MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HÓA MÁU

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu một số đặc điểm bệnh viêm phổi trên bê tại vùng phụ cận hà nội và biện pháp điều trị (Trang 61 - 72)

Bình thường các thành phần hóa học của máu là không thay đổi. Trong tình trạng bệnh lý, đặc biệt là trường hợp rối loạn chức phận các cơ quan như

gan, thận dẫn đến sự thay đổi thành phần hóa học của máu, do đó những xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng giúp ta chẩn đoán và theo dõi bệnh có sự khác nhau về thành hóa học của máu toàn phần, huyết tương và hồng cầu. Vì vậy, cùng với theo dõi các biểu hiện lâm sàng và chỉ tiêu sinh lý máu, chúng tôi còn tiến hành phân tích các chỉ tiêu sinh hóa máu.

4.4.1. Hàm lượng độ dự trữ kiềm trong máu

Trong quá trình trao đổi chất, cơ thể sản sinh ra axit là chủ yếu. Các muối kiềm trong máu có thể trung hòa lượng axit đi vào máu nhờ đó giữ cho độ pH máu không thay đổi, bình thường pH máu của gia súc là 7,3 – 7,45. Lượng kiềm chứa trong máu gọi là lượng kiềm dự trữ, đó chính là muối NaHCO3 tính bằng mg%.

Lượng dự trữ kiềm là chỉ tiêu đánh giá khả năng làm việc bền bỉ của gia súc. Lượng kiềm dự trữ càng lớn thì khả năng làm việc của gia súc càng dẻo dai bền bỉ, vì khi làm việc cơ co càng nhiều tạo ra axit lactic. Đồng thời quá trình trao đổi chất cũng tạo ra các axit, với lượng kiềm dự trữ cao vẫn có thể duy trì pH máu không đổi. Ngược lại lượng kiềm dự trữ thấp thì cơ thể không thể làm

việc căng thẳng lâu dài, gia súc thiếu sức bền (Cù Xuân Dần, Nguyễn Xuân Tịnh và cs, 1996) [6].

Khả năng đệm của máu tuy rất lớn nhưng cũng chỉ một phạm vi nhất định. Khi lượng toan hoặc kiềm trong máu tăng quá nhiều, lượng kiềm dự trữ bị

tiêu hóa mạnh thì pH sẽ vượt khỏi phạm vi bình thường, gây trúng độc toan hoặc kiềm.

Do vậy việc xác định lượng kiềm dự trữ hay lượng dự trữ kiềm trong máu

ở trạng thái bệnh lý có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị. Để tìm hiểu tình trạng đó chúng tôi đã tiến hành định lượng độ dự

trữ kiềm trong máu bê bị viêm phổi bằng phương pháp Nevodop, chúng tôi xác định độ dự trữ kiềm ở 11 bê khỏe và 29 bê viêm phổi (bảng 4.6) chúng tôi thấy:

Độ dự trữ kiềm ở bê khỏe trung bình là 490±4,95 mg%.

Kiểm tra ở 29 bê bị viêm phổi, chúng tôi thấy độ dự trữ kiềm trung bình là 515±2,75 mg% dao động trong khoảng 495-560mg%, cao hơn mức sinh lý bình thường (490±3,23 mg%) khoảng 25 mg% Như vậy, khi bê bị viêm phổi cơ

55

Bảng 4.6: Hàm lượng độ dự trữ kiềm trong máu và hoạt độ men sGOT, sGPT trong huyết thanh bê viêm phổi

Bê khỏe (n = 11) Bê viêm phổi (n = 29) Chỉ tiêu theo dõi X ± mX Dao động X ± mX Dao động P Độ dự trữ kiềm (mg%) 490±4,95 470-520 515±2,75 495-560 <0,05 sGOT (U/1) 27,43±0,62 25,50-31,80 33,72±0,21 31,50-35,80 <0,05 sGPT (U/1) 42,53±1,02 38,50-47,7 65,32±0,22 64,20-70,10 <0,05

4.4.2. Hoạt độ của men sGOT và sGPT trong huyết thanh bê bị viêm phổi.

Sự chuyển hóa protein là trung tâm của quá trình trao đổi chất trong cơ

thể với sự tham gia quyết định của enzim. Trong đó transaminase có vai trò quan trọng, transaminase có trong tế bào và nhiều nhất là tế bào gan, thận và cơ vân. Phổ biến nhất và họat động mạnh nhất là Glutamate Oxalat Transaminase (GOT) và Glutamate Pyruvat Transaminase (GPT).

