- Pha nền kim loại : Dung dịch nền peclit, mactenxit, austenit. - Pha cacbit : Các loại cacbit dạng M3C, M7C3, M23C6.
Tổ hợp thành phần của các dạng cacbit và dạng nền kim loại kể trên tạo ra vật liệu có tính chất nhất định.
3.3.3.1. Vai trò của nền kim loại liên quan đến tính chịu mài mòn của hợp kim hệ Fe- Cr - C. hợp kim hệ Fe- Cr - C.
Các nhà nghiên cứu về hợp kim chịu mài mòn của Viện Khoa học Vật liệu đã tiến hành thí nghiệm với các nền kim loại khác nhau và đ−a ra kết luận sau đây:
+ Nền kim loại đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định khả năng chịu mài mòn của hợp kim hệ Fe- Cr- C.
+ Trong mọi môi tr−ờng làm việc, cấu trúc nền peclit tạo cho hợp kim bị mài mòn nhanh nhất.
+ Cấu trúc nền mactenxit thích hợp cho mài mòn với lực va đập không lớn. + Cấu trúc nền austenit thích hợp với dạng mài mòn có sự va đập của các hạt mài có độ cứng cao, vận tốc va đập lớn.
Các kết luận trên đ−ợc giải thích nh− sau: Do cấu trúc nền peclit xuất hiện pha ferit rất mềm làm tăng khả năng hạt cacbit bị bong tróc trong quá trình bắn phá của các hạt mài. Còn cấu trúc nền mactenxit có độ cứng vừa phải lại có biến dạng dẻo ít nhất nên dạng nền này giữ chặt các hạt cacbit để không xảy ra bóc tách khỏi nền khi bị lực cơ học tác động. Hợp kim có nền kim loại là mactenxit có tính chịu mài mòn cao nhất. ở cấu trúc austenit thì khi có lực va đập đủ lớn nền kim loại sẽ chuyển biến từ cấu trúc austenit sang cấu trúc mactenxit, do đó đã giữ chặt các hạt cacbit trong quá trình mài mòn.