ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu một số đặc điểm bệnh viêm phổi trên bê tại vùng phụ cận hà nội và biện pháp điều trị (Trang 41)

- Bộ môn Nội chẩn – Dược khoa Thú y trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội. - Bộ môn Vi sinh vật – Truyền nhiễm – Bệnh lý khoa Thú y trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội.

- Một số trại chăn nuôi vùng phụ cận Hà Nội.

3.3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1. Theo dõi một số chỉ tiêu lâm sàng khi bê bị viêm phổi.

-Một số triệu chứng lâm sàng khi bê bị viêm phổi (ho, khó thở, chảy nước mũi, sốt, trạng thái cơ thể)

-Thân nhiệt dùng nhiệt kế đo ở trực tràng, buổi sáng từ 6h đến 8h, buổi chiều từ 16h đến 18h.

-Tần số hô hấp (Lần/ phút): Dùng ống nghe ở vùng phổi đếm nhịp thở

trong một phút hoặc có thể nhìn hõm bụng lúc bê thở rồi đếm nhịp thở trong vòng một phút.

- Tần số tim (Lần/ phút): Dùng ống nghe đếm số lần tim đập trong 1 phút.

3.3.2. Một số chỉ tiêu sinh lý máu ở bê viêm phổi bằng máy huyết học 18 thông số (Hema Screm18)

- Số lượng hồng cầu (triệu/mm3 máu) - Hàm lượng huyết sắc tố (g%)

- Tỷ lệ khối huyết cầu (%)

- Thể tích bình quân của hồng cầu (µm3)

Ảnh 3.1: Máy huyết học (Hema Screm 18)

- Nồng độ huyết sắc tố bình quân của hồng cầu (%). - Số lượng bạch cầu (nghìn/ mm3).

- Công thức bạch cầu (%).

3.3.3. Một số chỉ tiêu sinh hóa máu ở bê bị viêm phổi.

- Định lượng Protein huyết thanh tổng số (g%): Dùng khúc xạ kế Zena. - Xác định các tiểu phần Protein huyết thanh (%): Sử dụng phương pháp điện di trên phiến Acetat – Xellulose.

- Hàm lượng đường huyết (mmol/l): Định lượng bằng máy Glucometter. - Xét nghiệm chức năng trao đổi Protit của gan – Phản ứng lên bông (Gros) ml dung dịch Hayem.

- Định lượng hàm lượng Canxi huyết thanh (mg%): Định lượng theo phương pháp chuẩn độ bằng Kalipermanganat.

- Định lượng Bilirubin trong huyết thanh (mg%): Theo phương pháp của Rappaport

- Định lượng Urobilin trong nước tiểu và Sterkobilin trong phân (mg%): Theo phương pháp của Komaricin N.N

Nguyên lý: Lợi dụng tích chất của Urobilin và Sterkobilin hòa tan trong Este, người ta tách nó ra khỏi nước tiểu khi gặp HCL đặc, nó tác dụng với axit cho phức chất mầu đỏ. Đậm độ Urobilin có trong nước tiểu và Sterkobilin có trong phân tỷ lệ thuận với màu đỏ của dung dịch.

Dựa vào số vạch sau khi đã pha loãng dung dịch đó bằng nước cất người ta tính được số mg% Urobilin trong nước tiểu và Sterkobilin trong phân.

Độ dự trữ kiềm trong máu (mg%): Định lượng theo phương pháp Nevodop

Hàm lượng men sGPT, sGOT trong huyết thanh (U/l): Định lượng theo phương pháp Reikman- Frenken.

Hàm lượng Natri, kali trong huyết thanh (mEq/l): Định lượng bằng máy quang phổ hấp thụ.

3.3.4. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu

Dụng cụ lấy mẫu:

- Kim dài 18, cốc nhựa, vô trùng hoặc đã được sát trùng. Tiến hành lấy mẫu và bảo quản:

-Lấy máu vào buổi sáng sớm khi bê chưa được cho ăn. Lấy máu ở tĩnh mạch cổ của bê. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Các mẫu cần được bảo quản tốt nơi râm mát, tránh ánh sáng, vận chuyển nhẹ nhàng và cần tiến hành xét nghiệm càng sớm càng tốt. Riêng với ống nghiệm để chắt huyết thanh cần giữ nguyên 12 – 24h để chắt được nhiều huyết thanh và huyết thanh không bị lẫn với các thành phần khác của máu.

