Bệnh CRD hay bệnh mycoplasmisis của gia cầm là bệnh viêm ñường hô hấp mạn tính truyềnn nhiễm của nhiều loài gia cầm, nhưng phổ biến hơn cả là
ở gà và gà tây. Bệnh gây viêm thanh dịch có fibrin ở niêm mạc mũi, niêm mạc
ñường hô hấp và các túi hơi.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……… 31
Bệnh CRD do nhiều nguyên nhân tổng hợp gây nên, căn bệnh chủ yếu do Mycoplasma gallisepticum và chủng thứ hai là Mycoplasma gallinarum là chủng thứ yếu.
Mycoplasma gallisepticum là loại trung gian giữa vi khuẩn và virus. Nó có thể xuyên qua màng lọc siêu vi trùng, ñiều ñó làm cho nó gần giống với virus, nhưng ñồng thời chúng nuôi cấy ñược trên môi trường nhân tạo mà không cần tế bào sống giống như vi khuẩn. Môi trường nuôi cấy cần có ñộ dinh dưỡng cao: nước chiết tim bê và 10-20% huyết thanh. Mycoplasma gallisepticum làm tan hồng cầu ngựa và làm ngưng kết hồng cầu gà.
Mycoplasma gallisepticum có trong ñường hô hấp của gà, không gây chết phôi. Nó làm tan hồng cầu ngựa, không gây ngưng kết hồng cầu gà.
- Triệu chứng lâm sàng:
Gà bị bệnh ñầu tiên chảy nước mắt, nước mũi, lúc ñầu loãng sau ñặc dần màu trắng như sữa bám ñầy khoé mũi, khoé mắt. Nước mắt quánh dần lại sau biến thành fibrin, fibrin tụ lại ngày càng nhiều tạo thành khối to thành bằng hạt lạc nổi lên giữa tròng mắt, ñôi khi giác mạc bị viêm loét, lòng mắt ñặc lại có thể
bị mù. Viêm lan từ mũi ra các xoang xung quanh ñặc biệt là xoang dưới mắt viêm sưng, mặt gà bị biến dạng giống như chim cú. Ở gà tây, hiện tượngnày rất ñiển hình nên bệnh có tên là viêm xoang (Sinusitis). Sau các xoang vùng ñầu bị viêm, niêm mạc hầu, khí quản và các túi hơi bị viêm, con vật khó thở, ho ñặc biệt ho nhiều về ñêm, mào yếm tím bầm, con vật kiệt sức dần rồi chết. Nhiều trường hợp gà chết sớm do bị ngạt thở.
Ở gà ñẻ, sản lượng trứng giảm hẳn, trứng gà bệnh ñem ấp số bào thai chết vào ngày thứ 10-12 và trước nở tăng lên, số còn lại nở ra gà ốm yếu. gà tây viêm khớp , viêm bao hoạt dịch.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……… 32
Xác chết gầy, nhợt nhạt do thiếu máu, niêm mạc mũi và các xoang cạnh mũi sưng, phù, chứa ñầy dịch nhớt màu vàng hay vàng xám. Niêm mạc họng xung huyết, ñôi chỗ bị xuyết huyết, phủ nhiều niêm dịch. Phổi phù thũng, mặt phổi phủ fibrin, rải rác một số vùng bị viêm, hoại tử. Thành các túi hơi bị dày lên, phù thũng xoang túi hơi chứa ñầy dịch sau quánh lại tạo thành chất khô bở màu vàng.
- Phòng và ñiều trị bệnh:
Mycoplasosis là một bệnh truyền nhiễm kế phát vì vậy việc phòng bệnh quan trọng nhất vẫn là tăng sức ñề kháng phi ñặc hiệu tiêm vaccine phòng các bệnh truyền nhiễm do virus và chống nhiễm trùng E. coli, Salmonella…Ngoài ra có thể chọn lọc con giống ñể tạo ra một ñàn hoàn toàn không mang mần bệnh.
Về mặt ñiều trị, trước tiên phải loại thải ngay những gà mắc bệnh sau ñó mới dùng thuốc. Có thể dùng Tylosin, Tiamulin ñể phòng bệnh và ñiều trị
(Nguyễn Hữu Vũ, 1996) [17].
1.2.5. Bệnh Gumboro:
Bệnh Gumboro là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra chủ yếu cho gà 3 – 6 tuần tuổi.
- Căn bệnh:
Virus Gumboro (virus gây viêm túi huyệt truyền nhiễm – viêm bao hoạt dịch truyền nhiễm – IBDV ( Infectious Bursal Disease Virus)) thuộc họ
Birnavirideae, giống birnavirus là loại virus trần không có vỏ bọc ngoài cùng, kích thước từ 50-70ml (Lê Thị Kim Xuyến 1999) [18].
Phần capxit của virus ñược cấu tạo bởi2 capxome gồm 4 loại protein có cấu trúc khác nhau: VP1, VP2, VP3, VP4 ( Viral protein – VP) trong ñó VP 2 và VP 3 là thành phần hcủ yếu của virus.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……… 33
Loại protein có tính kháng nguyên kích thích cơ thể sản sinh kháng thể tủa
ñược gọi là kháng nguyên ñặc hiệu nhóm, về cấu trúc ñược gọi protein ñặc hiệu nhóm ( Group specific protein = GS protein).
