Vận dụng các ph−ơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu [Luận văn]thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất cây trồng hàng năm ở huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 42)

3. Đặc điểm địa bàn và ph−ơng pháp nghiên cứu

3.2.3 Vận dụng các ph−ơng pháp nghiên cứu

3.2.3.1 Thu thập số liệu

a/ Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập và tính toán từ những số liệu đã công bố của

các cơ quan thống kê Trung −ơng, các tạp chí, báo chí chuyên ngành, các tài liệu của các cơ quan của tỉnh Bắc Giang, các phòng chức năng và các xã của huyện Yên Dũng. Những số liệu đ−ợc thu thập chủ yếu ở Cục Thống kê Bắc Giang, phòng Thống kê, phòng Kinh tế- Hạ tầng, phòng nông nghiệp- Địa chính, phòng Lao động, Th−ơng binh và Xã hội... huyện Yên Dũng.

b/ Thu thập số liệu sơ cấp

- Ph−ơng pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): đi thực tế quan sát, đánh giá thực trạng, thu thập thông tin qua ng−ời dân và cán bộ ở nơi nghiên cứu, thu thập tài liệu, thông tin đã có tại nơi nghiên cứu.

tiếp xúc với ng−ời dân ở nơi nghiên cứu, h−ớng ng−ời dân tham gia vào những vấn đề nghiên cứu, đàm thoại với dân để thu thập những thông tin về những khả năng, thuận lợi; những khó khăn, thách thức; những nhu cầu... của các hộ nông dân trong sản xuất cây hàng năm ở hiện tại và t−ơng lai. Qua đó xác định và đề ra những vấn đề −u tiên nghiên cứu, đánh giá khả năng thực hiện và đề ra những giải pháp phát triển sản xuất cây hàng năm

- Ph−ơng pháp điều tra: Thực hiện điều tra chọn mẫu để thu thập số liệu về sản xuất cây hàng năm của các hộ nông dân, gồm các b−ớc:

+ Chọn mẫu điều tra: áp dụng chọn mẫu ngẫu nhiên (chọn điểm, chọn hộ điều tra) tiến hành chọn xã, chọn hộ điều tra.

Từ 3 khu của huyện lấy ra 3 xã đại diện là: Xã Xuân Phú đại diện cho khu Đông Bắc, xã Tân Mỹ đại diện cho khu Tây Bắc, xã Cảnh Thuỵ đại diện cho khu Ba Tổng.

Xã Xuân Phú có 1.701 hộ, số dân 7.091 ng−ời, số hộ giàu 7,8 %, hộ khá 32,6 %, hộ trung bình 54,7 %, hộ nghèo 4,9%, là xã nông nghiệp, chủ yếu phát triển cây lúa, cây rau, chăn nuôi lợn và gia cầm.

Xã Tân Mỹ có 2.286 hộ, số dân 9.610 ng−ời, số hộ giàu 9,6 %, hộ khá 36,8 %, hộ trung bình 47,2 %, hộ nghèo 6,4 %, là xã nông nghiệp; là xã nông nghiệp, chủ yếu phát triển cây lúa, cây rau, cây d−ợc liệu, chăn nuôi lợn và gia cầm.

Xã Cảnh Thụy có 1.788 hộ, số dân 6.520 ng−ời, số hộ giàu 12,5 %, hộ khá 42,4 %, hộ trung bình 39,6 %, hộ nghèo 5,5%, là xã nông nghiệp kiêm ngành nghề, dịch vụ, chủ yếu phát triển cây lúa, cây rau màu vụ đông, chăn nuôi lợn, gia cầm, thủy sản, sơ chế hoa quả.