-Khi thao tác các xét nghiệm cần tập trung, các tác phong nhanh nhẹn chính xác, có ghi chép đầy đủ các kết quả thu được.

Ảnh 3.2: Phương pháp lấy mẫu máu bê 3.3.5. Nghiên cứu biến đổi bệnh lý ở phổi

Chúng tôi mổ khám bê bệnh để quan sát bệnh tích đại thể. Sau đó lấy một miếng phổi ở vùng phổi viêm ngâm trong dung dịch Focmon 10% để làm tiêu bản tổ chức học vi thể.

3.3.6. Điều trị thử nghiệm

Tiến hành điều trị trên những bê bị viêm phổi có sự tương đương về mức độ bệnh.

Chia bê thành 2 lô, mỗi lô điều trị theo một phác đồ

Phác đồ 1: - Thuốc kháng sinh (Genta- Tylo) 1ml/10kgP tiêm bắp - Thuốc giảm ho và long đờm: Natribicacbonat 8-10g/con cho uống ngày 1 lần

- Thuốc trợ sức, trợ lực:

+ Vitamin B1: 5ml/con. Tiêm bắp + Vitamin C: 10ml/con. Tiêm bắp

+ Cafeinnatri Benzoat 20%: 5ml. Tiêm bắp Theo dõi sự biến đổi lâm sàng sau khi điều trị (48h, 72h và 96h) Phác đồ 2: - Thuốc kháng sinh (Genta- Tylo) 1ml/10kgP tiêm bắp

- Thuốc giảm ho và long đờm: Natribicacbonat 8-10g/con cho uống ngày 1 lần

- Thuốc trợ sức, trợ lực:

+ Vitamin B1: 5ml/con. Tiêm bắp + Vitamin C: 10ml/con. Tiêm bắp

+ Cafeinnatri Benzoat 20%: 5ml. Tiêm bắp - Thuốc giảm viêm và giảm kích ứng vách phế quản: Dexamethazol 1ml/20kgP/ngày. Tiêm bắp ngày 1 lần

- Dung dịch đường Glucoza 20%: 500ml/con/ngày. Tiêm truyền vào tĩnh mạch ngày 1 lần

Theo dõi sự biến đổi lâm sàng sau khi điều trị (48h, 72h và 96h)

3.3.7. Phương pháp xử lý số liệu

Chúng tôi xử dụng phương pháp thống kê sinh vật học trên phần mềm minitab. Số trung bình: n Xi X n i ∑ − = 1

Trong đó: Xi: Giá trị mẫu quan sát được.

X : Số trung bình. n: Dung lượng mẫu Phương sai: ( ) 1 2 2 − − = ∑ n X Xi δ (với n< 30) ( ) n X Xi ∑ − = 2 2 δ (với n ≥ 30) Độ lệch chuẩn: ( ) 1 2 − − = ∑ n X Xi δ (với n< 30) ( ) n X Xi ∑ − = 2 δ (với n ≥ 30) Sai số trung bình: 1 − ± = n mx δ (với n< 30) n mx δ ± = (với n ≥ 30) ( ) ( )       + + − + − − = 2 1 2 1 2 2 2 2 1 1 2 1 1 1 . 1 . 1 n n x n n n n X X Ttn δ δ Với X1: Là số trung bình của nhóm 1. 2 X : Là số trung bình của nhóm 2.

PHẦN IV

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Với mục đích làm rõ các đặc điểm bệnh lý và những biểu hiện lâm sàng ở

bê mắc bệnh viêm phổi. Từ đó có cơ sở giúp cho qúa trình chẩn đoán bệnh nhanh, hiệu quả và đưa ra biện pháp phòng trị bệnh có hiệu quả cao.