Để xem xét ảnh hưởng của bệnh viêm phổi đến hoạt độ men GOT và GPT chúng tôi tiến hành định lượng hoạt độ men GOT và GPT trong huyết thanh bê viêm phổi và bê khỏe (bảng 4.6)

Cho thấy: hoạt độ men sGOT ở 29 bê viêm phổi trung bình là 33,72±0,21 U/1 dao động trong khoảng 31,50-35,80U/1 và ở 11 bê khỏe là 27,43±0,62 U/1.

Hoạt độ men sGPT ở 11 bê khỏe là 42,53±1,02 U/1và ở 29 bê mắc bệnh viêm phổi trung bình là 65,32±0,22 U/1 dao động trong khoảng 64,20-70,10 U/1 cao hơn mức sinh lý bình thường (42,53±1,02 U/1) khoảng 22,79 U/1. Như vậy khi bê bị mắc bệnh viêm phổi hoạt độ men sGOT và sGPT đều tăng hơn so với sinh lý bình thường đặc biệt là hàm lượng men sGPT, điều đó chứng tỏ rằng có sự tổn thương nhu mô phổi.

4.4.3. Protein tổng số và các tiểu phần Protein

Nghiên cứu trao đổi Protein người ta theo dõi biến động Protein huyết thanh và các tiểu phần của nó.

Protein toàn phần gồm tất cả các loại Protein có trong máu không kể

huyết cầu. Protein huyết thanh thấp hơn Protein huyết tương vì nó không có fibrinogen. Protein huyết thanh giữ vai trò quan trọng trong quá trình đảm bảo độ nhớt huyết tương cần thiết cho máu và các hoạt động bạch cầu, giữ áp lực đảm bảo chuyển hóa các muối, vận chuyển các chất khoáng hòa tan: Cu++, Ca++, tham gia đáp ứng miễn dịch và đề kháng đặc hiệu, vận chuyển các hoocmon.

Trong cơ thể Protein huyết thanh luôn được phân giải và tổng hợp, nó tham gia trực tiếp vào sự trao đổi chất của cơ thể. Sự trao đổi Protein huyết

thanh phụ thuộc vào tuổi, trạng thái sinh lý của cơ thể, điều kiện khí hậu và thời tiết. Nhiều tác giả cho rằng hàm lượng Protein huyết thanh phụ thuộc rất nhiều vào lứa tuổi giống gia súc, trạng thái sinh lý, mùa vụ trong năm, tình trạng nuôi dưỡng.

Protein huyết thanh gồm 2 loại: Albumin và Globulin, mối quan hệ giữa Albumin và Globulin trong huyết thanh của các loài gia súc không giống nhau. Tương quan này gọi là hệ số Protein, hệ số Protein phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể.

Nhằm tìm hiểu tình trạng trao đổi Protein trong các trường hợp viêm phổi

ở bê, chúng tôi đã tiến hành định lượng Protein tổng số và xác định các tiểu phần Protein huyết thanh bằng phương pháp đo trên khúc xạ kế và điện di trên phiến Acetat - cellulose. Kết quả thu được ở bảng 4.7.

Xác định Protein tổng số ở 40 bê bằng khúc xạ kế Zena thu được kết quả

bảng 4.7.

Qua bảng 4.7 chúng tôi thấy: Protein tổng số ở 11 bê khỏe là 8,15±0,06 g%, dao động trong khoảng 7,90-8,50 g%. Trong khi đó Protein huyết thanh ở

29 bê viêm phổi trung bình 7,96±0,03 g% dao động trong khoảng 7,40-8,10 g% thấp hơn mức sinh lý bình thường (8,15±0,06 g%) khoảng 0,19 g%.

Kết quả bảng 4.7 cũng cho thấy

Ở bê khỏe các tiểu phần Protein trong huyết thanh là: - Tỷ lệ Albumin trung bình là 41,64±0,55 g%. - Tỷ lệα-Globulin trung bình là 22,67±0,35 g%. - Tỷ lệβ-Globulin trung bình là 18,01±0,22 g%. - Tỷ lệγ-Globulin trung bình là 17,37±0,32 g%.

