đã đến hạn ,quá hạn và chưa đến hạn .Từ quan điểm của quản lí,cần phảu có các biện pháp cụ thể để xử lí nợ đã đến hạn và quá hạn .Về phương pháp phân tích ,càn tính ra tỉ trọng của từng loại nợ và thông qua phương pháp so sánh để đưa ra các kết luận chính xác và cụ thể hơn

* Về phương pháp phân tích: Để phân tích, đánh giá cơ cấu của vốn, nguồn vốn, trước hết cần xác định tỷ trọng của từng loại vốn, từng loại nguồn chiếm trong tổng số của nó ở cả thời điểm đầu năm (năm trước) và cuối kỳ (năm nay), thông qua so sánh giữa cuối kỳ với đầu năm, cả về số titền, tỷ trọng và tỷ lệ, người ta sẽ khái quát đánh giá được sự phân bổ của vốn, nguồn có hợp lý hay không, sau đó tuỳ trường hợp cụ thể mà đi sâu phân tích từng loại vốn, từng loại nguồn, đặc biệt là vốn thành phẩm và vốn trong thanh toán để có các kết luận chính xác hơn về cơ cấu vốn, nguồn vốn của doanh nghiệp, từ đó giúp cho các nhà quản lý đưa ra được các quyết định thích hợp, kịp thời trong quản lý vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là những quyết định liên quan đến hàng tồn kho, công nợ phải thu và phải trả.

* Ví dụ phân tích:

Vì sử dụng số liệu trên Bảng cân đối kế toán làm ví dụ phân tích, cho nên phần cơ cấu của vốn trong ví dụ chính là cơ cấu của tài sản, nó cũng rất gần với cơ cấu của vốn của doanh nghiệp.

Dựa vào số liệu của Bảng CĐKT và thuyết minh báo cáo tài chính, người ta lập bảng phân tích sau đây.

(Bảng 3.1)

Chỉ tiêu

Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch (±) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng % Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng % Số tiền % Tỷ trọng % Tài sản 170.000 100 186.000 100 +16.000 + 9,4 - A. Tài sản ngắn hạn 68.000 40 80.000 43 +12.000 +17, 6 +3 I- Tiền và tương đương tiền 4.000 5.88 2.400 3 -1.600 -40 -2,88 II- ĐTTC ngắn hạn 2.000 2.94 2.000 2,5 - - -0,44 III- Các khoản phải thu ngắn hạn 10.000 14,7 14.000 17,5 +4.000 +40 +2,8 IV- Hàng tôn kho 50.000 74 60.000 75 +10.000 +20 +1 Trong đó : - Công cụ dụng cụ 2.000 4 3.000 5 +1.000 +50 +1 - NVL tồn kho 10.000 20 10.000 16,6 - - -3,4 - CPSXKD dở dang 8.000 16 10.000 16,6 +2.000 +25 +0,6 - Thành phẩm 25.000 50 30.000 50 +5.000 +20 - - Hàng hoá 5.000 10 7.000 11 +2.000 +40 +1 II- TSNH khác 2.000 2,94 1.600 2 -400 -20 -0,94 B- Tài sản dài hạn 102.000 60 106.000 57 +4.000 +3,9 -3 I. Các khoản PTDH II TSCĐ( hữu hình) 94.000 92,16 97.000 91,51 +3000 +3,2 -0,65 III. Bất động sản đầu tư IV- ĐTTC dài 8.000 7,84 9.000 8,49 + 1000 + + 0,65

hạn 12,5 V. TSDH khác Nguồn vốn 170.000 100 186.000 100 +16.000 +9,4 - A- Nợ phải trả 119.000 70 139.000 75 +20.000 +16, 8 +5 I- Nợ ngắn hạn 74.000 62,2 92.000 65,9 +18.000 +24, 32 +3,7 II- Nợ dài hạn 45.000 37,8 47.000 34,1 +2000 +4,4 -3,7 B- Nguồn vốn CSH 51.000 30 47.000 25 -4.000 -7,8 -5 Trong đó : nguồn vốn - quỹ 51.000 100 47.000 100 -4.000 -7,8 -

Dựa vào các số liệu của Bảng 3.1, ta có thể rút ra một số nhận xét như sau:

* Về việc phân bổ tài sản (vốn) hiện có của doanh nghiệp, tỷ trọng của TSDH là lớn hơn tỷ trọng của tài sản ngắn hạn. Cụ thể về đầu năm, tỷ trọng của nó là 60%,cuối kỳ là 57%, còn tỷ trọng của tài sản ngắn hạn ở các thời điểm tương ứng lần lượt là 40% và 43%. Xét về tổng thể, việc phân bổ như trên đối với một doanh nghiệp sản xuất được coi là hợp lý.

