Máu là tấm gương phản ánh tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của cơ thể
vì máu là dung môi sống của các tổ chức và tế bào cơ quan của cơ thể tạo ra môi trường ổn định cho các tế bào hoạt động. Trong trạng thái sinh lý bình thường, máu trong cơ thể động vật có những chỉ tiêu ổn định, các chỉ tiêu đó thay đổi trong một phạm vi nhất định. Khi cơ thể động vật bị bệnh thì tính chất, thành phần của máu có những thay đổi tương ứng và đặc hiệu mà chúng ta có thể dựa
vào đó để chẩn đoán được bệnh. Vì vậy, những xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm cơ bản để đánh giá tình trạng sức khỏe con vật cũng như giúp cho việc chẩn đoán bệnh.
Bằng máy huyết học 18 chỉ tiêu ( Hemascrem 18) chúng tôi xét nghiệm một số chỉ tiêu sinh lý máu ở bê viêm phổi. Kết quả thu được chúng tôi trình bày
ở bảng 4.3, 4.3, 4.5.
4.3.1. Số lượng hồng cầu (triệu/mm3)
Hồng cầu có chức năng vận chuyển O2 tới tổ chức và mang khí CO2 từ tổ
chức ra phổi.
Số lượng hồng cầu ở các loài khác nhau là khác nhau, ngay trong cùng một loài thì số lượng hồng cầu cũng có sự thay đổi theo giống, tuổi, giới tính, tình trạng dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe,.. khi con vật bị bệnh thì số lượng hồng cầu có sự thay đổi (tăng hoặc giảm). Số lượng hồng cầu tăng thường gặp trong những bệnh gây mất nước nhưỉa chảy nặng, sốt cao, ra nhiều mồ hôi,.. số
lượng hồng cầu giảm thường gặp trong những bệnh do thiếu máu, các bệnh làm hồng cầu vỡ nhiều (trúng độc, ký sinh trùng đường máu,..)
Ngoài ra số lượng hồng cầu còn phản ánh phẩm chất con giống. Do vậy, việc xác định số lượng hồng cầu của mỗi gia súc có ý nghĩa rất quan trọng trong chẩn đoán bệnh.
Xét nghiệm số lượng hồng cầu ở 11 bê khỏe mạnh bình thường bằng máy huyết học 18 chỉ tiêu ( bảng 4.3) chúng tôi thấy: số lượng hồng cầu trung bình ở
bê khỏe là 5,87±0,16 triệu/mm3, dao động trong khoảng từ 5,22-6,75 triệu/mm3.
Ở bê bị viêm phổi có số lượng hồng cầu trung bình là 5,31±0,05 triệu/mm3 máu. Như vậy khi bê bị viêm phổi số lượng hồng cầu giảm đi so với số lượng hồng cầu con khỏe là 0,56 triệu/mm3.
Sở dĩ như vậy, theo chúng tôi khi bị viêm phổi, bê bị bệnh thường ăn ít hoặc bỏ ăn dẫn đến thiếu các nguyên liệu cơ bản để tạo máu (như sắt, Protein, VitaminC, VitaminB12,..) cũng góp phần làm cho số lượng hồng cầu trong máu giảm.
Bảng 4.3: Số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố và tỷ khối huyết cầu
ở bê khỏe và bê viêm phổi
Số lượng hồng cầu (triệu/mm3) Hàm lượng huyết sắc tố (g%) Tỷ khối huyết cầu (%)
X m
X ± X±mX X ±mX
Đối tượng
nghiên cứu n
(con) Dao động P Dao động P Dao động P 5,87±0,16 11,15± 0,16 37,19±0,73 Bê khỏe 11 5,22-6,75 10,60-12,50 33,10-39,90 5,31±0,05 10,09±0,06 34,80±0,24 Bê viêm phổi 29 4,91-6,12 <0,05 9,60-10,90 <0,05 30,20-36,50 <0,05
4.3.2. Hàm lượng huyết sắc tố (Hemoglobin) (g%)
Hemoglobin (Hb) là thành phần chủ yếu, chiếm 90% vật chất khô của hồng cầu và đảm nhiệm các chức năng của hồng cầu. Hemoglobin là loại Protein phức tạp CromoProtein: Protein màu, khối lượng phân tử bằng 68.000đvC. Chức năng Hemoglobin là vận chuyển O2 và khí CO2, vận chuyển các chất dinh dưỡng; điều hòa độ pH của máu (chức năng đệm); khi tổ chức phân hủy nó được dùng để tổng hợp nên các chất khác như sắc tố mật,..
