- Trước hết là trị giá mua của hàng suất bán:
3.1.2- Phân tích tình hình đầu tư và nguồn tự tài trợ.
Xét một cách tổng quát, theo phạm vi, đầu tư của doanh nghiệp thường được phân thành 2 loại :
- Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp và - Đầu tư ở bên trong doanh nghiệp
Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp là đầu tư tài chính, bao gồm cả đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn; còn đầu tư bên trong doanh nghiệp là đầu tư phát triển, như đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, hiện đại hoá thiết bị, dây truyền sản xuất, đổi mới công nghệ... và do đó liên quan trực tiếp đến tài sản cố định của doanh nghiệp.
Mục đích của đầu tư, suy đến cùng vẫn là tăng được tổng số lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do vậy thông qua việc phân tích tình hình đầu tư và nguồn tự tài trợ người ta có thể đánh giá được một khía cạnh khác về thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
Nội dung chủ yếu của phân tích tình hình đầu tư và nguồn tự tài trợ bao gồm: - Phân tích, đánh giá khái quát tình hình đầu tư,
- Phân tích, đánh giá cụ thể tình hình đầu tư và nguồn tự tài trợ; - Phân tích , đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư
* Trước hết là phân tích, đánh giá khái quát tình hình đầu tư:
Để đánh giá khái quát tình hình đầu tư, người ta có thể đánh giá theo 3 nội dung sau đây:
+ Đánh giá về hướng đầu tư (đầu tư vào đâu?) + Đánh giá về loại hình đầu tư (đầu tư như thế nào) + Đánh giá về quy mô đầu tư (đầu tư bao nhiêu?)
Trong 3 nội dung nói trên thì việc đánh giá về hướng đầu tư là khâu khởi đầu ,đồng thời cũng là khâu rất quan trọng. Thực tế cho thấy rằng, nếu lựa chọn đúng hướng đầu tư thì nó sẽ tạo tiền đề có tính quyết định cho hiệu quả của hoạt động đầu tư nói chung, của vốn đầu tư nói riêng. Đương nhiên việc cân nhắc để đi đến quyết định về loại hình
đầu tư (đầu tư tài chính hay đầu tư phát triển, đầu tư dài hạn hay đầu tư ngắn hạn...), về quy mô đầu tư cũng có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo hiệu quả của hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Nếu đầu tư không đúng hướng, đương nhiên các yếu tố loại hình, quy mô đầu tư đều không có ý nghĩa và do đó không thể tính đến hiệu quả của vốn đầu tư.
* Phân tích, đánh giá cụ thể tình hình đầu tư và nguồn tự tài trợ của doanh nghiệp.
Như ở phần trên đã đề cập, doanh nghiệp có thể đầu tư ra ngoài (đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn), đầu tư bên trong (đầu tư phát triển có liên quan đến tài sản cố định).
Để tiến hành đầu tư, doanh nghiệp có thể sử dụng vốn tự có (nguồn vốn chủ sở hữu) hoặc vốn vay. Nhưng ở đây ta chỉ để cập đến nguồn tự tài trợ,do đó người ta không tính đến việc sử dụng vốn vay để đầu tư. Từ những vấn đề đặt ra ở trên, khi phân tích đánh giá cụ thể tình hình đầu tư và nguồn tự tài trợ của doanh nghiệp, người ta có thể sử dụng các chỉ tiêu sau đây:
-Tỷ suất đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn (đầu tư tổng quát); - Tỷ suất đầu tư về tài sản cố định hữu hình;
- Tỷ suất tự tài trợ tổng quát;
- Tỷ suất tự tài trợ về đầu tư TSCĐ hữu hình.
(Để đơn giản trong tính toán,phần đầu tư phát triển ta chỉ giới hạn việc đầu tư có liên quan đến tài sản cố định hữu hình, còn đối với tải sản cố định vô hình nó chứa đựng quá nhiều nội dung phức tạp, trong đó có nội dung ít liên quan đến đầu tư, như giá trị quyền sử dụng đất, giấy phép và giấy phép nhượng quyền ...)
Các chỉ tiêu nói trên lần lượt được xác định như sau:
Tỷ suất đầu tư tổng quát =
Đầu tư tài chính ngắn hạn
+ Đầu tư tài chính dài hạn
Tổng tài sản x 100 Chỉ tiêu này nói lên rằng, cứ 100 đồng tài sản thì doanh nghiệp đã dành ra bao nhiêu đồng để đầu tư tổng quát.