* Đối với tài sản ngắn hạn: trong tài sản ngắn hạn, hàng tồn kho và các khoản phải thu (vốn trong thanh toán) chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cụ thể tỷ trọng hàng tồn kho đầu năm là 74% cuối kỳ chiếm 75%, còn các khoản phải thu đầu năm chiếm 14,7% và cuối kỳ là 17,5%. Đây là hai trọng điểm cần đi sâu phân tích và đánh giá một cách chi tiết và cụ thể hơn.

- Đối với hàng tồn kho: Trong tổng trị giá hàng tồn kho, chủ yếu lại là trị giá của thành phẩm, hàng hoá với tỷ trọng lần lượt là 60% ở đầu năm và 61,6% ở cuối kỳ; còn ở khâu dự trữ, tỷ trọng của nó lần lượt là 24% ở thời điểm đầu năm và 21,6% ở thời điểm cuói kỳ. ở khâu sản xuất, tỷ trọng của nó lần lượt là 16% và 16,6% ở các thời điểm tương ứng. Nói chung, vốn trong các khâu này thường được coi là vốn "chết", do đó có thể nói rằng cơ cấu của hàng tồn kho nói riêng, của vốn lưu động nói chung là chưa hợp lý. Với tỷ trọng qúa lớn của vốn thành phẩm, người ta có thể suy ra tình hình tiêu thụ sản phẩm trong kỳ của doanh nghiệp là không thuận lợi. Để có được các kết luận chính xác và cụ thể hơn, cần xác định cụ thể trong tổng số trị giá thành phẩm và hàng hoá thì mặt hàng (sản phẩm) nào có lượng tồn kho lớn nhất và kết hợp với kết quả của phân

tích tình hình sản xuất và bán hàng để chỉ ra được nguyên nhân nào dẫn đến ứ đọng thành phẩm và hàng hoá. Ví dụ do chất lượng sản phẩm thấp, mẫu mã không phù hợp, giá thành sản xuất cao dẫn đến giá bản sản phẩm cao hơn giá bán của sản phẩm cùng loại trên thị trường, hay ở đây có hiện tượng đầu cơ tích trữ không hợp lý... Trên cở phân tích chi tiết như vậy mới đưa ra được các quyết định thích hợp đối với hàng tồn kho, tránh được những tổn thất cho doanh nghiệp. Có thể nói quản lý hàng tồn kho, trong đó quản lý thành phẩm, hàng hoá phải được xác định là trọng điểm của công tác quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp.

- Đối với các khoản phải thu : Đây là số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng. Để có kết luận chính xác, cụ thể, cần dựa vào số liệu chi tiết để xac định trong tổng số các khoản phải thu thì khoản nào chiếm tỷ trọng lớn nhất, ví dụ nợ phải thu khách hàng (người mua) hay phải thu người làm công ăn lương, phải thu nội bộ...., đồng thời làm rõ khoản nợ nào đã quá hạn, chưa đến hạn, có vậy các nhà quản lý mới có được các thông tin cần thiết để đưa ra các quyết định thích hợp. ở ví dụ này, với tỷ trọng chiếm tương đối lớn trong tổng tài sản ngắn hạn và có xu hướng tăng dần về cuối kỳ, chứng tỏ việc quản lý công nợ của doanh nghiệp nói chung là chưa hợp lý.

* Đối với tài sản dài hạn:

Trong tài sản dài hạn, tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng chủ yếu, đầu năm là 92,16% và cuối kỳ là 91,51%. Nhìn chung, cơ cấu như vậy được coi là hợp lý.Tuy vậy, để đánh giá cụ thể và chính xác hơn, cần dựa vào tài liệu hạch toánchi tiết về TSCĐ để

Một phần của tài liệu Giáo trình Phân tích Tài chính doanh nghiệp pps (Trang 62 - 69)