Hàm lượng Hemoglobin trong máu của các loài gia súc thay đổi tùy theo giống, tuổi, tính biệt, trạng thái dinh dưỡng, bệnh tật.
Hàm lượng Hemoglobin tỷ lệ thuận với số lượng hồng cầu. Số lượng hồng cầu trong 1mm3 máu tăng hay giảm thì số gam Hemoglobin trong 100ml máu cũng tăng hoặc giảm theo.
Dựa trên nguyên lý: Khi cho axit HCl vào máu sẽ kết hợp với Hemoglobin thành axit Hematin có mầu nâu và so mầu với ống chuẩn để tính lượng Hb trong máu. Kiểm tra hàm lượng huyết sắc tố ở 40 bê ( trong đó 29 bê viêm phổi và 11 bê khỏe mạnh bình thường) ( bảng 4.3)
Qua kết quảở bảng 4.3 chúng tôi thấy:
Hàm lượng huyết sắc tố trung bình ở bê khỏe là 11,15±0,16 g%, dao động trong khoảng từ 10,60-12,50 g%. Kết quả này phù hợp với giáo trình “Sinh lý gia súc” (NXB Nông thôn – 1975).
Hàm lượng huyết sắc tố trung bình ở những bê mắc bệnh viêm phổi là 10,09±0,06 g%, dao động trong khoảng 9,60-10,90 g%.
Như vậy, qua kết quả trên chúng tôi nhận thấy hàm lượng Hemoglobin ở
bê viêm phổi có sự giảm đi tương ứng với sự giảm số lượng hồng cầu.
4.3.3. Tỷ khối huyết cầu (Hematocrit) (%)
Tỷ khối huyết cầu là tỷ lệ % giữa khối lượng hồng cầu trong một thể tích máu nhất định được tính theo %.
Tỷ khối huyết cầu có thể tăng hoặc giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tỷ khối huyết cầu tăng khi có tích nước trong tế bào, trong các bệnh tăng về số lượng hồng cầu. Tỷ khối huyết cầu giảm trong trường hợp thiếu máu.
Kết quả kiểm tra tỷ khối huyết cầu của 11 bê khỏe và 29 bê viêm phổi bằng phương pháp Wintrobe chúng tôi thu được kết quảở bảng 4.3.
Từ kết quảở bảng 4.3 chúng tôi có nhận xét:
Tỷ khối huyết cầu trung bình ở bê khỏe là 37,19±0,73 %, dao động trong khoảng 33,10-39,90. Nhưng tỷ khối huyết cầu trung bình ở những bê bị viêm phổi là 34,80±0,24 %, dao động trong khoảng 30,20-36,50, giảm so với những bê khỏe.
Qua kết quả kiểm tra số lượng hồng cầu, tỷ khối huyết cầu va hàm lượng huyết sắc tố ở bê bị viêm phổi, chúng tôi thấy các chỉ tiêu này giảm hơn so với chỉ tiêu sinh lý. Như vậy, theo chúng tôi trong quá trình điều trị bệnh viêm phổi
ở bê ngoài việc điều trị nguyên nhân cần dùng các biện pháp để làm tăng các nguyên liệu tạo hồng cầu, chống thiếu máu.
4.3.4. Lượng huyết sắc tố (HST) bình quân của hồng cầu
Lượng huyết sắc tố bình quân của hồng cầu biểu thị lượng hemoglobin chứa trong một hồng cầu. Đơn vị tính là (pg) và được tính theo công thức:
Kiểm tra lượng huyết sắc tố của hồng cầu ở 11 con bê khỏe và 29 con bê bị mắc bệnh viêm phổi. Kết quả được trình bày ở bảng 4.4.