Tỷ suất đầu tư TSCĐ hữu hình = TSCĐ (hữu hình + Chi phí XDCB dở dang Tổng tài sản x 100
Công thức tính trên giải thích rằng, trong 100 đồng tài sản, doanh nghiệp đã bỏ ra bao nhiêu đồng để đầu tư phát triển).
Tỷ suất tự tài trợ tổng quát
=
Nguồn vốn chủ sở hữu --- Đầu tư TC ngắn hạn + đầu tư TC dài hạn
x 100
Chỉ tiêu trên nói lên rằng, cứ 100 đồng vốn đầu tư tổng quát, thì có bao nhiêu đồng được tài trợ (bù đắp) bằng vốn tự có của doanh nghiệp.
Tỷ suất tự tài trợ về đầu tưu TSCĐ hữu hình = Nguồn vốn chủ sở hữu --- TSCĐ hữu hình + Chi phí XDCB dở dang x 100
Công thức tính ở trên giải thích rằng, để bù đắp cho 100 đồng vốn đầu tư phát triển thì vốn tự có của doanh nghiệp chiếm bao nhiêu phần.
* Về trình tự và phương pháp phân tích:
- Trước hết cần xác định các tỷ suất nói trên ở cả thời điểm đầu năm và cuối kỳ, sau đó qua so sánh giứa cuối kỳ với đầu năm của từng chỉ tiêu, ta xác định được các chênh lệch và tuỳ số chênh lệch của từng chỉ tiêu mà rút ra các kết luận cần thiết về tình hình đầu tư và nguồn tự tài trợ của doanh nghiệp.
* Phân tích, đánh giá hiệu quả (kết quả) của hoạt động đầu tư:
Khi đánh giá kết quả của hoạt động đầu tư nói chung, hiệu quả của vốn đầu tư nói riêng của các doanh nghiệp, cần phải đánh giá từ hai góc độ (quan điểm) :
- Từ góc độ (quan điểm) kinh tế và - Từ góc độ (quan điểm) xã hội
Đối với với các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài, khi đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư còn phải tính đến quan hệ đối ngoại và vấn đề an ninh quốc phòng của đất nước.
* Từ quan điểm kinh tế, để đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư, có thể thông qua các chỉ tiêu sau đây:
* Nếu việc đầu tư của doanh nghiệp thông qua các dự án đầu tư riêng biệt, kế toán có thể hạch toán chi tiết được tổng số vốn đầu tư, lợi nhuận thu được từ việc sử dụng các vốn đầu tư thì chỉ tiêu được sử dụng là tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư và nó được xác định như sau:
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư =
Tổng số lợi nhuận thu được từ vốn đầu tư
--- Tổng số vốn đầu tư
x 100
Chỉ tiêu này nói lên rằng, cứ 100 đồng vốn đầu tư bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận,do đó nếu tỷ suất này càng cao và có xu hướng ngày càng tăng, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn đầu tư càng cao và ngược lại.
* Trường hợp việc đầu tư làm tăng quy mô sản xuất, hiện đại hoá thiết bị, dây truyền sản xuất hoặc thay đổi công nghệ từ đó làm tăng số lượng, chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, giảm chi phí, tăng lợi nhuận nhưng kế toán không bóc tách được số lợi nhuận tăng thêm thì có thể sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản và nó được xác định như sau:
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản =
Tổng số lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (trước
thuế)
--- Tổng tài sản
x 100
Chỉ tiêu này nói lên rằng, cứ 100 đồng tài sản sử dụng trong kỳ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
+ Đối với đầu tư tài chính: Để đánh giá riêng hiệu quả của đầu tư tài chính, bao gồm cả đầu tư tài chính ngắn hạn và đầu tư tài chính dài hạn, có thể dùng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư tài chính (tổng quát) và nó được xác định như sau:
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn
=
Tổng số lợi nhuận thu được từ đầu tư tài chính --- Đầu tư TC ngắn hạn + ĐT TC
dài hạn
x 100
Lợi nhuận thu được từ đầu tư tài chính bao gồm: + Lợi nhuận kinh doanh các loại cổ phiếu, trái phiếu + Lợi nhuận được chia do góp vốn liên doanh;
Như vậy chỉ tiêu nói lên rằng, cứ 100 đồng đầu tư tài chính thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận và tỷ suất này càng cao, xu hướng ngày càng tăng, chứng tỏ hiệu quả đầu tư tài chính càng cao và ngược lại.
