Kết luận và đề nghị 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng kỹ thuật GIS phục vụ cho đánh giá đất nông nghiệp huyện phổ yên tỉnh thái nguyên (Trang 87 - 89)

IV. Đất có mặt n−ớc nuôi trồng thủy sản 329,64 2,

5.Kết luận và đề nghị 1 Kết luận

5.1. Kết luận

1. Việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ cho đánh giá đất trên địa bàn huyện dựa trên cơ sở đã xác định đ−ợc 6 chỉ tiêu phân cấp: loại đất, độ dốc, địa hình t−ơng đối, thành phần cơ giới, chế độ t−ới và chế độ tiêu đối với các loại đất canh tác trong vùng nghiên cứu rất có ý nghĩa trong sản xuất nông nghiệp.

2. Kỹ thuật GIS đã đ−ợc ứng dụng trong xây dựng các bản đồ đơn tính về phân loại đất, độ dốc, địa hình, thành phần cơ giới, chế độ t−ới và chế độ tiêu đảm bảo đ−ợc yêu cầu cơ bản của các loại hình sử dụng đất và công tác đánh giá đất của huyện.

3. Bản đồ đơn vị đất đai đã đ−ợc xây dựng theo ph−ơng pháp chồng xếp các bản đồ đơn tính bằng công nghệ GIS đã thu đ−ợc kết quả sau:

- Trên toàn bộ diện tích đất canh tác nông nghiệp (8.305,67 ha) của huyện Phổ Yên đã xác định đ−ợc 36 LMU. Diện tích trung bình mỗi một LMU là 230,71 và diện tích bình quân mỗi một khoanh đất là 16,51 ha. Trong đó, LMU số 29 có diện tích lớn nhất (988,72 ha) và LMU số 8 có diện tích nhỏ nhất (7,29 ha); khoanh đất đai chồng xếp có diện tích lớn nhất là 96,35 ha và khoanh có diện tích nhỏ nhất là 1,23 ha.

- Các LMU đã đ−ợc mô tả về các đặc tính, tính chất và hiện trạng sử dụng đất cho thấy:

+ Các đơn vị đất đai đảm bảo t−ới tiêu tốt và có khả năng thâm canh tăng vụ cao từ 2 đến 3 vụ hoặc chuyên rau, màu trên 3 đơn vị thổ nh−ỡng đất phù sa, đất bạc màu và đất dốc tụ.

+ Còn lại phần lớn các LMU trong vùng chỉ thích hợp cho các loại hình sử dụng đất chuyên màu, lúa - màu hoặc 1 lúa.

- H−ớng cải tạo chính đ−ợc xác định cho các LMU là vấn đề cải tạo hệ thống t−ới, thâm canh, sử dụng phân bón hợp lý và tăng c−ờng các cây họ đậu trong sử dụng đất.

5.2. Đề nghị

1. Việc ứng dụng công nghệ GIS để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai trong đánh giá đất là rất cần thiết và có tính khả thi cao. Do vậy, trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng công nghệ GIS trong việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ở phạm vi cấp huyện để phục vụ cho những đánh giá đất ở mức độ chi tiết.

2. Để công tác đánh giá đất đai cấp huyện phục vụ quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả và hợp lý, cần triển khai xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cho cấp huyện ở vùng trung du miền núi phía Bắc ở tỷ lệ bản đồ 1/25.000 hoặc 1/50.000.

Một phần của tài liệu Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng kỹ thuật GIS phục vụ cho đánh giá đất nông nghiệp huyện phổ yên tỉnh thái nguyên (Trang 87 - 89)