Mỗi xã chọn lấy 40 hộ, tỷ lệ các loại hộ đ−ợc chọn theo nhận định chủ quan từ tỷ lệ các loại hộ chung từng xã. Việc chọn hộ điều tra theo ph−ơng pháp lấy ngẫu nhiên. Thu thập số liệu về sản xuất cây hàng năm của hộ trong năm 2004. Cụ thể số hộ chọn trong các xã nh− sau:

Bảng 3.6: Số hộ điều tra ở các xã trong huyện Yên Dũng

ĐVT: Hộ

Hộ giàu Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo

Xuân Phú 3 13 22 2

Cảnh Thụy 5 17 16 2

Tân Mỹ 4 15 19 2

+ Phiếu điều tra: Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu nh−: Nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hoá, chuyên môn của chủ hộ, tình ruộng đất, vốn... Tình hình sản xuất các loại cây trồng hàng năm, chi phí sản xuất cho từng loại cây trồng, tình hình sử dụng, tiêu thụ sản phẩm. Các thông tin liên quan đến sản xuất cây hàng năm của hộ, các kiến nghị và nhu cầu của hộ... những thông tin này thể hiện bằng các câu hỏi cụ thể để họ hiểu và trả lời chính xác và đầy đủ.

+ Ph−ơng pháp điều tra: Sử dụng ph−ơng pháp phỏng vấn trực tiếp với hộ nông dân, đàm thoại với hộ qua các câu hỏi mở dễ hiểu và phù hợp với thực tế. Phỏng vấn số hộ chọn, kiểm tra tính thực tiễn của thông tin qua quan sát trực tiếp.

c/ Thu thập tài liệu về chủ tr−ơng, nghị quyết của Đảng và cơ quan các cấp:

Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung −ơng Đảng khoá VII, Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung −ơng Đảng khoá VIII, Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XV, Ch−ơng trình phát triển nông nghiệp theo h−ớng sản xuất hàng hoá tỉnh Bắc Giang, Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Yên Dũng lần thứ XV, Kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp theo h−ớng hàng hoá của huyện....

3.2.3.2 Xử lý số liệu

a/ Tài liệu điều tra: Tổng hợp, phân tổ thống kê để tính toán các chỉ tiêu phân tích

trên phần mền Excel.

b/ Tài liệu khác: Chọn lọc, tính toán để xây dựng các chỉ tiêu thống kê phù hợp. 3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích

3.2.4.1 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu tổng quan địa bàn: Bao gồm các chỉ tiêu phán ánh hiện trạng đất đai, dân số, lao động, cở sở vật chất kỹ thuật, hạ

tầng của địa ph−ơng; đ−ợc chọn lọc để sử dụng qua phân tổ thống kê, vì vậy nó mang tính đại diện và tổng hợp.

3.2.4.2 Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh thực trạng sản xuất cây hàng năm

* Các chỉ tiêu phản ánh về l−ợng

- Diện tích trồng trọt: Là diện tích đất mà trong đó trồng một loại cây trồng

nào đó trong một thời kỳ. Đối với cây trồng hàng năm là một vụ hay một năm, cây trồng lâu năm là nhiều năm.

Diện tích trồng trọt là chỉ tiêu gián tiếp biểu hiện quy mô sản xuất của hộ gia đình, cơ sở sản xuất hay một địa ph−ơng, một vùng. Nó là căn cứ để xác định nhu cầu các đầu vào cho sản xuất. Cơ cấu diện tích gieo trồng là chỉ tiêu biểu hiện ph−ơng h−ớng sản xuất và trình độ chuyên môn hoá sản xuất của hộ gia đình, cơ sở sản xuất hay một địa ph−ơng, một vùng.

- Năng suất cây trồng: Là l−ợng sản phẩm chính của một loại cây trồng thu hoạch đ−ợc trên một đơn vị diện tích trong một thời kỳ; biểu hiện kết quả sản xuất, thâm canh của hộ gia đình, cơ sở sản xuất hay một địa ph−ơng, một vùng.

