THỬ NGHIỆM CÁC PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNHVIÊM PHỔI BÊ

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu một số đặc điểm bệnh viêm phổi trên bê tại vùng phụ cận hà nội và biện pháp điều trị (Trang 78)

PHỔI BÊ

Qua theo dõi tình hình bệnh viêm phổi trên đàn bê tại một số trại phụ cận Hà Nội. Chúng tôi đã tiến hành kết hợp giữa chẩn đoán lâm sàng, phi lâm sàng và áp dụng với điều kiện thực tiễn tại cơ sở để đưa ra một số phác đồ điều trị

nhằm nâng cao hiệu quả trong việc điều trị bệnh viêm phổi. Mỗi phác đồ gồm các bước điều trị chính như sau: 1 - Chăm sóc, hộ lý

Đưa bệnh súc vào nơi điều trị riêng, mùa đông tạo môi trường ấm áp, mùa hè tạo môi trường thoáng mát, chuồng trại sạch sẽ khô ráo, cho thức ăn để dễ tiêu hoá.

2 - Dùng thuốc điều trị

+ Dùng kháng sinh để chống nhiễm khuẩn

+ Dùng các thuốc khắc phục rối loạn hô hấp như thuốc ho, thuốc long đờm, thuốc giãn phế quản, thuốc kích thích hô hấp, thuốc hạ sốt, an thần.

3 - Tăng cường hoạt động tuần hoàn, nâng cao sức đề kháng của cơ thể

thông qua việc trợ sức, trợ lực, trợ tim, kích thích tạo máu.

Dựa trên cơ sở đó chúng tôi đã điều trị thử nghiệm cho bê viêm phổi qua 2 phác đồ:

Phác đồ 1: - Thuốc kháng sinh (Genta- Tylo) 1ml/10kgP tiêm bắp

- Thuốc giảm ho và long đờm: Natribicacbonat 8-10g/con cho uống ngày 1 lần

- Thuốc trợ sức, trợ lực:

+ Vitamin B1: 5ml/con. Tiêm bắp + Vitamin C: 10ml/con. Tiêm bắp

+ Cafeinnatri Benzoat 20%: 5ml. Tiêm bắp Theo dõi sự biến đổi lâm sàng sau khi điều trị (48h, 72h và 96h) Phác đồ 2: - Thuốc kháng sinh (Genta- Tylo) 1ml/10kgP tiêm bắp

- Thuốc giảm ho và long đờm: Natribicacbonat 8-10g/con cho uống ngày 1 lần

- Thuốc trợ sức, trợ lực:

+ Vitamin C: 10ml/con. Tiêm bắp

+ Cafeinnatri Benzoat 20%: 5ml. Tiêm bắp

- Thuốc giảm viêm và giảm kích ứng vách phế quản: Dexamethazol 1ml/20kgP/ngày. Tiêm bắp ngày 1 lần

- Dung dịch đường Glucoza 20%: 500ml/con/ngày. Tiêm truyền vào tĩnh mạch ngày 1 lần

Theo dõi sự biến đổi lâm sàng sau khi điều trị (48h, 72h và 96h)

Việc đánh giá hiệu quả của các phác đồ dựa trên việc theo dõi về lâm sàng: sốt, khó thở, ho, chảy nước mũi, âm phổi bệnh lí.

Kết quả điều trị của các phác đồ được trình bày ở bảng 4.12

Qua kết quảở bảng 4.12 cho thấy: Cả hai phác đồ đều dùng cùng một loại kháng sinh và thuốc trợ sức, trợ lực, giảm ho long đờm. Nhưng ở phác đồ II dùng thêm thuốc giảm viêm (Dexamethazol) và dung dịch Glucoza 20% cho kết quả cao và rút ngắn thời gian điều trị. Cụ thểở phác đồ I sau hai ngày điều trị có 4 bê khỏi chiếm tỷ lệ 28,57%, sau ngày điều trị thứ 3 có 8 con khỏi chiếm 57,14%. Và sau 4 ngày điều trị hiệu quả điều trị mới đạt 92,85%.