Chúng tôi tiến hành theo dõi 29 bê mắc bệnh viêm phổi và 11 bê khỏe mạnh bình thường bằng các phương pháp thường quy. Kết quả được trình bày ở

các phần dưới đây.

4.1.CÁC BIU HIN LM SÀNG BÊ MC BNH VIÊM PHI.

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành theo dõi một số chỉ

tiêu lâm sàng quan trọng trên bê mắc bệnh viêm phổi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo dõi các biểu hiện lâm sàng ở 29 bê mắc bệnh viêm phổi ( bảng 4.1) chúng tôi thấy:

+ Ho là triệu chứng trường diễn ( từ khi bê mắc bệnh đến khi bê khỏi bệnh từ 1- 2 ngày) triệu chứng này thấy ở 29 bê mắc bệnh chiếm tỷ lệ 100% + 29 bê mắc bệnh có triệu chứng chảy nước mũi, chiếm tỷ lệ 100%.

+ Sốt là triệu chứng xuất hiện sớm ở bê mắc bệnh viêm phổi, mức độ sốt tùy thuộc vào mức độ bệnh. Triệu chứng sốt thấy ở tất cả các bê mắc bệnh ( 29 bê bệnh, chiếm tỷ lệ 100%)

+ Ho nhanh và thở nông là triệu chứng sớm, chủ yếu ở bê mắc bệnh viêm phổi, chiếm 100%.

+ Những bê bị bệnh nặng thường có hiện tượng thở khó, chiếm 31,03% ở

bê mắc bệnh viêm phổi.

+ Nghe phổi bê bệnh thấy âm phổi bệnh lý ( chủ yếu là âm ran; lúc đầu âm ran khô, sau đó âm ran ướt) chúng tôi thấy ở 29 bê mắc bệnh vêm phổi, chiếm tỷ lệ 100%.

Như vậy, qua quan sát các biểu hiện lâm sàng ở bê bệnh chung tôi thấy: khi bê mắc bệnh viêm phổi thì các biểu hiện lâm sàng điển hình là sốt, ho, chảy

nước mũi, tần số hô hấp tăng, những trường hợp bệnh nặng có hiện tượng thở

khó và khi nghe phổi thấy âm phổi bệnh lý. Bê viêm phổi có thể trạng mệt mỏi,

ủ rũ, giảm ăn trong trường hợp bệnh nặng bê bỏ ăn.

Theo Blowey R. W. (1999) [34], các triệu chứng thường gặp khi viêm phổi cấp tính ở bê là sốt, tần số hô hấp tăng, ho, chảy nước mũi và khó thở là những dấu hiệu quan trọng.

Bảng 4.1: Một số triệu chứng thường gặp ở bê mắc bệnh viêm phổi Số bê theo dõi (n = 29)

STT Triệu chứng lâm sàng Số con có triệu

chứng Tỷ lệ % 1 Ho 29 100 2 Khó thở 9 31,.03 3 Chảy nước mũi 29 100 4 Sốt 29 100 5 Thở nhanh 29 100 6 Âm phổi bệnh lí 29 100 7 Mệt mỏi, ủ rũ, giảm ăn 29 100 Ảnh 4.1: Bê khó thở chảy nước mũi đặc

4.2. Thân nhiệt, tần số tim đập và tần số hô hấp ở bê viêm phổi

Để đánh giá mức độảnh hưởng của bệnh tới chức năng hoạt động của một số cơ quan có biểu hiện lâm sàng, chúng tôi tiến hành kiểm tra thân nhiệt, tần số

tim đập, tần số hô hấp ở 29 bê viêm phổi và 11 bê khoẻ mạnh bình thường. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2: Thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số tim ở bê viêm phổi

Bê khỏe (n = 11) Bê viêm phổi (n = 29) Chỉ tiêu X ± mX Dao động X ± mX Dao động P Thân nhiệt (0C) 38,91±0,11 38,30-39,50 40,56±0,15 39,20-41,70 <0,05 Tần số tim (L/P) 96,54±2,24 86-109 109,07±1,95 91-127 <0,05 Tần số hô hấp (L/P) 31,55±0,89 28-37 76,31±2,21 57-95 <0,05 4.2.1. Thân nhiệt

Thân nhiệt cao hay thấp hơn bình thường được coi là tiêu chí quan trọng đối với cơ thể. Do vậy, đo thân nhiệt là một biện pháp quan trọng không thể

thiếu được trong chẩn đoán bệnh (Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch – 1997) [17].

