Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu [Luận văn]thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất cây trồng hàng năm ở huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 29 - 35)

3. Đặc điểm địa bàn và ph−ơng pháp nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Yên Dũng là một huyện miền núi, nằm ở phía Đông Nam tỉnh Bắc Giang, cách Hà Nội 50 km, cách Hải Phòng 45 km và cách trung tâm tỉnh lỵ Bắc giang 15 km về phía Đông Nam. Phía Đông Bắc giáp với huyện Lục Nam, phía Bắc giáp huyện Lạng Giang và thành phố Bắc Giang, phía Tây giáp huyện Việt Yên, phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh với ranh giới là sông Cầu và phía Đông giáp tỉnh Hải D−ơng với ranh giới là sông Th−ơng. Yên Dũng là một huyện không lớn, diện tích tự nhiên là 213,38 ngàn ha, so với Bắc Giang chỉ chiếm 5,58% diện tích và 10,7% dân số. Về mặt hành chính, Yên Dũng hiện có 23 xã và 1 thị trấn.

* Vị trí địa lý của huyện có những thuận lợi, khó khăn trong phát triển KT- XH:

Nằm gần vùng trọng điểm Phía Bắc, một trong 3 vùng năng động nhất của Việt Nam hiện nay, gần Hà Nội và Hải Phòng nên có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi, giao l−u hàng hoá, công nghệ, lao động kỹ thuật.v.v... Tuy nhiên, vị trí này cũng sẽ chịu ảnh h−ởng về cạnh tranh của Hà Nội, Hải Phòng đặc biệt là trong các lĩnh vực thu hút đầu t− n−ớc ngoài, thu hút lao động kỹ thuật cao.

Yên Dũng là điểm nối giữa Thủ Đô với các tỉnh biên giới phía Bắc. Cùng với những thuận lợi về giao thông đ−ờng sắt (Hà Nội-Lạng Sơn), đ−ờng bộ 1A, đ−ờng sông (sông Cầu, sông Th−ơng, sông Lục Nam) tạo cho huyện có một vị trí thuận lợi về giao l−u kinh tế - văn hoá.

3.1.1.2 Điều kiện khí hậu, thuỷ văn

Yên Dũng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình khoảng 23,0oC. Sự thay đổi nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá lớn. Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất (tháng 7: 28,80C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 16,4oC) là 12,4oC. Nhiệt độ cao tuyệt đối của huyện là 41,2oC, nhiệt độ thấp nhất

tuyệt đối là 3,3oC. Độ ẩm trung bình hàng năm là 82%, cao nhất là 85%, thấp nhất là 77%.

Yên Dũng có số giờ nắng t−ơng đối cao. Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm là 1.722 giờ và phân phối không đều cho các tháng. Số liệu tại trạm Bắc Giang năm 2000 cho thấy, tháng 6 là tháng có số giờ nắng cao nhất, tháng 3 là tháng có số giờ nắng thấp nhất.

L−ợng m−a trung bình hàng năm thấp, khoảng 1.553 mm (năm cao nhất lên tới 2.538 mm) và phân bố rất không đều theo thời gian. L−ợng m−a tập trung chủ yếu vào các tháng 6,7,8,9 (tháng 8 có l−ợng m−a cao nhất 297 mm, cá biệt có năm lên tới 756 mm) nên th−ờng gây ra tình trạng úng lụt vào những tháng này. Trong khi đó, tháng 12 l−ợng m−a thấp nhất, chỉ đạt 16 mm, cá biệt có những năm vào tháng 11,12 hoàn toàn không có m−a.

Yên Dũng chịu ảnh h−ởng của 2 loại gió khá rõ rệt, gió Đông Bắc xuất hiện vào mùa khô và gió đông nam xuất hiện vào mùa m−a. Ngoài ra, vào các tháng chuyển tiếp giữa 2 mùa m−a và khô (các tháng 4, 5, 6) thỉnh thoảng xuất hiện gió tây nam.

Nghiên cứu yếu tố khí hậu Yên Dũng có thể thấy rằng:

Khí hậu Yên Dũng thuận lợi cho phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp nói chung. Khí hậu và số giờ nắng trong năm t−ơng đối thích hợp cho việc canh tác 3 vụ trong năm tạo cho huyện có lợi thế về phát triển nông lâm nghiệp thâm canh, năng suất cao.