Công thức: Năng suất cây trồng = Sản l−ợng cây trồng/ Diện tích gieo trồng

- Sản l−ợng cây trồng: Là toàn bộ khối l−ợng sản phẩm chính thu đ−ợc từ cây trồng trong một chu kỳ sản xuất.

Sản l−ợng cây trồng là chỉ tiêu biểu hiện kết quả sản xuất, kết quả thâm canh của hộ gia đình, cơ sở sản xuất hay một địa ph−ơng, một vùng; là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu khác nh−: Thu nhập trên một ha, hiệu quả một đồng vốn đầu t−...

- Giá trị sản xuất trồng trọt (GO): Là toàn bộ giá trị tính bằng tiền của các

sản phẩm thu đ−ợc từ các loại cây trồng trên một đơn vị sản xuất trong một thời gian nhất định.

Công thức: GO= ΣPi x Qi Trong đó: Pi: Giá bán sản phẩm i (i= 1-n) Qi: Khối l−ợng sản phẩm i n: Số l−ợng sản phẩm

Giá trị sản xuất trồng trọt là chỉ tiêu biểu hiện tổng quát kết quả hoạt động sản xuất trồng trọt, cho phép hình dung đ−ợc qui mô về giá trị sản xuất mà ngành trồng trọt đã tạo ra cho nông nghiệp nói riêng và cho xã hội nói chung.

- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất th−ờng xuyên và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm.

Công thức: IC= ΣCj Trong đó Cj là chi phí thứ j , (j= 1−n).

* Các chỉ tiêu phản ánh về chất

- Hiệu quả kinh tế: Là chỉ tiêu tổng hợp nhất về chất l−ợng của sản xuất kinh doanh, thông qua việc so sánh giữa kết quả sản xuất và chi phí sản xuất bỏ ra để thu đ−ợc kết quả sản xuất đó. Các chỉ tiêu kinh tế đánh giá hiệu quả của sản xuất cây hàng năm gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau:

+Giá trị gia tăng (VA): Là phần giá trị tăng thêm của ng−ời lao động trong một chu kỳ sản xuất. Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả ở mức tuyệt đối.

Công thức: VA= GO- IC

+ Lợi nhuận: là chỉ tiêu chất l−ợng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất, kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số l−ợng và chất l−ợng hoạt động của xí nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố sản xuất, nh−: lao động, vật t−, tài sản cố định... Nó khuyến khích ng−ời lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

+Hiệu quả sử dụng đất đai: GO/S, VA/S, MI/S, Pr/S

Đây là chỉ tiêu hiệu quả tính theo số t−ơng đối, nó phản ánh tỷ lệ giữa giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp và lợi nhuận với diện tích đất trồng cây hàng năm (diện tích đất canh tác và diện tích đất gieo trồng).

+Hiệu quả sử dụng chi phí: GO/IC, VA/IC, MI/IC, Pr/IC

Đây là chỉ tiêu hiệu quả tính theo số t−ơng đối, nó phản ánh tỷ lệ giữa giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp và lợi nhuận với chi phí trung gian bỏ ra đầu t− cho sản xuất cây trồng hàng năm.

Đây là chỉ tiêu hiệu quả tính theo số t−ơng đối, nó phản ánh tỷ lệ giữa giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp và lợi nhuận với lao động tham gia vào sản xuất cây trồng hàng năm.

- Hiệu quả xã hội: Nói lên mức tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, đến

việc cải thiện đời sống văn hoá tinh thần, cải tạo và bảo vệ môi tr−ờng sinh thái... Các chỉ tiêu hiệu quả mới chỉ phản ảnh đến mặt kinh tế mà ch−a đề cập tới hiệu quả xã hội, ch−a phản ánh toàn diện và bền vững.

3.2.4.3 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh nguyên nhân ảnh h−ởng đến phát triển sản xuất trồng trọt

Bao gồm các chỉ tiêu: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân/hộ, diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân/ lao động, trình độ của chủ hộ, mức độ đầu t− khoa học, kỹ thuật, giống, vốn, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội... phản ánh tác động trực tiếp của các yếu tố đến sản xuất trồng trọt.

