1. Vai trò của xỉ trong quá trình nấu luyện
Xỉ đ−ợc tạo ra do:
- Phần kim loại trong phối liệu bị ôxy hoá hay hồi liệu chứa đất, cát bẩn v.v… - T−ờng lò bị ăn mòn.
- Những chất ôxy hoá cần thiết đ−a vào lò để thực hiện quá trình công nghệ. - Vât liệu phi kim và những chất trợ dung đ−a vào lò.
Xỉ phải thoả mãn yêu cầu sau:
- Đảm bảo cho quá trình nấu luyện thép phát triển theo h−ớng công nghệ xác định.
- Đảm bảo tách ra khỏi hợp kim những tạp chất có hại nh− P, S và ngăn cản các chất nh− N2, H2 v.v… không xâm nhập vào hợp kim.
- Đảm bảo cho sắt và các nguyên tố quý hiếm ít bị cháy hao. 2. Các tính chất của xỉ:
a. Độ bazơ của xỉ: Độ bazơ của xỉ tạo cho xỉ một độ sệt nhất định và do đó có quyết định đến hoạt tính của xỉ lỏng, đến vấn đề hút khí và chất l−ợng hợp kim.
b. Tính chất lý học của xỉ:
+ Độ sệt và độ chảy loãng của xỉ: Hoạt tính hoá học của xỉ lỏng phụ thuộc rất nhiều vào độ sệt của xỉ. Muốn quá trình nấu bình th−ờng xỉ cần có độ sệt nhất định. Hai yếu tố ảnh h−ởng đến độ sệt của xỉ là thành phần hoá học và nhiệt độ của xỉ.
+ Trọng l−ợng riêng của xỉ: Khi nấu luyện ta muốn trọng l−ợng riêng của xỉ phải nhỏ hơn trọng l−ợng riêng của kim loại để xỉ dễ dàng nổi lên. Xỉ càng nhẹ càng dễ loại khỏi kim loại. Trọng l−ợng riêng của xỉ phụ thuộc vào trọng l−ợng riêng của các nguyên tố chứa trong xỉ.
+ Nhiệt hàm của xỉ: Để xỉ thực hiện đ−ợc nhiệm vụ của nó, cần phải cung cấp nhiệt làm nóng chảy nó. Có thiết bị xỉ đ−ợc nguồn nhiệt cung cấp trực tiếp qua xỉ truyền xuống kim loại, có thiết bị lại lấy nhiệt của kim loại nấu.
Nhiệt hàm của xỉ là l−ợng nhiệt cần cung cấp cho xỉ để nung nóng nó và quá nhiệt nó đến nhiệt độ yêu cầu.
+ Sức căng bề mặt:
Là một trong những tính chất quan trọng của xỉ. Sức căng bề mặt của xỉ lớn thì nó ít dính vào hợp kim.
Hệ số sức căng bề mặt δ thay đổi theo nhiệt độ. Giá trị δ tăng khi năng l−ợng liên kết giữa các ion tăng.