Tuy nhiên, m−a lớn và tập trung vào vài tháng trong năm tạo ra mất cân đối n−ớc cục bộ theo thời gian, gây ra tình trạng úng lụt và hiện t−ợng xói mòn rửa trôi đất tại các vùng dốc. Các tháng 7, 8, 9 m−a nhiều, c−ờng độ lớn gây ngập úng ở một số xã vùng trũng và ven sông, ảnh h−ởng nhiều đến sản xuất vụ mùa. Tháng 12 và tháng 1 th−ờng có rét đậm, đôi khi có s−ơng muối, gây khó khăn cho khâu làm mạ và gieo cấy vụ chiêm xuân.

Yên Dũng có có tổng diện tích đất tự nhiên 21.338,24 ha với địa hình đồi núi nằm xen kẽ với đồng bằng. Lãnh thổ của huyện trải đều đôi bờ sông Th−ơng và giữa hạ l−u hai sông Lục Nam và sông Cầu. Sông Th−ơng và dãy núi Nham Biền chia huyện làm 3 khu vực t−ơng đối rõ rệt là Đông Bắc, Tây Bắc và Ba Tổng.

Bảng 3.1: Diện tích đất tự nhiên Diễn giải Số l−ợng (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 21338.24 100,00 - Đất có độ dốc d−ới 3o 18562,13 86,99 - Đất có độ dốc từ 3o-8o 689,23 3,23 - Đất có độ dốc từ 8o-15o 1030,64 4,83 - Đất có độ dốc trên 15o 1056,24 4,95

Nguồn: Phòng Nông nghiệp- Địa chính huyện Yên Dũng

Tuy là huyện miền núi nh−ng phần lớn đất đai của huyện nằm ở độ dốc d−ới 3o (chiếm 86,99% diện tích tự nhiên), và trong 10.354,9 ha đất canh tác có tới trên 80% có địa hình vàn và thấp, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là gieo trồng các loại cây l−ơng thực, cây công nghiệp ngắn ngày. Mặc dù là huyện miền núi nh−ng lãnh thổ huyện có nhiều ô trũng, có nhiều nơi thấp (cống T− Mại, cống Cổ Dũng thấp hơn mặt n−ớc biển 0,5m) nên gây ra tình trạng ngập úng vào mùa m−a.

Với diện tích tự nhiên 21.338,24 ha, huyện đã tiến hành khảo sát thổ nh−ỡng trên diện tích 18.727,04 ha bao gồm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ch−a sử dụng nh−ng có khả năng nông lâm nghiệp (còn 2.611,2 ha đất sông ngòi, hồ ao, giao thông...) không tiến hành khảo sát. Kết quả khảo sát cho thấy: đất đai Yên Dũng đ−ợc chia ra 17 loại khác nhau, trong đó có 6 nhóm đất chính và 11 nhóm đất phụ.

Sáu nhóm đất chính ảnh h−ởng trực tiếp đến phát triển nông, lâm nghiệp của huyện là:

1. Đất phù sa đ−ợc bồi hàng năm: Có diện tích 1665,18 ha chiếm tỷ lệ 8,89% tổng diện tích đã điều tra. Diện tích này chủ yếu thuộc các xã Trí Yên, Lãng Sơn, Thắng C−ơng và đất ngoài đê của một số xã khác.

2. Đất phù sa ít đ−ợc bồi và không đ−ợc bồi hàng năm: Có diện tích 983,82 ha chiếm 51,20% tổng diện tích đã điều tra. Đây là loại đất chủ yếu của huyện phân bố rộng khắp ở tất cả các xã.

3. Đất bạc màu các loại: Có diện tích 4 456,71 ha chiếm 23,79% tổng diện tích đã điều tra, phân bố rải rác ở hầu khắp các xã trong huyện.

4. Đất feralitic biến đổi do trồng lúa: Có diện tích 94,56 ha chiếm 0,50% tổng diện tích đã điều tra, phân bố ở các xã Nội Hoàng, Yên L−, Nham Sơn, Trí Yên.