Qua kết quảở bảng 4.5 cho thấy:
Lượng HST trung bình của bê khỏe là 15,79±0,05 pg.
Khi bê bị viêm phổi lượng HST trung bình giảm xuống còn 15,05±0,01 pg.
g% Hb x 10 Số triệu hồng cầu/mm3 LHSTBQ=
47
Bảng 4. 4: Lượng huyết sắc tố (HST) bình quân của hồng cầu , nồng độ HST bình quân của hồng cầu, thể tích bình quân của hồng cầu ở bê viêm phổi
Lượng HST bình quân của hồng cầu (pg) Nồng độ HST bình quân của hồng cầu (%) Thể tích bình quân hồng cầu (µm3) X m X ± X ±mX X ±mX Đối tượng nghiên cứu n (con)
Dao động P Dao động P Dao động
P 15,79±0,05 29,87±0,05 50,05±0,97 Bê khỏe 11 15,30-15,90 29,60-30,10 45,90-54,70 15,05±0,01 29,01±0,03 48,92±0,30 Bê viêm phổi 29 14,90-15,40 < 0,05 28,90-29,50 < 0,05 46,10-53,20 > 0,05
Bảng 4.5: Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu ở bê khỏe và bê viêm phổi
Công thức bạch cầu (%) Số lượng bạch
cầu (nghìn/mm3) BC ái toan BC ái kiềm BC nhân
trung tính Đơn nhân lớn Lâm ba cầu
X m
X ± X ±mX X ±mX X ±mX X ±mX X ±mX
Đối tượng nghiên cứu n (con)
Dao động Dao động Dao động Dao động Dao động Dao động 8,11±0,15 5,09±0,39 0,45±0,16 31,18±0,94 6,54±0,39 56,73±0,87 Bê khỏe 11 7,30-8,90 3 – 7 0 – 1 26 – 35 4 – 8 52 - 61 12,83±0,18 4,27±0,16 0,52±0,09 44,24±0,52 3,97±0,15 47,07±0,54 Bê viêm phổi 29 10,60-13,90 3 – 6 0 – 1 39 – 49 3 – 6 41 – 52 P < 0,05 < 0,05 >0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05
4.3.5. Thể tích bình quân hồng cầu (µµµµm3)
Thể tích bình quân hồng cầu được tính theo công thức:
Theo dõi thể tích bình quân hồng cầu ở 40 bê ( bảng 4.4). Chúng tôi thấy thể tích bình quân của hồng cầu ở bê khỏe trung bình là 50,05±0,97 µm3. Dao động trong khoảng 45,90-54,70 µm3. Khi bê viêm phổi có thể tích bình quân của hồng cầu trung bình là 48,92±0,30 µm3, dao động trong khoảng 46,10-53,20
µm3.
4.3.6. Nồng độ huyết sắc tố bình quân của hồng cầu (%)
Nồng độ huyết sắc tố bình quân của hồng cầu là tỷ lệ % của hàm lượng HST trên tỷ khối hồng cầu và được tính theo công thức:
Cùng với việc kiểm tra lượng HST trên bê khỏe và bê viêm phổi , chúng tôi còn tiến hành kiểm tra nồng độ HST bình quân của hồng cầu ( bảng 4.4).Kết quả
bảng 4.4 cho thấy:
Nồng độ huyết sắc tố bình quân của hồng cầu ở bê bị bệnh viêm phổi là 29,01±0,03 %, dao động trong khoảng 28,90-29,50%. Trong khi đó nồng độ
huyết sắc tố bình quân của hồng cầu ở bê khỏe là 29,87±0,05 %, dao động trong khoảng 29,60-30,10 %
Như vậy, nồng độ huyết sắc tố bình quân ở bê bệnh viêm phổi tăng hơn so với bê khỏe 0.86%.