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1 Thực trạng phát triển sản xuất cây trồng hàng năm ở huyện 4.1.1Thực trạng phát triển sản xuất cây trồng hàng năm về l−ợng

4.1.1.1 Thực trạng phát triển sản xuất cây trồng hàng năm về l−ợng trên địa bàn toàn huyện

a/ Biến động về diện tích gieo trồng cây hàng năm

Bảng 4.7 cho thấy diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện tăng đều qua các năm., bình quân hàng năm tăng 1,3%.

Diện tích gieo trồng cây hàng năm tăng là do diện tích cây l−ơng thực có hạt, cây rau, đậu, cây công nghiệp hàng năm và cây hàng năm khác tăng.

Xem xét các nhân tố ảnh h−ởng đến biến động diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện giai đoạn 2000-2004 qua ph−ơng pháp chỉ số ta thấy: Diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện tăng 1,06%, hay tăng 1220,12 ha, là do:

- Diện tích canh tác giảm 376,06 ha, làm cho diện tích gieo trồng giảm 3,53 %, hay giảm 755,31 ha.

- Hệ số dụng đất tăng 0,19 lần, làm cho diện tích gieo trồng tăng 9,41%, hay tăng 1995,43 ha.

Diện tích cây l−ơng thực có hạt bình quân hàng năm tăng 1.3%. Trong đó diện tích lúa tăng 0,9%, diện tích ngô tăng 13,6%. Trong cây lúa, diện tích lúa chiêm có xu h−ớng giảm qua các năm, bình quân hàng năm giảm 0,8. Điều này chủ yếu là do trong những năm qua Nhà n−ớc thu hồi đất nông nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng. Mặt khác là do một số nơi, một số hộ nông dân thay đổi ph−ơng thức sản xuất, đ−a một số cây trồng khác nh− bí xanh, đậu t−ơng, lạc... vào trồng thay thế cây lúa. Diện tích lúa mùa xu h−ớng tăng qua các năm, bình quân hàng năm tăng 2,7%. Nguyên nhân là do trong những năm qua, thời tiết thuận lợi, không có bão lụt xảy ra, cùng với sự phát huy tác dụng của việc đầu t− xây dựng các công trình thủy lợi, nhất là việc đầu t− các công trình tiêu n−ớc trên địa bàn huyện nên hầu hết các

Bảng 4.7: Diện tích gieo trồng cây trồng hàng năm ở huyện ĐVT: ha Năm 2000 2001 2002 2003 2004 Tốc độ phát triển (%) Cây trồng 01/00 02/00 03/00 04/00 BQ 00-04 Tổng diện tích gieo trồng 21.987,9 22.529,7 23.332,0 23.027,0 23.208,0 102,5 106,1 104,7 105,5 101,4 I. Cây l−ơng thực có hạt 17.682,1 18.007,0 18.307,0 18.236,0 18.583,0 101,8 103,5 103,1 105,1 101,3 1. Lúa 17.238,3 17.566,0 17.967,0 17.633,0 17.845,0 101,9 104,2 102,3 103,5 100,9 Lúa Xuân 9387,9 9.265,0 9.241,0 9.292,0 9098 98,7 98,4 99,0 96,9 99,2 Lúa Mùa 7850,4 8.301,0 8.726,0 8.341,0 8747 105,7 111,2 106,2 111,4 102,7 2. Ngô 443,8 441,0 340,0 603,0 738,0 99,4 76,6 135,9 166,3 113,6