5. Đất feralit nâu vàng, vàng nâu, vàng đỏ: Có diện tích 2435,44 ha chiếm 13,00% tổng diện tích đã điều tra, phân bố ở các xã Tân An, Quỳnh Sơn, Xuân Phú, Tiền Phong, Yên L−, Nham Sơn, Tân Liễu.

6. Đất feralit xói mòn mạnh trơ sỏi đá: Có diện tích 491,24 ha, chiếm 2,62% tổng diện tích đã điều tra, phân bố chủ yếu trên các chỏm núi thuộc dãy Nham Biền.

Nhìn chung đất đai của huyện Yên Dũng có hàm l−ợng dinh d−ỡng trung bình đến nghèo, thích hợp để trồng nhiều loại cây ngắn ngày nh− lúa, ngô, khoai lang, các loại rau, đậu, đỗ, lạc và trồng một số loại cây ăn quả nh− nhãn, vải, táo, cam, quýt...

Nhóm đất có ý nghĩa lớn cho sản xuất nông nghiệp (bao gồm đất phù sa đ−ợc bồi hàng năm, đất phù sa ít đ−ợc bồi và không đ−ợc bồi hàng năm) chiếm trên 60%, tỷ trọng này lớn hơn nhiều so với nhiều huyện miền núi khác trong cả n−ớc.

Đất canh tác cây hàng năm chiếm khoảng 94- 95 % diện tích đất nông nghiệp của huyện. Trong những năm qua diện tích này có xu h−ớng giảm, năm 2004 giảm 306,06 ha so năm 2000, bình quân mỗi năm giảm 1,19%. Trong đó đất lúa- màu giảm 176,67 ha, mỗi năm giảm 0,8%; đất lúa giảm 163,22 ha, mỗi năm giảm 1,83%; đất khác giảm 36,17 ha, mỗi năm giảm 5,08%.

Diện tích đất giảm là do trong những năm qua nhà n−ớc lấy đất canh tác chuyển đổi mục đích sử dụng để làm các công trình phúc lợi, đ−ờng giao thông, đất ở cho dân và xây dựng các khu, cụm công nghiệp...

Bảng 3.2: Đất canh tác cây hàng năm của huyện ĐVT: ha Năm Diễn giải 2000 2001 2002 2003 2004 I. Toàn huyện 11.307,43 11.202,43 11.082,13 10.912,54 10.815,24 1. Đất trồng cây hàng năm 10.665,13 10.663,27 10.549,93 10.383,85 10.289,07 Đất lúa- màu 7.391,38 7.417,41 7.342,63 7.273,53 7.214,71 Đất lúa 3.024,16 3.005,27 2.974,63 2.883,17 2.860,94 Đất cây hàng năm khác 249,59 240,59 232,67 227,15 213,42

2. Đất trồng cây lâu năm 642,30 539,16 532,20 528,69 526,17

II. Khu Đông Bắc 3.819,62 3.789,62 3.770,32 3.739,62 3.713,76

1. Đất trồng cây hàng năm 3.601,20 3.571,68 3.553,18 3.523,61 3.498,44 Đất lúa- màu 2.490,62 2.465,71 2.452,64 2.429,83 2.418,55

Đất lúa 1.028,21 1.023,60 1.018,74 1.013,02 1.000,48

Đất cây hàng năm khác 82,37 82,37 81,80 80,76 79,41

2. Đất trồng cây lâu năm 218,42 217,94 217,14 216,01 215,32

III. Khu Tây Bắc 2.473,29 2.412,50 2.329,26 2.216,05 2.172,45

1. Đất trồng cây hàng năm 2.325,63 2.269,87 2.191,72 2.081,87 2.041,19 Đất lúa- màu 1.575,12 1.537,48 1.476,75 1.411,62 1.385,05

Đất lúa 696,10 681,10 667,29 630,12 617,94

Đất cây hàng năm khác 54,41 51,29 47,68 40,13 38,20

2. Đất trồng cây lâu năm 147,66 142,63 137,54 134,18 131,26

IV. Khu Ba Tổng 5.014,52 5.000,31 4.982,55 4.956,87 4.929,03

1. Đất trồng cây hàng năm 4.738,30 4.821,72 4.805,03 4.778,37 4.749,44 Đất lúa- màu 3.325,64 3.414,22 3.413,24 3.432,08 3.411,11

