Mức độ nhiễm sâu bệnh của khoai tây trồng trong và ngoài nhà màn

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu một số giải pháp sản xuất khoai tây giống chất lượng cao góp phần hoàn thiện hệ thống sản xuất giống khoai tây cho các tỉnh phía bắc (Trang 46 - 47)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.3. Mức độ nhiễm sâu bệnh của khoai tây trồng trong và ngoài nhà màn

Chúng ta biết rằng một trong những nguyên nhân quan trọng làm ảnh h−ởng tới năng suất khoai tây là do bị các loại sâu bệnh phá hại. Sâu bệnh hại khoai tây rất phong phú và đa dạng gồm nhiều loại nấm, vi khuẩn, virus, các loại côn trùng,... Tuy nhiên, trong số đó có một số sâu bệnh gây hại nghiêm trọng đó là: rệp, bệnh mốc s−ơng, bệnh héo xanh và bệnh virus. Đây là các đối t−ợng đ−ợc kiểm soát nghiêm ngặt và có ý nghĩa quyết định đối với ngành sản xuất khoai tây giống. Trên cơ sở đó chúng tôi đã tiến hành theo dõi mức độ gây hại của rệp, bệnh mốc s−ơng, bệnh héo xanh và bệnh virus của khoai tây trồng trong và ngoài nhà màn tại vùng hải đảo Cát Bà - Hải Phòng. Kết quả theo dõi đ−ợc trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Mức độ nhiễm sâu bệnh của khoai tây trồng trong và ngoài nhà màn Bệnh virus X, Y*** (% số củ) Công thức thí nghiệm Rệp (Cấp hại)* Bệnh mốc s−ơng (Cấp bệnh)** Bệnh héo xanh (% số cây) Bệnh virus tổng số (% số cây) X Y Trong NM 1 1 0 0 0 0 Ngoài NM 1 1 0 0 0 0 *

Cấp 1: Không rệp; Cấp 5: bị rệp nặng trên 50% diện tích lá bị hại

**

Cấp 1: Không bệnh; Cấp 3: < 20% diện tích lá nhiễm bệnh

*** Bệnh virus X và Y ở củ thu hoạch sau trồng

Từ kết quả thu đ−ợc ở bảng 4.3 cho thấy:

Về rệp (loài côn trùng chính hút dịch cây và lan truyền bệnh virus chủ yếu trên khoai tây): Qua quá trình theo dõi, kiểm tra trên đồng ruộng ch−a thấy xuất hiện ở cả trong và ngoài nhà màn. Điều này có thể do Cát Bà là vùng

hải đảo cách ly với đất liền và là vùng ít trồng rau màu hơn nữa lại là vùng hải đảo có gió lùa khá mạnh quanh năm vì vậy ch−a thấy sự xuất hiện của rệp trên khoai tây kể cả khoai tây trồng ngoài nhà màn. Điều này vô cùng có ý nghĩa đối với sản xuất khoai tây giống đặc biệt là sản xuất khoai tây giống cấp siêu nguyên chủng vì từ tr−ớc đến nay khi sản xuất khoai tây giống cấp siêu nguyên chủng chúng ta luôn phải sử dụng nhà màn để chống rệp ngăn chặn sự lan truyền bệnh virus. Nh− vây, từ kết quả này chúng ta có thể mở rộng sản xuất khoai tây giống cấp siêu nguyên chủng với số l−ợng lớn tại vùng hải đảo Cát Bà - Hải Phòng mà không phải sử dụng nhà màn cách ly, nhằm hạ giá thành của củ giống.

Về bệnh mốc s−ơng và bệnh héo xanh: Đây là 2 bệnh khá phổ biến và nguy hiểm của khoai tây. Qua theo dõi, kiểm tra ch−a thấy xuất hiện ở cả 2 công thức trong và ngoài nhà màn, điều này có thể do Cát Bà là vùng hải đảo nằm cách ly với đất liền và là vùng ít trồng rau màu vì vậy ch−a thấy xuất hiện bệnh mốc s−ơng và bệnh héo xanh.

Về bệnh virus (bệnh nguy hiểm nhất quyết định đến sự thành công hay thất bại của sản xuất khoai tây giống): Qua quá trình theo dõi, kiểm tra cây trên đồng ruộng ở cả 2 công thức trong và ngoài nhà màn đều ch−a thấy xuất hiện. Để có kết luận chính xác hơn về bệnh virus chúng tôi đã tiến hành kiểm tra củ giống thu hoạch bằng ph−ơng pháp test ELISA tại Trung tâm bệnh cây Nhiệt đới - Đại học Nông nghiệp I. Kết quả kiểm tra cho thấy các mẫu củ khoai tây thu hoạch ở trong và ngoài nhà màn đều sạch virus X và Y.

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu một số giải pháp sản xuất khoai tây giống chất lượng cao góp phần hoàn thiện hệ thống sản xuất giống khoai tây cho các tỉnh phía bắc (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)