Thí nghiệm 2 So sánh sự sinh tr−ởng phát triển, năng suất và độ

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu một số giải pháp sản xuất khoai tây giống chất lượng cao góp phần hoàn thiện hệ thống sản xuất giống khoai tây cho các tỉnh phía bắc (Trang 48 - 50)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thí nghiệm 2 So sánh sự sinh tr−ởng phát triển, năng suất và độ

suất và độ nhiễm bệnh của khoai tây trồng từ củ giống sản xuất ở các vùng khác nhau

Chúng ta biết rằng một trong những nguyên nhân quan trọng làm ảnh h−ởng đến năng suất khoai tây là do củ giống bị nhiễm bệnh và già sinh lý. Vì vậy, trong những năm gần đây việc nghiên cứu để giảm thiểu sự nhiễm bệnh và già sinh lý của khoai tây giống đang đ−ợc chú ý đặc biệt là giảm thiểu sự nhiễm bệnh của khoai tây giống. Tuy nhiên, việc nghiên cứu vấn đề nhiễm bệnh của khoai tây giống ở các vùng sinh thái khác nhau ch−a đ−ợc quan tâm nghiên cứu. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm so sánh sự sinh tr−ởng phát triển, năng suất và độ nhiễm bệnh của khoai tây trồng từ củ giống sản xuất ở các vùng khác nhau, thí nghiệm đ−ợc tiến hành trên 3 nguồn củ giống đó là củ giống sản xuất ở miền núi, củ giống sản xuất ở hải đảo và củ giống sản xuất ở đồng bằng.

D−ới đây là kết quả thí nghiệm của chúng tôi.

4.2.1. Một số chỉ tiêu sinh tr−ởng của khoai tây trồng từ củ giống sản xuất ở các vùng sinh thái khác nhau

Nh− chúng ta đã biết đối với cây khoai tây sự sinh tr−ởng phát triển nhanh và mạnh là rất quan trọng và có ảnh h−ởng rất lớn tới năng suất khoai tây vì thời gian sinh tr−ởng của cây khoai tây rất ngắn (khoảng 90 ngày) nh−ng l−ợng sinh khối của nó tạo ra là rất lớn. Trên cơ sở đó chúng tôi đã tiến hành theo dõi một số

chỉ tiêu sinh tr−ởng phát triển chính của khoai tây trồng từ củ giống sản xuất ở các vùng sinh thái khác nhau, các kết quả theo dõi đ−ợc ghi lại ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu sinh tr−ởng của khoai tây trồng từ củ giống sản xuất ở các vùng sinh thái khác nhau

Công thức thí nghiệm Số thân/khóm Chiều cao cây cuối cùng (cm) Đ−ờng kính thân chính (cm) LAI* lúc 60 ngày sau trồng CT1 3,30 55,20 1,19 1,65 CT2 3,40 54,11 1,15 1,52 CT3 3,60 51,32 1,04 1,32 * LAI: chỉ số diện tích lá

Qua kết quả thu đ−ợc ở bảng 4.4 cho thấy: Củ giống sản xuất ở các vùng sinh thái khác nhau đã dẫn đến các chỉ tiêu sinh tr−ởng của khoai tây là khác nhau. Nhìn chung khoai tây trồng từ củ giống sản xuất ở miền núi sinh tr−ởng tốt hơn khoai tây trồng từ củ giống sản xuất ở hải đảo và đồng bằng. Tuy nhiên, giữa củ giống sản xuất ở miền núi và hải đảo thì sự sinh tr−ởng khác nhau ch−a thể hiện thật rõ. Ví dụ chiều cao cây của khoai tây trồng từ củ giống sản xuất ở miền núi đạt 55,20 cm trong khi đó ở khoai tây trồng từ củ giống sản xuất ở hải đảo cũng đạt 54,11 cm, hay diện tích lá của khoai tây trồng từ củ giống sản xuất ở miền núi đạt 1,65 m2lá/m2đất thì diện tích lá của khoai tây trồng từ củ giống sản xuất ở hải đảo cũng đạt 1,52 m2lá/m2đất. Sự sinh tr−ởng thể hiện khác nhau khá rõ ở khoai tây trồng từ củ giống sản xuất ở miền núi và hải đảo với củ giống sản xuất ở đồng bằng. Ví dụ chiều cao cây của khoai tây trồng từ củ giống sản xuất ở miền núi và đồng bằng đạt lần l−ợt là 55,20 cm và 54,11 cm trong khi đó chiều cao cây của khoai tây trồng từ củ giống sản xuất ở đồng bằng chỉ đạt 51,32 cm, hay chỉ số diện tích lá của khoai tây trồng từ củ giống sản xuất ở miền núi và hải đảo đạt lần l−ợt là 1,65 m2lá/m2đất và 1,52 m2lá/m2đất trong khi đó ở khoai tây trồng từ củ giống sản xuất ở đồng bằng chỉ đạt 1,32 m2lá/m2đất.

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu một số giải pháp sản xuất khoai tây giống chất lượng cao góp phần hoàn thiện hệ thống sản xuất giống khoai tây cho các tỉnh phía bắc (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)