Thân nhiệt, tần số tim đập và tần số hô hấp ở bê viêm phổi

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu một số đặc điểm bệnh viêm phổi trên bê tại vùng phụ cận hà nội và biện pháp điều trị (Trang 48 - 50)

Để đánh giá mức độảnh hưởng của bệnh tới chức năng hoạt động của một số cơ quan có biểu hiện lâm sàng, chúng tôi tiến hành kiểm tra thân nhiệt, tần số

tim đập, tần số hô hấp ở 29 bê viêm phổi và 11 bê khoẻ mạnh bình thường. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2: Thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số tim ở bê viêm phổi

Bê khỏe (n = 11) Bê viêm phổi (n = 29) Chỉ tiêu X ± mX Dao động X ± mX Dao động P Thân nhiệt (0C) 38,91±0,11 38,30-39,50 40,56±0,15 39,20-41,70 <0,05 Tần số tim (L/P) 96,54±2,24 86-109 109,07±1,95 91-127 <0,05 Tần số hô hấp (L/P) 31,55±0,89 28-37 76,31±2,21 57-95 <0,05 4.2.1. Thân nhiệt

Thân nhiệt cao hay thấp hơn bình thường được coi là tiêu chí quan trọng đối với cơ thể. Do vậy, đo thân nhiệt là một biện pháp quan trọng không thể

thiếu được trong chẩn đoán bệnh (Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch – 1997) [17].

Đo thân nhiệt bằng nhiệt kế ở trực tràng của 11 bê khỏe mạnh bình thường chúng tôi thấy và 29 bê viêm phổi chúng tôi thấy: Thân nhiệt trung bình

ở bê khỏe là 38,91±0,11 dao động trong khoảng 38,30-39,50. Trong khi đó thân nhiệt trung bình ở 29 bê viêm phổi là 40,56±0,15 dao động trong khoảng 39,20- 41,70.

Như vậy, khi bê bị viêm phổi có thân nhiệt tăng so với thân nhiệt của bê khỏe là 1,65. Theo Tạ Thị Vịnh (1991)[31] triệu chứng lâm sàng đầu tiên của gia súc khi bị nhiễm khuẩn là sốt cao.

Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt xảy ra trong rất nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên khi gia súc mắc bệnh viêm phổi nó giúp cho công tác chẩn đoán chính xác hơn mức độ viêm (Blowey R. W, 1999)[34]. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi về thân nhiệt bê viêm phổi là phù hợp với nhận xét của tác giả

trên.

4.2.2. Tần số tim đập

Kết quả bảng 4.2 cũng cho thấy: tần số tim trung bình ở bê khỏe là 96,54±2,24 lần/phút, dao động trong khoảng 86-109 lần/phút. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với giáo trình “Chẩn đoán lâm sàng Thú y” (Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch – 1997)[16].

Theo Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2004), nhịp tim của bê khoẻ

dưới 14 ngày dao động trong khoảng 130 - 141 lần/phút, bê 3 tháng tuổi 99 - 108 lần/phút, bê 6 tháng tuổi là 96 lần/phút, bê một năm tuổi là 91 lần/phút.

Theo Blowey R. W. (1999) [34] bệnh viêm phổi cấp nhiệt độ tăng lên so với bê khoẻ và dao động trong khoảng 40 - 420C.

Khi sốt nhiệt độ cao ảnh hưởng đến nút Keith - Flack trên tim hoặc do các loại độc tố tác dụng lên cơ quan thụ cảm trong tim, làm tim đập nhanh dẫn đến mạch nhanh (Hồ Văn Nam và cộng sự, 1997) [17].

Khi gia súc bị viêm, tuỳ mức độ và tính chất của viêm mà phản ứng của cơ thể có khác nhau qua các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau. Các trường hợp nhiễm khuẩn nặng thường kèm theo sốt cao và tim đập nhanh (Vũ Triệu An, 1999 [2]; Tạ Thị Vịnh, 1991 [31]).

Khi bê bị viêm phổi có tần số mạch trung bình là 109,07±1,95 lần/phút, dao động 91-127 lần/phút.

Như vậy, tần số tim của bê viêm phổi tăng cao hơn so với mức sinh lý khoảng 12,53 lần/phút. Sở dĩ như vậy theo chúng tôi là khi bê bị viêm phổi phần do sốt, phần do phổi bị viêm, diện tích hô hấp thu hẹp nên tim thường phải làm bù để tăng lưu lương tuần hoàn, do đó tần số mạch tăng lên.

4.2.3. Tần số hô hấp

Để đo tần số hô hấp chúng tôi dùng ống nghe nghe vùng phổi, kết hợp với sự quan sát sự lên xuống của hõm hông của bê ( bảng 4.2) chúng tôi thấy: tần số

hô hấp trung bình ở 11 bê khỏe là 31,55±0,89 lần/phút, dao động trong khoảng 28-37 lần/phút. Ở bê bị viêm phổi tần số hô hấp trung bình tăng lên tới 76,31±2,21 lần/phút, dao động trong khoảng 57-95 lần/phút, tăng so với tần số

hô hấp của bê khỏe là 44,76 lần/phút.

Sở dĩ như vậy, theo chúng tôi là khi bê bị viêm phổi làm phổi bị tổn thương, quá trình trao đổi khí bị hạn chế, dẫn đến lượng O2 trong máu giảm, lượng CO2 ở trong máu tăng. Lượng O2 trong máu giảm sẽ kích thích cơ quan nhạy cảm ở xoang động mạch cảnh và xoang động mạch chủ gây kích thích trung khu hô hấp làm tần số hô hấp tăng lên.

Đồng thời cơ thể luôn xẩy ra quá trình trao đổi chất diễn ra ở các mô bào làm cho nồng độ khí CO2 trong máu tăng sẽ gây hưng phấn trung khu hô hấp làm cho tần số hô hấp tăng lên.

Như vậy, các chỉ tiêu về thân nhiệt, mạch đập, tần số hô hấp ở bê viêm phổi cao hơn và có sự sai khác về thống kê so với trường hợp bê khoẻ (p < 0,05)

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu một số đặc điểm bệnh viêm phổi trên bê tại vùng phụ cận hà nội và biện pháp điều trị (Trang 48 - 50)