* Thời hạn thu hồi vốn đầu tư : Đối với vốn đầu tư cho các dự án độc lập mà kế toán có thể bóc tách được số liệu chi tiết, để đánh giá được hiệu quả của vốn đầu tư, có thể sử dụng chỉ tiêu thời hạn thu hồi vốn và nó được xác định như sau:
Thời hạn thu hồi vốn đầu tư
=
Tổng số vốn đầu tư
--- Khấu hao cơ bản+Lợi nhuận thu được
từ vốn đầu tư
Như vậy nếu lợi nhuận thu được ngày càng tăng, thời hạn thu hồi vốn càng ngắn, hiệu quả vốn đầu tư càng cao và ngược lại.
* Mức nộp cho ngân sách Nhà nước do sử dụng vốn đầu tư:
Mức nộp ngân sách =
Tổng số tiền nộp NS do sử dụng vốn đầu tư
--- Tổng số vốn đầu tư
Chỉ tiêu này nói lên rằng cứ 1 đồng vốn đầu tư, doanh nghiệp đã nộp bao nhiêu đồng cho ngân sách Nhà nước.
* Từ quan điểm xã hội : Việc đầu tư phát triển như mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng ngành nghề sẽ tạo ra công việc làm cho người lao động. Do vậy thông qua số lao động được tuyển dụng, người ta cũng đánh giá được hiệu quả của vốn đầu tư của doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khi đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư nói riêng, tình hình đầu tư nói chung còn phải tính đến vấn đề an ninh quốc phòng của đất nước.
* Ví dụ phân tích :
Dựa vào số liệu trên bảng cân đối kế toán, người ta lập bảng phân tích tình hình đầu tư như sau:
(Bảng 3.2)
Chỉ tiêu Đầu năm (%) Cuối kỳ (%)
Chênh lêch (±) % 1- Tỷ suất đầu tư tổng quát 2000 + 8000 --- x 100= 5.99% 170.000 2000 + 9000 --- x100=5,91 186.000 -0,08 2- Tỷ suất dầu tư TSCĐ hữu hình 90.000 + 4.000 --- x 100 = 52,15 170.000 92.000+5.000 --- x 100=52,12 186.000 -0,03 3- Tỷ suất tự tài trợ tổng quát 51.000 --- x 100 = 510 2.000 + 8.000 47.000 --- x 100= 427 2000 + 9000 -83 4- Tỷ suất tự tài trợ về đầu tư TSCĐ hữu hình 51.000 --- x 100 = 54,25 90.000 + 4.000 47.000 --- x 100= 48,45 92.000 + 500 -5,8
- Dựa vào các kết quả tính được trên bảng 3.2, ta thấy so với đầu năm, tỷ suất đầu tư tổng quát (đầu tư ra ngoài) cuối kỳ đã tăng 0,03%, mức tăng này là không đáng kể, trong khi đó tỷ suất đầu tư bên trong doanh nghiệp lại giảm 3,14%. Kết quả trên chưa phải là yếu tố tích cực của hoạt động đầu tư.
- Về tình hình tự tài trợ cho đầu tư : nguồn vốn chủ sở hữu thừa khả năng (với mức độ rất lớn) bù đắp cho đầu tư tài chính, nhưng lại có xu hướng giảm dần về cuối kỳ, với tỷ lệ giảm là 83%; Trong khi đó, nguồn vốn này chỉ có thể bù đắp với tỷ lệ 54,25% cho đầu tư về tài sản cố định hữu hình vào thời điểm đầu năm và đã giảm
xuống còn 48,45% ở thời điểm cuối kỳ, với tỷ lệ giảm cụ thể là 5,8%. Hiện tượng trên cũng cần được đánh giá, xem xét một cách cụ thể để hạn chế được các tác động tiêu cực đến tình hình tài chính nói chung, tình hình đầu tư nói riêng của doanh nghiệp.
Trong thực tế, cần tìm hiểu để lựa chọn, sưu tầm tài liệu, số liệu cần thiết dề tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư nói chung, của việc sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp nói riêng
3.1.3- Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.