Bảng 4.7: Hàm lượng Protein và

tỷ lệ các tiểu phần Protein huyết thanh ở bê viêm phổi

Bê khỏe (n = 11) Bê viêm phổi (n = 29) Chỉ tiêu theo dõi

X ± mX Dao động X ± mX Dao động P Hàm lượng Protein tổng số trong

huyết thanh (g%) 8,15±0,06 7,90-8,50 7,96±0,03 7,40-8,10 < 0,05 Albumin (%) 41,64±0,55 38-43,12 35,18±0,18 31,9-36,7 < 0,05 α-Globulin (%) 22,67±0,35 20,10-24,63 23,65±0,14 21,20-24,80 < 0,05 β-Globulin (%) 18,01±0,22 17,10-19,50 19,97±0,14 18,30-21,30 < 0,05 γ-Globulin (%) 17,37±0,32 15,60-18,70 21,20±0,19 20,10-24,40 < 0,05 C ác ti ể u ph ầ n Pr ot ei n (% ) Tỷ số A/G 0,71 0,54

- Tỷ lệ Albumin trung bình là 35,18±0,18 g%, dao động trong khoảng 31,90-36,70 g% giảm đi so với mức sinh lý (41,64±0,55 g%)khoảng 6,46 g%.

- Tỷ lệ α-Globulin trung bình là 23,65±0,14 g%, dao động trong khoảng 21,20-24,80 g% cao hơn so với mức sinh lý (22,67±0,35 g%) khoảng 0,98 g%.

- Tỷ lệ β-Globulin trung bình là 19,97±0,14 g%, dao động trong khoảng 18,30 - 21,30 g% cao hơn so với mức sinh lý (18,01±0,22 g%) khoảng 1,96 g%.

- Tỷ lệ γ-Globulin trung bình là 21,20±0,19 g%, dao động trong khoảng 20,10-24,40 g% cao hơn so với mức sinh lý (17,37±0,32 g%) khoảng 3,83 g%.

- Tỷ lệ A/G ở bê khỏe là 0,71 khi bị viêm phổi giảm còn 0,54

4.4.4. Hàm lượng đường huyết và phản ứng Gross

Hàm lượng dường huyết.

Trong máu động vật có nhiều chất thuộc nhóm Gluxit, quan trọng nhất là Glucoza, ngoài ra còn có Fructoza, Glycogen, Galactoza và một lượng nhỏ

Mantoza, Anoza.

Sự phân bố Glucoza trong máu ngoại vi và trong huyết tương gần như

nhau, đó là lượng Glucoza trong máu như một nguyên liệu cung cấp năng lượng cho cơ thể. Trong điều kiện bình thường một phần Glucoza chuyển thành Glycogen và Lipit như một kho dự trữ Glucoza trong cơ thể. Mức đường huyết phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể. Nồng độ Glucoza trong máu ổn định nhờ một loạt những điều tiết sinh lý, sinh hóa của tuyến tụy qua Insulin, tuyến thượng thận qua Adrenalin và cả Glucagon ở tuyến tụy. Vai trò của gan cũng nổi bật trong điều tiết hàm lượng Glucoza trong máu. Khi gan tổn thương ở những

mức độ khác nhau, lượng Glycogen dự trữ ở gan giảm và hàm lượng Glucoza trong máu cũng giảm.

Đường huyết có 2 nguồn gốc:

- Nguồn gốc ngoại sinh: do thức ăn cung cấp, một phần nhỏ lượng đường đi vào máu, còn phần lớn trong gan dưới dạng Glycogen

- Nguồn nội sinh: Glucoza do gan cung cấp vào máu, do sự phân giải Glycogen dự trữ.

Để xác định được sự thay đổi hàm lượng đường huyết và sự thay đổi của chức năng gan ở bê viêm phổi, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra hàm lượng đường huyết ở 11 con bê khỏe và 29 con bê bị mắc bệnh viêm phổi bằng máy Glucometter, kết quả được chúng tôi trình bày ở bảng 8

Bảng 4.8: Hàm lượng đường huyết và phản ứng Gross (kiểm tra chức năng gan) ở bê viêm phổi

Bê khỏe (n = 11) Bê viêm phổi (n = 29) Chỉ tiêu

theo dõi X ± mX Dao động X ± mX Dao động p Hàm lượng đường huyết (mmol/1) 7,10±0,06 6,80-7,30 5,90±0,03 5,60-6,50 < 0,05 Phản ứng Gros (ml dung dịch Hayem) 2,54±0,03 2,30-2,60 2,31±0,04 1,80-2,50 < 0,05 Qua bảng 4.8 chúng tôi thấy:

Hàm lượng đường trong máu của bê khỏe trung bình là 7,10±0,06 mmol/1. Hàm lượng đường huyết ở bê viêm phổi trung bình là 5,90±0,03 mmol/1 dao động trong khoảng 5,60-6,50 mmol/1 thấp hơn mức sinh lý( 7,10±0,35) mmol/1 khoảng 1,2 mmol/1 ( P< 0,05).