Đo thân nhiệt bằng nhiệt kế ở trực tràng của 11 bê khỏe mạnh bình thường chúng tôi thấy và 29 bê viêm phổi chúng tôi thấy: Thân nhiệt trung bình

ở bê khỏe là 38,91±0,11 dao động trong khoảng 38,30-39,50. Trong khi đó thân nhiệt trung bình ở 29 bê viêm phổi là 40,56±0,15 dao động trong khoảng 39,20- 41,70.

Như vậy, khi bê bị viêm phổi có thân nhiệt tăng so với thân nhiệt của bê khỏe là 1,65. Theo Tạ Thị Vịnh (1991)[31] triệu chứng lâm sàng đầu tiên của gia súc khi bị nhiễm khuẩn là sốt cao.

Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt xảy ra trong rất nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên khi gia súc mắc bệnh viêm phổi nó giúp cho công tác chẩn đoán chính xác hơn mức độ viêm (Blowey R. W, 1999)[34]. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi về thân nhiệt bê viêm phổi là phù hợp với nhận xét của tác giả

trên.

4.2.2. Tần số tim đập

Kết quả bảng 4.2 cũng cho thấy: tần số tim trung bình ở bê khỏe là 96,54±2,24 lần/phút, dao động trong khoảng 86-109 lần/phút. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với giáo trình “Chẩn đoán lâm sàng Thú y” (Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch – 1997)[16].

Theo Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2004), nhịp tim của bê khoẻ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dưới 14 ngày dao động trong khoảng 130 - 141 lần/phút, bê 3 tháng tuổi 99 - 108 lần/phút, bê 6 tháng tuổi là 96 lần/phút, bê một năm tuổi là 91 lần/phút.

Theo Blowey R. W. (1999) [34] bệnh viêm phổi cấp nhiệt độ tăng lên so với bê khoẻ và dao động trong khoảng 40 - 420C.

Khi sốt nhiệt độ cao ảnh hưởng đến nút Keith - Flack trên tim hoặc do các loại độc tố tác dụng lên cơ quan thụ cảm trong tim, làm tim đập nhanh dẫn đến mạch nhanh (Hồ Văn Nam và cộng sự, 1997) [17].

Khi gia súc bị viêm, tuỳ mức độ và tính chất của viêm mà phản ứng của cơ thể có khác nhau qua các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau. Các trường hợp nhiễm khuẩn nặng thường kèm theo sốt cao và tim đập nhanh (Vũ Triệu An, 1999 [2]; Tạ Thị Vịnh, 1991 [31]).

Khi bê bị viêm phổi có tần số mạch trung bình là 109,07±1,95 lần/phút, dao động 91-127 lần/phút.

Như vậy, tần số tim của bê viêm phổi tăng cao hơn so với mức sinh lý khoảng 12,53 lần/phút. Sở dĩ như vậy theo chúng tôi là khi bê bị viêm phổi phần do sốt, phần do phổi bị viêm, diện tích hô hấp thu hẹp nên tim thường phải làm bù để tăng lưu lương tuần hoàn, do đó tần số mạch tăng lên.

4.2.3. Tần số hô hấp

Để đo tần số hô hấp chúng tôi dùng ống nghe nghe vùng phổi, kết hợp với sự quan sát sự lên xuống của hõm hông của bê ( bảng 4.2) chúng tôi thấy: tần số

hô hấp trung bình ở 11 bê khỏe là 31,55±0,89 lần/phút, dao động trong khoảng 28-37 lần/phút. Ở bê bị viêm phổi tần số hô hấp trung bình tăng lên tới 76,31±2,21 lần/phút, dao động trong khoảng 57-95 lần/phút, tăng so với tần số

hô hấp của bê khỏe là 44,76 lần/phút.