Tỷ khối huyết cầu ×10 Số triệu hồng cầu VBQ =
g% Hb × 100 Tỷ khối hồng cầu [Hb]BQ =
4.3.7. Số lượng bạch cầu (nghìn/mm3)
Mỗi loài có một số lượng bạch cầu nhất định. Chức năng chung của bạch cầu là bảo vệ cơ thể bằng các hoạt động thực bào, đáp ứng miễn dịch tạo Interferon. Do đó số lượng bạch cầu là một chỉ tiêu cần để xét đoán phản ứng phòng vệ của cơ thể.
So với hồng cầu thì bạch cầu là những tế bào có nhân và bào tương, có kích thước thay đổi có khả năng di động kiểu Amip.
Số lượng bạch cầu thường ít ổn định và phụ thuộc vào trạng thái sinh lý của cơ thể. Số lượng bạch cầu thường tăng sau khi ăn, khi đang vận động, khi con vật có thai. Trong trường hợp bệnh lý số lượng bạch cầu có thể tăng hoặc giảm so với sinh lý:
Số lượng bạch cầu tăng thấy ở những trường hợp bị nhiễm trùng, rối loạn trao đổi chất, chứng bại huyết….
Số lượng bạch cầu giảm trong các bệnh siêu vi trùng, viêm não, trúng độc do hóa chất, thiếu máu ác tính, do cơ quan tạo máu bị suy nhược.
Do đó có thể căn cứ vào việc xác định số lượng bạch cầu để giúp cho việc chẩn đoán bệnh được chính xác.
Theo dõi số lượng bạch cầu ở 11 con bê khỏe và 29 con bê mắc bệnh viêm phổi trên máy Hema.screm 18 chúng tôi thu được kết quả bảng 4.5.
Qua kết quả bảng 4.4 chúng tôi thấy: Số lượng bạch cầu ở bê khỏe trung bình là 8,11±0,15 nghìn/mm3, dao động trong khoảng 7,30-8,90 nghìn/mm3. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của (Trần Cừ, Cù Xuân Dần, Lê Thị
Minh – 1975).
Khi viêm phổi số lượng bạch cầu của bê đều tăng hơn so với mức sinh lý. Xét nghiệm 29 bê bị bệnh viêm phổi cho thấy số lượng bạch cầu trung bình là 12,83±0,18 nghìn/mm3 máu, dao động trong khoảng 10,60-13,90 nghìn/mm3 máu, bình quân tăng so với số lượng con khỏe khoảng 4,72 nghìn/mm3 máu.
Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 4.5 cho thấy số lượng bạch cầu tăng, theo chúng tôi do nguyên nhân gây bệnh tác động vào cơ thể gây nhiễm trùng. Các cơ quan đáp ứng miễn dịch, cơ quan tạo máu của cơ thể bị kích thích hưng phấn sinh sản nhiều bạch cầu để tiêu diệt mần bệnh giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục. Do đó số lượng bạch cầu trong máu tăng.