II. Cây l−ơng thực chất bột 1.766,6 1.594,2 1.683,0 1.515,0 1.316,0 90,2 95,3 85,8 74,5 92,9

1. Khoai lang 1.586,5 1.426,3 1.520,0 1.351,0 1.165,0 89,9 95,8 85,2 73,4 92,6

2. Sắn 62,4 58,7 46,0 46,0 83,0 94,1 73,7 73,7 133,0 107,4

3. Cây chất bột khác 117,7 109,2 117,0 118,0 68,0 92,8 99,4 100,3 57,8 87,2

III. Cây rau, đậu 1.790,4 2.037,4 2.354,0 2.414,0 2.406,0 113,8 131,5 134,8 134,4 107,7

1. Rau các loại 1.592,2 1.844,0 2.162,0 2.222,0 2.251,0 115,8 135,8 139,6 141,4 109,0 Rau muống 359,3 475,0 425,0 Cải bắp 104,5 58,0 80,0 Khoai tây 165,8 441,0 313,0 598,0 590,0 265,9 188,7 360,6 355,8 137,3 Cà chua 70,0 70,0 91,0 0,0 0,0 100,0 130,0 106,8 2. Đỗ các loại 198,2 193,4 192,0 192,0 155,0 97,6 96,9 96,9 78,2 94,0 Đỗ xanh 133,5 150,0 107,0 Đỗ khác 59,9 42,0 48,0

IV. Cây CN hàng năm 533,7 647,1 734,0 612,0 653,0 121,2 137,5 114,7 122,3 105,2

1. Đậu t−ơng 111,1 88,2 173,0 105,0 78,0 79,4 155,7 94,5 70,2 91,5

xã ngoại đê, các xã có vùng ruộng trũng đã mở rộng đ−ợc diện tích lúa tái giá, một số xã còn cấy thêm đ−ợc vụ lúa mùa.

Diện tích cây l−ơng thực chất bột có xu h−ớng giảm qua các năm, bình quân hàng năm giảm 7,1%. Trong đó cây khoai lang là cây có diện tích lớn nhất, cũng có xu h−ớng giảm qua các năm, bình quân hàng năm giảm 7,3%. Khoai lang là cây đ−ợc trồng chủ yếu ở vụ đông song do hiệu quả kinh tế của cây khoai lang không cao nên ng−ời dân có xu h−ớng thay thế bằng cây trồng khác nh−: Rau vụ đông, ngô đông...

Diện tích cây rau có xu h−ớng tăng qua các năm, bình quân hàng năm 9,0%. Cây rau trồng đ−ợc ở nhiều vụ, song diện tích rau của huyện chủ yếu là diện tích rau vụ đông. Trong những năm qua, để phát triển sản xuất vụ đông có hiệu quả kinh tế, một số xã của huyện đã mạnh dạn đ−a vào sản xuất một số cây rau vụ đông nh−: xu hào, bắp cải, cà chua, khoai tây...thay thế cây khoai lang nh− tr−ớc đây, làm cho diện tích cây rau tăng nhanh qua các năm.

Diện tích cây công nghiệp có xu h−ớng tăng qua các năm, bình quân hàng năm tăng 5,2%, chủ yếu do diện tích cây lạc tăng nhanh, bình quân hàng năm tăng 9,1%. Cây lạc từng là loại cây trồng chính ở huyện Yên Dũng, nhất là trong thời kỳ hợp tác xã. Trong quá trình chuyển đổi, do nhu cầu giải quyết l−ơng thực và những khó khăn trong việc tiêu thụ, nên cây lạc ở Yên Dũng không còn thế phát triển nh− tr−ớc, diện tích bị thu hẹp lại. Trong những năm gần đây, khi ng−ời dân không còn lo lắng nhiều về l−ơng thực, cùng với có thị tr−ờng tiêu thụ nên cây lạc đ−ợc ng−ời dân trồng nhiều và có xu thế phát triển nhanh về diện tích.

Về mặt cơ cấu diện tích các loại cây trồng hàng năm của huyện qua bảng 4.8

Một phần của tài liệu [Luận văn]thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất cây trồng hàng năm ở huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)