Sở dĩ như vậy, theo chúng tôi là khi bê bị viêm phổi làm phổi bị tổn thương, quá trình trao đổi khí bị hạn chế, dẫn đến lượng O2 trong máu giảm, lượng CO2 ở trong máu tăng. Lượng O2 trong máu giảm sẽ kích thích cơ quan nhạy cảm ở xoang động mạch cảnh và xoang động mạch chủ gây kích thích trung khu hô hấp làm tần số hô hấp tăng lên.

Đồng thời cơ thể luôn xẩy ra quá trình trao đổi chất diễn ra ở các mô bào làm cho nồng độ khí CO2 trong máu tăng sẽ gây hưng phấn trung khu hô hấp làm cho tần số hô hấp tăng lên.

Như vậy, các chỉ tiêu về thân nhiệt, mạch đập, tần số hô hấp ở bê viêm phổi cao hơn và có sự sai khác về thống kê so với trường hợp bê khoẻ (p < 0,05)

4.3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ MÁU

Máu là tấm gương phản ánh tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của cơ thể

vì máu là dung môi sống của các tổ chức và tế bào cơ quan của cơ thể tạo ra môi trường ổn định cho các tế bào hoạt động. Trong trạng thái sinh lý bình thường, máu trong cơ thể động vật có những chỉ tiêu ổn định, các chỉ tiêu đó thay đổi trong một phạm vi nhất định. Khi cơ thể động vật bị bệnh thì tính chất, thành phần của máu có những thay đổi tương ứng và đặc hiệu mà chúng ta có thể dựa

vào đó để chẩn đoán được bệnh. Vì vậy, những xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm cơ bản để đánh giá tình trạng sức khỏe con vật cũng như giúp cho việc chẩn đoán bệnh.

Bằng máy huyết học 18 chỉ tiêu ( Hemascrem 18) chúng tôi xét nghiệm một số chỉ tiêu sinh lý máu ở bê viêm phổi. Kết quả thu được chúng tôi trình bày

ở bảng 4.3, 4.3, 4.5.

4.3.1. Số lượng hồng cầu (triệu/mm3)

Hồng cầu có chức năng vận chuyển O2 tới tổ chức và mang khí CO2 từ tổ

chức ra phổi.

Số lượng hồng cầu ở các loài khác nhau là khác nhau, ngay trong cùng một loài thì số lượng hồng cầu cũng có sự thay đổi theo giống, tuổi, giới tính, tình trạng dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe,.. khi con vật bị bệnh thì số lượng hồng cầu có sự thay đổi (tăng hoặc giảm). Số lượng hồng cầu tăng thường gặp trong những bệnh gây mất nước nhưỉa chảy nặng, sốt cao, ra nhiều mồ hôi,.. số

lượng hồng cầu giảm thường gặp trong những bệnh do thiếu máu, các bệnh làm hồng cầu vỡ nhiều (trúng độc, ký sinh trùng đường máu,..)

Ngoài ra số lượng hồng cầu còn phản ánh phẩm chất con giống. Do vậy, việc xác định số lượng hồng cầu của mỗi gia súc có ý nghĩa rất quan trọng trong chẩn đoán bệnh.

Xét nghiệm số lượng hồng cầu ở 11 bê khỏe mạnh bình thường bằng máy huyết học 18 chỉ tiêu ( bảng 4.3) chúng tôi thấy: số lượng hồng cầu trung bình ở

bê khỏe là 5,87±0,16 triệu/mm3, dao động trong khoảng từ 5,22-6,75 triệu/mm3.

Ở bê bị viêm phổi có số lượng hồng cầu trung bình là 5,31±0,05 triệu/mm3 máu. Như vậy khi bê bị viêm phổi số lượng hồng cầu giảm đi so với số lượng hồng cầu con khỏe là 0,56 triệu/mm3.

Sở dĩ như vậy, theo chúng tôi khi bị viêm phổi, bê bị bệnh thường ăn ít hoặc bỏ ăn dẫn đến thiếu các nguyên liệu cơ bản để tạo máu (như sắt, Protein,

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu một số đặc điểm bệnh viêm phổi trên bê tại vùng phụ cận hà nội và biện pháp điều trị (Trang 41)