4.3.8. Công thức bạch cầu
Công thức bạch cầu là tỷ lệ phần trăm (%) của từng loại bạch cầu trên tổng số bạch cầu. Công thức bạch cầu của các loài động vật không giống nhau. Trong cùng một loài, công thức bạch cầu tương đối ổn định. Công thức bạch cầu thay đổi do một số yếu tố: nếu mắc các bệnh về nhiễm trùng thì bạch cầu trung tính và bạch cầu đơn nhân lớn sẽ tăng lên đột ngột, khi mắc các bệnh về ký sinh trùng đường ruột thì bạch cầu ưa toan tăng và trong các bệnh về thiếu máu thì bạch cầu ưa kiềm tăng (Nguyễn Quang Mai, 2004)[14]. Mỗi loại bạch cầu có chức năng khác nhau và tăng giảm trong các bệnh là khác nhau. Trong chẩn đoán bệnh không chỉ dựa vào số lượng bạch cầu mà còn phải dựa vào công thức bạch cầu để tìm ra nguyên nhân bệnh. Vì vậy, phân loại bạch cầu có ý nghĩa rất lớn trong chẩn đoán. Thường người ta xét tỷ lệ phần trăm của 5 loại bạch cầu:
* Bạch cầu trung tính là loại bạch cầu thường thấy khi xét nghiệm máu gia súc, chiếm 65% trong tổng số bạch cầu, có chức năng thực bào mạnh. Bạch cầu trung tính thường tăng trong các trường hợp nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn gây ra: viêm phổi, bệnh nhiễm trùng, ung thư, lao tiến triển, cơ thể bị tổn thương,… giảm trong các bệnh do virus, nhiễm độc thủy ngân,…
Lâm ba cầu (bạch cầu lympho) được tạo ra từ tủy xương, một số ít ở lách và hạch lâm ba, có chức năng bảo vệ cơ thể bằng các phản ứng miễn dịch. Lâm ba cầu tăng trong các bệnh nhiễm khuẩn mãn tính, các bệnh do virus, các bệnh nhiễm trùng cấp chuyển biến tốt. Lâm ba cầu giảm trong một số bệnh nhiễm khuẩn cấp, ung thư đường tiêu hóa, đường hô hấp,…
ký sinh trùng đường ruột, hen suyễn, u ác tính, bệnh ở cơ quan tạo máu thời kỳ
hồi phục. Bạch cầu ái toan giảm khi bị nhiễm độc và tiêm ACTH, trong các bệnh truyền nhiễm cấp tính.
Bạch cầu ái kiềm, số lượng rất ít, từ 0 – 1% tổng số bạch cầu, thường tăng trong các bệnh viêm mãn tính.
Bạch cầu đơn nhân lớn, số lượng từ 2 – 2,5% tổng số bạch cầu, có chức năng chủ yếu là cùng với bạch cầu trung tính thực bào. Bạch cầu đơn nhân tăng trong các trường hợp bệnh truyền nhiễm mãn tính, các quá trình huyết nhiễm trùng, bệnh của máu và giảm trong các bệnh bại huyết cấp tính, các bệnh mà bạch cầu trung tính tăng nhiều,…(Nguyễn Quang Mai, 2004[14]; Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch, 1997[16]).
Theo dõi sự thay đổi công thức bạch cầu ở bê khỏe mạnh và bê viêm phổi ( bảng 4.5) chúng tôi thấy:
- Khi bê bị viêm phổi bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao hơn so với bê khỏe là khoảng 13,06 %.
- Số lượng bạch cầu đa nhân trung tính trung bình ở bê khỏe là 31,18±0,94 %
- Ở bê viêm phổi số lượng bạch cầu đa nhân trung tính trung bình tăng lên là 44,24±0,52 %
Ngược lại với sự thay đổi của bạch cầu đa nhân trung tính, tỷ lệ lâm ba cầu, bạch cầu đơn nhân lớn lại giảm ở những bê bị viêm phổi.
- Ở bê khỏe tỷ lệ lâm ba cầu là 56,73±0,87 %. Khi bê viêm phổi tỷ lệ
này giảm xuống còn 47,07±0,54 %.
- Ở bê khỏe tỷ lệ đơn nhân lớn là 6,54±0,39 %. Khi bê viêm phổi tỷ
lệ này giảm xuống còn 3,97±0,15 %.
Tỷ lệ bạch cầu ái kiềm thay đổi không đáng kể trong công thức bạch cầu
Bạch cầu đa nhân trung tính tăng, theo chúng tôi là phù hợp với các tài liệu đã công bố. Bởi vì những bê chúng tôi làm nghiên cứu thể hiện triệu chứng viêm cấp tính.
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu đã công bố: trong quá trình viêm ở cơ thể, bạch cầu xuất hiện đầu tiên trong ổ viêm là bạch cầu trung tính. Bạch cầu này thực hiện chức năng tiểu thực bào, vận động như một amip và có tính hướng động dương với dưỡng khí, hóa chất, độc tố, dị vật. Chúng đi về phía mô bị
viêm nhiễm do sự hấp dẫn của các sản phẩm sinh ra ở đó.( Tạ Thị Vịnh, 1991) [31].