Loại protein có tính kháng nguyên kích thích cơ thể sản sinh kháng thể
trung hoà gọi là kháng nguyên ñặc hịêu type, về cấu trúc gọi là protein ñặc hiệu type (Type specific protein = TS protein).
Về cấu trúc phân tử, hai loại protein GS và TS ñan chéo nhau tạo nên các lớp tế bào bề mặt và vỏ bộc bao bộc lấy nhân của virus. Trong ñó TS protein có xu hướng ở bề mặt của virus gồm các lớp protein nổi, các gai, móc, các receptor, Còn GS protein thường lặn sâu hơn, xen kẽ vào các protein cấu trúc khác và gắn chặt với lớp protein liên kết với axits nucleic của nhân virus.
Về tính kháng nguyên, hiện nay ñã phát hiện hai loại serotyp là serotyp I và serotyp II hai loại này khác nhau về tính gây bệnh cho gà và gà tây, không gây miễn dịch chéo cho nhau, thậm chí trong cùng một serotyp sự tương ñồng kháng nguyên chỉ ñạt 30%. Vì vậy cần lưu ý trong việc sử dụng vaccine nhược ñộc phòng bệnh gumboro. Khi xác ñịnh serotyp cần phải dựa trên phản ứng trung hoà virus.
- ðặc ñiểm dịch tễ:
Bệnh thường xảy ra ở gà, gà tây, lứa tuổi mắc từ 3-9 tuần tuổi. Trong ñó gà từ 3-6 tuần tuổi rất mẫn cảm, một số trường hợp mắc sớm hơn (9 ngày tuổi). tỷ lệ
mắc trong ñàn rất cao (100%) nhưng tỷ lệ chết chỉ có (5-30%), có khi hơn. bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường tập trung vào trước và sau tết âm lịch. Tính chất bệnh lây lan rất mạnh. Sau khi virus xâm nhập vào một cá thể nào ñó chỉ sau 1 ngày sau ñã có biến siêu cấu trúc túi Fabricius (Nguyễn Văn Cảm 1999,)[1], sau 1 – 2 ngày là cả ñàn mắc bệnh (Lê Văn Năm 1999)[7].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……… 34
Trong ñàn bắt ñầu xuất hiện một số con hoảng loạn, lao ñầu từ ñầu chuồng này ñến ñầu chuồng khác. Quan sát thấy gà quay ñầu về phía hậu môn ñể “gãi” do túi Fabricius sưng to, kích thích vào hậu môn gây ngứa. Gà bị ỉa chảy, phân loãng giống như canh trứng. Gà có biểu hiện khó ỉa lông gáy dựng ngược lên, dầu gối khuỳnh ra, hậu môn hạ thấp xuống, cơ bắp run lên (do túi Fabricius sưng to, chèm áp vào hậu môn). Do gà bị ỉa chảy dẫn ñến mất nước, mất chất ñiện giải , gànằm liệt, lông bẩn nhất là vùng xung quanh hậu môn. Gà chết tập trung vào ngày thứ 3, thứ 5 sau ñó giảm dần và ñến ngày thứ 9 , 10 thì dừng lại, ñàn gà dần dần ñược khôi phục.
- Bệnh tích:
Do gà ỉa chảy nhiều nên cơ bắp khô, Bệnh tích ñặc trưng là xuất huyết thành vệt, thành dải sau trong cơ ñùi. Gà chết ở những ngày ñầu túi Fabricius sưng rất to, bên ngoài có một lớp màng dầy bao bọc. Nếu bổ ñôi túi Fabricius thì thấy niêm mạc túi có những ñiểm hoặc vệt xuất huyết. Múi khế trong túi Fabricius sưng to , nếu chết những ngày sau ( từngày thứ 5) thì thấy túi fabricius chuyển từ màu hồng nhạt sang màu kem ñục, bên trong túi có một chất giống như
keo nhày, bã ñậu, có trường hợp toàn túi xuất huyết giống như quả mận chín. Ngoài ra còn thấy những bệnh tích khác như thận sưng, trên bề mặt thận nhiều sọc trắng chằng chịt do sự lắng ñọng muối urats. Trong ruột chứa nhiều dịch nhày có thể xuất huyết. Nhiều trường hợp viêm niêm mạc dạ dày. xuất huyết dạ dày tuyến nhưng ñiểm xuất huyết không trùng với ñỉnh lỗ tuyến.
- Phòng và ñiều trị:
Khi dịch chưa xảy ra thì biện pháp chủ yếu vẫn là giữ vệ sinh phòng bệnh, nâng cao sức ñề kháng phi ñặc hiệu cho ñàn gà. Khi dịch ñã xảy ra thì cần phải vệ
sinh tiêu ñộc thật tốt ñể tiêu diệt mầm bệnh, ñồng thời tiến hành loại thải những con bị bệnh nặng. ðối với ñàn gà bố mẹ có thể tiêm vaccine Gumboro vô hoạt thì 100% gà con kháng thể Gumboro thụñộng ( Phan Văn Lục, 2001) [6].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……… 35
Căn bệnh không có thuốc ñiều trị ñặc hịệu (Nguyễn Huy Phương 2002) [10], cho nên biện pháp tốt nhất là dùng kháng thể Gumboro, việc ñiều trị phải
ñược tiến hành sớm mới có thể tránh ñược tổn thất về mặt kinh tế.