Trong khi đó ở phác đồ II sau 3 ngày điều trị 100% bê viêm phổi khỏi bệnh.

Như vậy, từ các kết quả điều trị trên chúng tôi thấy: Trong điều trị bệnh viêm phổi ở bê cần lựa chọn kháng sinh đặc hiệu chống bội nhiễm vi khuẩn kết hợp với việc dùng thuốc giảm viêm đồng thời làm công tác hộ lý, chăm sóc, tăng cường dinh dưỡng, giải độc khắc phục các rối loạn hô hấp sẽ tăng hiệu quả điều trị.

Bảng 4.12 Kết quả điều trị thử nghiệm bệnh viêm phổi bê

Thời gian hết triệu chứng lâm sàng Ngày thứ 2 (48 giờ) Ngày thứ 3 (72 giờ) Ngày thứ 4 (96 giờ) Phác đồ điều trị Số con điều trị Số con Tỷ lệ Số con Tỷ lệ Số con Tỷ lệ Phác đồ 1 14 4 28,57 12 85,71 13 92,85 Phác đồ 2 15 4 26,67 15 100

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN.

Từ những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu trên các đối tượng bê viêm phổi tại vùng phụ cận Hà Nội chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

1. Sốt, ho, chảy nước mũi, hiện tượng niêm mạc tím tái, âm phổi bệnh lí là các triệu chứng thường gặp ở bê mắc bệnhviêm phổi.

2. Các chỉ tiêu về thân nhiệt, tần số tim, tần số hô hấp ở bê viêm phổi tăng và có sự sai khác so với trường hợp bê khoẻ (p < 0,05).

3. Số lượng hồng cầu của bê viêm phổi 5,31 ± 0,05 triệu/mm3 máu, thấp hơn mức sinh lí 0,56 triệu/mm3 máu. (P < 0,05).

4. Hàm lượng huyết sắc tố (Hb), tỉ khối hồng cầu trong các trường hợp bê viêm phổi đều giảm so với mức sinh lí (p < 0,05).

5. Số lượng các loại bạch cầu ở bê viêm phổi 12,83 ± 0,18 nghìn/mm3, tăng 4,72 so với bê khoẻ.

6. Khi bê mắc viêm phổi tỉ lệ các loại bạch cầu trong công thức bạch cầu thay đổi, tỉ lệ bạch cầu trung tính tăng cao.

7. Hàm lượng protein tổng số trong huyết thanh bê mắc bệnh viêm phổi là 7,96 ± 0,03g% thấp hơn ở bê khoẻ 8,15 ± 0,06 g%.

8. Hoạt độ men sGOT, sGPT ở bê mắc viêm phổi tăng so với mức sinh lí. 9. Tỉ số A/G ở máu bê khi mắc viêm phổi giảm so với mức sinh lí.

10. Các bệnh tích đại thể của phổi viêm như giãn phế nang, xung huyết, hạch phổi sưng là những triệu chứng thường gặp trong viêm phổi cấp được mổ

khám. Các tổn thương hay gặp ở vùng rìa của các thuỳ phụ, thuỳ giữa (thuỳ tim) và thuỳ trước (thuỳ đỉnh) của phổi.

11. Các biến đổi vi thể phổi viêm thường gặp là xung huyết, xuất huyết, dịch rỉ viêm tăng tiết, thâm nhiễm các tế bào viêm như bạch cầu trung tính.

12. Chế phẩm kháng sinh như Genta - Tylo khi kết hợp với Dexamethasol cho hiệu quả điều trị cao trên bê mắc bệnh viêm phổi.

Trong điều trị bệnh viêm phổi ở bê cần lựa chọn và kết hợp kháng sinh đặc hiệu chống bội nhiễm đồng thời làm công tác hộ lý, chăm sóc, tăng cường dinh dưỡng, giải độc, khắc phục các rối loạn hô hấp sẽ tăng hiệu quả điều trị.

5.2. ĐỀ NGHỊ.

