Ph−ơng h−ớng phát triển sản xuất cây hàng nă mở huyện

Một phần của tài liệu [Luận văn]thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất cây trồng hàng năm ở huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 124 - 125)

3. Đặc điểm địa bàn và ph−ơng pháp nghiên cứu

4.2.3Ph−ơng h−ớng phát triển sản xuất cây hàng nă mở huyện

Dũng đến năm 2010

4.2.3.1 Ph−ơng h−ớng phát triển

1. Phát triển sản xuất cây trồng hàng năm toàn diện, bền vững, sử dụng hợp lý đất đai, cải tạo nâng cao độ phì của đất thông qua việc sử dụng phân bón cân đối, tăng c−ờng sử dụng phân vi sinh, trồng cây phân xanh, cây họ đậu; gắn sự phát triển với thị tr−ờng (thông qua bố trí cây trồng thích hợp), và với sự phát triển của công nghiệp chế biến và ngành nghề.

2. Phát triển sản xuất cây trồng hàng năm với nhiều thành phần kinh tế. Khuyến khích phát triển các mô hình hợp tác xã tự nguyện của ng−ời nông dân trong khuôn khổ của những thay đổi về tổ chức hợp tác xã nông nghiệp cho phù hợp với tình hình mới của nền kinh tế thị tr−ờng, hình thành các mô hình liên hộ sản xuất, chế biến. Hỗ trợ, giúp đỡ phát triển trang trại sản xuất nông nghiệp.

3. Tiếp tục đẩy mạnh sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất cây trồng hàng năm theo h−ớng:

- Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo h−ớng nâng cao hiệu quả khai thác đất nông nghiệp; nâng cao tỷ trọng cây công nghiệp, cây rau bằng cách phát triển cả về số l−ợng và chất l−ợng các giống cây trồng.

- Chuyển đổi mạnh mẽ sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, có thị tr−ờng tiêu thụ. Chú ý tới việc phát triển các loại rau nhằm phục vụ cho thị tr−ờng các đô thị nh−: Hà Nội, Hạ Long, Hải Phòng, Lạng Sơn.

-Tăng diện tích giống lúa mới có năng suất cao. Chuyển đất sản xuất lúa năng suất thấp sang sản xuất cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn. Đẩy nhanh tốc độ thực hiện việc chuyển đổi đất nông nghiệp; h−ớng dẫn các hộ chuyển đổi diện tích cho nhau; hỗ trợ nông dân mua máy móc thực hiện cơ giới hóa sản xuất.

4. Đ−a nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và các công nghệ mới vào sản xuất. Tăng c−ờng đầu t− thâm canh tăng vụ; giảm thất thoát trong thu hoạch, đa dạng hoá các cây trồng. Tăng c−ờng đầu t−, nâng cấp hệ thống thủy nông để giải quyết tốt các vấn đề úng, hạn. Chú trọng công tác bảo vệ thực vật, vệ sinh thực phẩm, tránh sử dụng các hoá chất gây độc hại cho đất, n−ớc và cây trồng.

5. Trên cơ sở thị tr−ờng, những điều kiện về tự nhiên, tập quán canh tác, phối hợp với các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận hình thành các vùng cây nguyên liệu có tính tập trung để tạo cơ sở cung cấp ổn định nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến; để dễ dàng đầu t− vốn, giống, kỹ thuật.

4.2.3.2 Mục tiêu phát triển

Bảng 4.37: Mục tiêu phát triển sản xuất cây trồng hàng năm ở huyện đến năm 2010

So sánh Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2010

(+/-) 1. Sản l−ợng l−ơng thực có hạt Tấn 91.201 90.000 -1.201 2. Giá trị sản l−ợng 1000 đồng 230.939.106 350.000.000 118.060.894

3. Cơ cấu giá trị sản l−ợng

- Cây l−ơng thực có hạt % 80,9 <78 -2,9

- Cây rau % 12,5 >15 2,5

- Cây công nghiệp % 3,1 >3,5 0,4

4. Thu nhập (GO/diện tích đất canh tác) Triệu đồng/ ha 22.445 40.000 17.555 5. Hệ số sử dụng đất Lần 2,26 2,5 0,24

Một phần của tài liệu [Luận văn]thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất cây trồng hàng năm ở huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 124 - 125)