Đất lúa 1.299,85 1.300,57 1.288,60 1.240,03 1.242,52

Đất cây hàng năm khác 112,81 106,93 103,19 106,26 95,81

2. Đất trồng cây lâu năm 276,22 178,59 177,52 178,50 179,59

Nguồn: Phòng Nông nghiệp- Địa chính huyện Yên Dũng

Điều kiện đất đai của huyện cho phép có thể phát triển một nền nông nghiệp đủ mạnh. Tuy nhiên, với mật độ dân số ngày càng tăng cần phải quan tâm bảo vệ quỹ đất nông nghiệp trong t−ơng lai, cần bố trí sắp xếp hợp lý theo quy mô phát triển của các ngành công nghiệp và đô thị hoá. Vấn đề thâm canh tăng vụ, tăng hệ số sử dụng ruộng đất canh tác cây hàng năm đang là đòi hỏi bức thiết.

3.1.1.4 Tài nguyên n−ớc

chạy dọc ranh giới giữa huyện Yên Dũng với huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh dài 25 km; sông Th−ơng cắt ngang lãnh thổ huyện theo chiều Tây Bắc xuống Đông Nam có chiều dài 34km; sông Lục Nam chạy dọc ranh giới của huyện Yên Dũng với huyện Lục Nam có chiều dài 6,7 km. Cả 3 sông này đều thuộc hệ thống Lục đầu giang, hợp l−u với nhau ở Phả Lại phần ranh giới phía đông của huyện.

Ngoài nguồn n−ớc mặt của 3 con sông trên, huyện Yên Dũng còn có 1.403,94 ha ao hồ, đầm các loại với trữ l−ợng n−ớc khá lớn, không chỉ phục vụ cho các nhu cầu n−ớc tại chỗ mà còn có ý nghĩa lớn đối với phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

Nguồn n−ớc ngầm: Theo kết quả khảo sát sơ bộ n−ớc ngầm có trữ l−ợng và chất l−ợng khá tốt, phân bố ở độ sâu 15-25m. Nguồn n−ớc ngầm hiện ch−a cần phải khai thác, đây là nguồn n−ớc dự trữ cho phát triển trong t−ơng lai.

Nghiên cứu điều kiện thuỷ văn và nguồn n−ớc của huyện có thể rút ra một số nhận xét sau:

Với tổng chiều dài 3 dòng sông chảy qua lãnh thổ huyện Yên Dũng là 65,7 km, nguồn n−ớc của 3 con sông này cùng với nguồn n−ớc mặt ao hồ và nguồn n−ớc ngầm ch−a khai thác rất dồi dào, có thể dùng cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, và sinh hoạt của ng−ời dân trong cả năm. Ba con sông chảy qua huyện, ngoài là nguồn cung cấp n−ớc, còn là hệ thống sông tiêu thoát n−ớc của phần lớn các xã trong huyện vào mùa m−a. Tuy nhiên, các sông này cũng là nguy cơ đe doạ lũ lụt hàng năm vào mùa m−a bão, đòi hỏi huyện cần chủ động phòng ngừa.

Ba con sông này có ý nghĩa rất lớn về giao thông thuỷ, một số vị trí có thể xây dựng cảng sông nhỏ, phục vụ vận chuyển hàng hoá trong huyện. Tại xã Đồng Sơn có thể xây dựng một cảng lớn phục vụ vận chuyển hàng hoá cho thành phố Bắc Giang và 5 xã lân cận.

Mặc dù có nguồn n−ớc phong phú nh−ng do địa hình đồi núi xen kẽ đồng bằng nên khó khăn trong việc dẫn n−ớc (một số nơi phải tới 6 bậc thang mới đ−a đ−ợc n−ớc đến ruộng) do vậy tình trạng thiếu n−ớc cục bộ còn tồn tại ở một số vùng.

Một phần của tài liệu [Luận văn]thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất cây trồng hàng năm ở huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)