Như vậy ở bê mắc bệnh hàm lượng đường huyết giảm so với bê khỏe. Nguyên nhân gây giảm đường huyết là do khi con vật bị mắc bệnh các sản vật độc của quá trình viêm đã làm cho con vật mệt mỏi, ủ rũ, ít vận động, bỏ ăn hoặc kém ăn. Quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn bị hạn chế do vậy nguồn cung cấp Glucoza ngoại sinh không đầy đủ. Bên cạnh đó trong thời gian bị bệnh con vật bị sốt dẫn đến tiêu hao nhiều năng lượng do đó Glucoza trong máu tăng cường chuyển hóa để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Xét nghiệm chức năng trao đổi Protit của gan – phản ứng Gros

Trong cơ thể gan có vai trò sinh lý đặc biệt quan trọng, gan thường bị các tác động gây tổn thương. Gan tổng hợp phần lớn Protein huyết thanh, Albumin, Globulin, Fibrinogen, Prothrombin. Ở gan diễn ra quá trình chu chuyểnAmin, hình thành sản phẩm cuối cùng của quá trình trao đổi Amin là Ure. Gan tham gia tích cực vào quá trình đông máu bằng cách tạo ra Fibrinogen, Prothrombin và Heparin- nhân tố chống đông máu hữu hiệu nhất.

Gan dự trữ khối lượng lớn Lipit cho cơ thể, nơi hình thành các Photpho Lipit, Cholesterol. Các axit béo được oxy hóa thành các sản phẩm như Xeton và các sản phẩm khác cũng xảy ra ở gan. Vitamin A, B1 và K được tạo thành ở

gan.

Các chất độc từ các tổ chức trong cơ thể, các sản phẩm của quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tất cả các chất cặn bã đó đều qua gan và bằng các phản

ứng hóa học phức tạp, các chất cặn bã được phá hủy và hình thành những chất không độc cho cơ thể. Các chất mới tạo ra này được đào thải ra ngoài cơ thể qua da, thận, nước tiểu,…

Trong một thời gian nhất định gan có thể đáp ứng nhu cầu đào thải của cơ

thể. Nếu quá trình hoạt động của gan kéo dài vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây tổn thương gan, khi đó tế bào gan sẽ bị tổn thương.

Những tổn thương gan có thể là nguyên phát nhưng có thể là hậu quả của bệnh ký sinh trùng, bệnh truyền nhiễm, bệnh nội khoa. Khám bệnh gan, ngoài

các phương pháp phát hiện tổn thương thực thể, còn có phương pháp phát hiện rốiloạn chức năng gan.

Khi tiến hành kiểm tra chức năng gan bằng phản ứng Gros chúng tôi thấy

ở bê bị bệnh viêm phổi lượng dung dịch Hayem để làm kết tủa 1ml huyết thanh là 2,31±0,04 ml (dung dịch Hayem) dao động trong khoảng 1,80-2,50 ml thấp hơn mức sinh lý (2,54±0,03) ml khoảng 0,23 ml.

4.4.5. Hàm lượng Canxi, Natri, Kali trong huyết thanh

Canxi huyết thanh tồn tại dưới một vài dạng: khoảng 40% ở dạng tự do, 40% ở dạng kết hợp với Protit, khoảng 2% ở dạng Monophotphat hoặc Citrat và

ở dạng kết hợp chưa biết rõ. Hàm lượng Canxi huyết thanh không cao tùy thuộc loài gia súc. Nó thay đổi trong khoảng từ (8-25 mg%) (Henning A,1984).