Chúng tôi đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, chỉ tiêu sinh lý sinh hoá máu, biến đổi bệnh lý ở bê mắc bệnh viêm phổi. Tuy nhiên thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, số lượng mẫu nghiên cứu còn hạn chế. Nên nhiều vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn nữa vẫn chưa được thực hiện

1.Nghiên cứu thêm về thời điểm bê mắc bệnh viêm phổi trong năm, ảnh hưởng của môi trường với bệnh viêm phổi bê.

2. Phân lập vi sinh vật trong đường hô hấp của bê, bê chết do mắc bệnh viêm phổi, thử kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh thích hợp và có hiệu quả với chủng vi khuẩn phân lập được.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Vũ Triệu An, Jean Claude Homberg (2001), Miễn dịch học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

2. Vũ Triệu An, Nguyễn Ngọc Lanh, Nguyễn Hữu Mô (1990), Bài giảng Sinh lí bệnh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

3. Archie Hunter (2000), Sổ tay dịch bệnh động vật, (Phạm Gia Ninh và Nguyễn Đức Tâm dịch), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Đỗ Tuấn Cương, Tô Long Thành, Trương Văn Dung và Nguyễn Trọng Thiện (2004), "Điều tra bệnh não xốp của bò (bệnh bò điên) tại một số lò mổ tư nhân của Hà Nội", Kỷ yếu Khoa học kĩ thuật Thú y - Viện thú y 35 năm xây dựng và phát triển 1969 - 2004, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 232 - 236.

5. Trần Cừ, Cù Xuân Dần (1975), sinh lý gia súc. Nhà xuất bản nông thôn, Hà nội.

6. Cù Xuân Dần, Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi, Lê Mộng Loan (1996), Sinh lí học gia súc, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Văn Quang, Hồ Thu Hương, Ngô Thanh Long,

Đào Thanh Vân (2004), "Tình hình nhiễm bệnh virus trong đàn trâu bò ở Việt Nam", Kỷ yếu Khoa học kĩ thuật Thú y - Viện thú y 35 xây dựng và phát triển 1969 - 2004, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 61 - 65.

8. Đỗ Văn Được (2003), Một số nguyên nhân, đặc điểm bệnh lí, triệu chứng lâm sàng bệnh viêm phổi ở trâu Lạng Sơn và biện pháp phòng trị bệnh, Luận án Tiến sĩ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

9. Huỳnh Văn Kháng (2006), Chăn nuôi bò sữa - Những điều cần biết, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996), Kí sinh trùng thú y, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội.

11. Khoo Teng Huat (1995), "Những bệnh đường tiêu hoá và hô hấp ở lợn",

Tài liệu hội thảo khoa học - Hà Nội ngày 10 - 11/3/1995.

12. Phạm Sĩ Lăng, Phan Địch Lân (1997), Bệnh trâu bò ở Việt Nam và biện pháp phòng trị. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội tr. 206 – 213.

13. Phạm Sĩ Lăng, Phan Địch Lân (2002), "Bệnh nội khoa và bệnh sinh sản",

Bệnh thường gặp ở bò sữa Việt Nam và kĩ thuật phòng trị, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Nguyễn Quang Mai (2004), Sinh lý học động vật và người, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

15. Nguyễn Văn Minh (2005), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh Tụ

huyết trùng và xác định tỉ lệ mang trùng Pasteurella ở đàn trâu, bò tỉnh Hà Tây, Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà nội.

16. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch (1997), Giáo trình Chẩn đoán lâm sàng thú y, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch (1997), Bệnh nội khoa gia súc, Giáo trình cho các lớp thú y các trường đại học nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

18. Cao Xuân Ngọc (1997), Giải phẫu bệnh đại cương Thú y, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Đào Nguyên (1993), Một số chỉ tiêu sinh lí huyết học lâm sàng của trâu khoẻ và trong một số bệnh thường gặp, Luận án Phó tiến sĩ

khoa học nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

20. Nguyễn Đình Nhung (2001), "Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lí, sinh hoá máu trâu khi dùng chế phẩm EM để phòng tiêu chảy", Báo cáo khoa học đề

tài cấp bộ, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

21. Niconxki V.V. (1986), Bệnh lợn con, (Phạm Quân và cộng sự dịch), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 136 - 158.

xuất bản Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh.

23. Nguyễn Như Pho (2004), Các lưu ý khi sử dụng thuốc thú y, Nhà xuất bản nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh.

24. Nguyễn Vĩnh Phước, Pasteurlla multocida (Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội – 1970)

25. Nguyễn Vĩnh Phước, Hồ Đình Chúc, Đặng Thế Huỳnh, Đặng Văn Hạnh,Giáo trình bệnh truyền nhiễm gia súc (Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội – 1978)

26. Phạm Ngọc Thạch (2005), "Bệnh ở đường hô hấp", Tài liệu giảng dạy sau Đại học, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

27. Lê Thị Thịnh (1998), Một số chỉ tiêu sinh lí, sinh hoá máu và biện pháp chẩn đoán phi lâm sàng bệnh viêm vú bò sữa, Luận án Thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

28. Nguyễn Trọng Tiến, Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm, Lê Văn Ban (2001), Giáo trình chăn nuôi trâu bò, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 29. Đỗ Đức Việt (2006), "Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lí, sinh hoá, hình

thái máu bò sữa Holstein Friesian (HF) nhập nội, nuôi thích nghi ở một số

tỉnh miền Bắc Việt Nam", Báo cáo khoa học đề tài cấp bộ, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

30. Vụ đào tạo - Bộ nông nghiệp (1978), Giáo trình bệnh truyền nhiễm gia súc, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội.

31. Tạ Thị Vịnh (1991), Giáo trình sinh lí bệnh thú y, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 139 - 153.

II. Tài liệu tiếng Anh

32. Animal Health Divison and Animal Disease and Parasite Research Division - Agricultural Research Service - U.S Department Agriculture (1967), Contagious pleuropneumonia still a threet to U.S. Cattle, U.S

Government printing office: 1967 - 0 223 – 609, Washington, D. C.

33. Blood D. C.; O. M. Henderson and J. A. Hendersom (1985), A text books of the disease of cattle, sheeps, pigs, goats and horses, 6th Edition, pp. 38 – 330. 34. Blowey R. W. (1999), A Veterinary Book for Dairy Farmers, Copyright

Farming Press Ltd., Third Edition, Printed in Hong Kong through world print Ltd.,

35. Donaldons A. I. (1978), "Factors influrcing the dispersal, survisal and deposition of airborn pathogens of farm animal", Vet. Bull., 48, pp. 83 – 84. 36. Graham W. R. (1963), "The pathology of shipping fever in feedlot cattle",

J. A - V. M. A., 123, pp. 198 - 203.

37. Heddleston, K. L; Reisinger, R.C and Watko, L.P. (1962). Studies on the Transmission and Ethiology of Bovine Shipping fever. A.J.V.R, 23, 548 - 553

38. Kelley K. W. (1980), "Stress and immune function: A bibliographic review", Ann, Vet, Res, 11, pp. 445 - 478.

39. Nielsen R.; M. Loftager and L. Eriksen (1990), "Mucosal vaccination against Actionobacillus pleuropneumoniae infection", Proc, Int, Pig, Vet, Soc, 11, pp. 13 – 16.

40. Pfizer animal health (2003), "A past and strong with Cattle Master 4 + L5, One Short R vaccination", Western Dairy Business, Vol. 84, No. 9, California. 41. Rehmtulla, A. J & Thom Son, R. G (1981). A review of the lesion in shipping

fever of cattle. Can. Vet. J, 22,1-8

42. Russell A. Runnells; William S. Monlux and Andrex W. Monlux (1991),

Pathology; Respyratory system, 7th edition, University press Ames, Iowa, USA, pp. 503 - 563.

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu một số đặc điểm bệnh viêm phổi trên bê tại vùng phụ cận hà nội và biện pháp điều trị (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)