Trong một số bệnh hàm lượng Canxi có thể tăng như quá trình hủy hoại xương mạnh. Một số bệnh có thể làm giảm Canxi huyết thanh như còi xương, mềm xương. Để xác định được sự thay đổi các chất điện giải ở bê viêm phổi, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra hàm lượng Canxi, Kali, Natri trong huyết thanh

ở 11 con bê khỏe và 29 con bê bị mắc bệnh viêm phổi, kết quả được chúng tôi trình bày ở bảng 9.

Bảng 4.9 Hàm lượng Canxi, Natri, Kali trong huyết thanh bê viêm phổi

Bê khỏe (n = 11) Bê viêm phổi (n = 29) Chỉ tiêu

theo dõi X ± mX Dao động X ± mX Dao động P Canxi (mg%) 3,82±0,06 3,50-4,10 3,96±0,04 3,60-4,30 < 0,05 Natri (mEq/l) 142,85±0,64 138,60-144,50 139,14±0,31 136,50-143,70 < 0,05 Kali (mEq/l) 4,74±0,04 4,50-4,90 4,52±0,02 4,30-4,70 < 0,05

Định lượng hàm lượng Canxi, Natri, Kali ở 11 bê khỏe và 29 bê viêm phổi bằng phương pháp quang phổ hấp phụ:

Hàm lượng Natri trong huyết thanh bê khỏe là 142,85±0,64 mEq/l, khi bê bị viêm phổi hàm lượng Natri trong huyết thanh thay đổi (139,14±0,31) mEq/l, (P<0,05)

Hàm lượng Kali và Canxi trong huyết thanh bê khỏe là 4,74±0,04 mEq/l ;3,82±0,06 mg%. Cũng như sự biến động của hàm lượng Natri khi bê bị viêm phổi hàm lượng Kali và Canxi trong huyết thanh cũng có thay đổi là4,52±0,02mEq/l; 3,96±0,04 mg%.

4.4.6. Một số chỉ tiêu sắc tố mật

Bilirubin là sản phẩm giáng hóa của sắc tố mật bao gồm: Bilirubin gián tiếp (Bilirubin tự do); Bilirubin trực tiếp ( Bilirubin kết hợp). Bình thường Bilirubin trong máu rất ít, nhất là Bilirubin kết hợp (Cholebilirubin). Sự thay đổi Bilirubin trong máu là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức độ bệnh, đặc biệt là bệnh ở gan, mật và những bệnh làm vỡ hồng cầu nhiều.

Để xác định được sự thay đổi của các sắc tố mật ở bê viêm phổi, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra hàm lượng Sterkobilin trong phân, Urobilin trong nước tiểu và Bilirubin trong huyết thanh bằng phương pháp Kapaport và Komaricin – N.N chúng tôi định lượng Sterkobilin, Urobilin và Bilirubin. Chúng tôi thu được kết quả bảng 4.10

Bảng 4.10: Hàm lượng Sterkobilin trong phân,Urobilin trong nước tiểu và Bilirubin trong huyết thanh ở bê viêm phổi

Bê khỏe (n = 11) Bê viêm phổi (n = 29) Chỉ tiêu

theo dõi X ± mX Dao động X ± mX Dao động P Bilirubin trong huyết thanh (mg%) 0,31±0,007 0,25-0,33 0,53±0,009 0,39-0,57 < 0,05 Sterkobilin trong phân (mg%) 0,017±0,0005 0,014-0,019 0,021±0.0004 0.018-0,024 <0,05 Urobilin trong nước tiểu (mg%) 0,02±0,0004 0,019-0,023 0,036±0,0004 0,03-0,038 <0,05

Kết quả bảng 4.10 cho thấy:

- Hàm lượng Bilirubin trong huyết thanh ở bê khỏe 0,31±0,007 mg%. Khi bê bị viêm phổi hàm lượng Bilirubin trong huyết thanh tăng lên 0,53±0,009 mg%.

- Hàm lượng Sterkobilin trong phân ở bê khỏe 0,017±0,0005 mg%. Khi bê bị viêm phổi hàm lượng Sterkobilin trong phân tăng 0,021±0,0004 mg%.

- Hàm lượng Urobilin trong nước tiểu ở bê khỏe 0,02±0,0004. Khi bê bị

viêm phổi hàm lượng Urobilin trong nước tiểu là 0,036±0,0004 mg%.

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu một số đặc điểm bệnh viêm phổi trên bê tại vùng phụ cận hà nội và biện pháp điều trị (Trang 61 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)