Xác định chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đa

Một phần của tài liệu Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng kỹ thuật GIS phục vụ cho đánh giá đất nông nghiệp huyện phổ yên tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 68)

IV. Đất có mặt n−ớc nuôi trồng thủy sản 329,64 2,

1. Dissolve features based on an attribute

4.2.1. Xác định chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đa

Việc lựa chọn các chỉ tiêu và phân cấp cho bản đồ đơn vị đất đai phục vụ cho đánh giá đất và quy hoạch phát triển nông nghiệp là rất quan trọng. Nó yêu cầu phản ánh đ−ợc ở mức cao nhất các yếu tố liên quan đến chất l−ợng đất đai (đặc tính và tính chất) nhằm trả lời các đòi hỏi về yêu cầu của các LUT trên cơ sở dựa vào các dữ liệu về đất đai trong hệ thống sử dụng đất của vùng nghiên cứu.

Cơ sở lựa chọn các chỉ tiêu và phân cấp tuỳ thuộc vào mục đích, yêu cầu và phạm vi sử dụng của ch−ơng trình đánh giá đất đai, song phải đảm bảo đ−ợc các nguyên tắc chung trong xác định các LMU mà FAO đã đề ra.

Theo chỉ dẫn của FAO, để đánh giá các đặc tính đất đai ở phạm vi vùng có diện tích không lớn lắm và có các đặc điểm khí hậu t−ơng đồng thì có thể đi sâu lựa chọn các yếu tố thổ nh−ỡng nh−: tính chất của đất (loại đất, các tính chất vật lý, hoá học của đất), các đặc tính về địa hình (độ dốc, dáng đất, địa hình t−ơng đối, độ cao), các tính chất về n−ớc (tình hình t−ới, tiêu, úng ngập), tính chất phân bố của thực vật và động vật. Các yếu tố trên có ý nghĩa ảnh h−ởng quyết định đến sức sản xuất và khả năng sử dụng đất. Trong đó có những yếu tố ảnh h−ởng rất mạnh (yếu tố trội) và cũng có những yếu tố ảnh h−ởng yếu (yếu tố th−ờng) tới khả năng và hiệu quả sử dụng đất đai. Nếu sử dụng đ−ợc nhiều yếu tố để xác định các đơn vị đất đai thì kết quả cho ra các LMU có khả năng chính xác cao hơn và sẽ có nhiều đơn vị bản đồ đất đai. Tuy nhiên, cũng sẽ rất khó khăn trong việc đánh giá và phân hạng thích hợp vì có quá nhiều đơn vị bản đồ đất mặc dù sự sai khác về tính chất đất giữa chúng là không đáng kể và điều này không mang ý nghĩa lớn cho thực tiễn sử dụng đất.

Phổ Yên là một huyện trung du miền núi của tỉnh Thái Nguyên, để xác định các chỉ tiêu phân cấp trong xây dựng bản đồ đơn vị đất đai chúng tôi dựa vào các căn cứ sau:

- Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, đặc điểm, tính chất đất và những nguồn dữ liệu có khả năng khai thác đ−ợc.

- Căn cứ vào yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất trong vùng nghiên cứu đối chiếu với những nguồn t− liệu có thể thu thập về thổ nh−ỡng, hiện trạng sử dụng đất, điều kiện thuỷ lợi, kết hợp với điều tra khảo sát ngoài thực địa để xem xét, cân nhắc về các yếu tố có thể lựa chọn cho việc xác định LMU cho huyện Phổ Yên.

Trên cơ sở các dữ liệu có đ−ợc của bản đồ thổ nh−ỡng, bản đồ địa hình, bản đồ thuỷ lợi và bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/25.000 chúng tôi lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp sau:

| Loại đất (G): Theo bản đồ thổ nh−ỡng phân loại đất theo nguồn gốc phát sinh của huyện Phổ Yên, đất canh tác nông nghiệp trồng cây hàng năm của huyện có 7 loại sau:

- Đất phù sa đ−ợc bồi hàng năm của sông Cầu và sông Công (G1): phân bố dọc theo triền của sông Cầu và sông Công (vùng ngoài đê), là sản phẩm bồi tụ phù sa của chính hai hệ thống sông này. Loại đất này có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, ít chua và có độ phì trung bình, th−ờng bị ngập úng hoặc bị ngập úng trong mùa m−a. Qua điều tra thực tế sản xuất cho thấy loại đất này đ−ợc dùng chủ yếu cho sản xuất các loại cây thực phẩm và CCNNN.

- Đất phù sa không đ−ợc bồi hàng năm của sông Cầu và sông Công (G2): phân bố ở khu vực phía trong đê của các xã phía nam huyện, bao gồm: Thuận Thành, Tân Phú, Đông Cao, Trung Thành, Đắc Sơn, Vạn Phái và Nam Tiến. Loại đất này có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, đất ít chua và có độ phì trung bình đến khá. Đất có hàm l−ợng các chất dinh d−ỡng và khả năng giữ n−ớc khá tốt. Đây là một loại đất xếp vào hạng tốt nhất trong hệ thống đất canh tác của huyện, nó thích hợp với nhiều loại cây trồng.

- Đất phù sa ngòi suối (G3): là sản phẩm bồi tụ phù sa của các ngòi suối đầu nguồn, có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, đất ít chua và có độ phì từ trung bình đến nghèo. Đây là loại đất tốt thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, hiện đã đ−ợc sử dụng trồng lúa và một số cây trồng ngắn ngày khác.

- Đất phù sa phủ trên nền feralit (G4): là sản phẩm bồi tụ phù sa chủ yếu của sông Cầu và sông Công nh−ng có địa hình cao. Đất ít chua cho đến chua, độ phì của đất th−ờng thấp do ảnh h−ởng của quá trình rửa trôi và sử dụng đất từ lâu đời. Loại đất này đ−ợc phủ trên nền đất có nhiều sản phẩm kết von đỏ vàng loang lổ.

- Đất dốc tụ (G5): là loại đất đ−ợc hình thành bởi sản phẩm xói mòn từ đồi núi đổ xuống theo dòng chảy đ−ợc tích tụ lại ở chân s−ờn dốc và các thung lũng lòng chảo đ−ợc khai phá để trồng lúa từ khá lâu, đất th−ờng chua và có độ phì thấp. Đất dốc tụ đ−ợc phân bố rải rác ở hầu hết các xã trong huyện, trong đó xã có diện tích đất dốc tụ lớn nhất là xã Hồng Tiến.

- Đất bạc màu (G6): là loại đất có diện tích khá lớn trên địa bàn huyện. Loại đất bạc màu ở đây chủ yếu có nguồn gốc phát sinh từ đất phù sa phủ trên nền feralit hoặc hình thành từ đá cát. Do thời gian canh tác lâu đời kết hợp với trình độ thâm canh thấp tr−ớc đây của con ng−ời đã làm cho đất bị thay đổi hoàn toàn, đất bị thoái hoá mạnh và dẫn đến hiện t−ợng bạc màu. Đất th−ờng có thành phần cơ giới nhẹ cát pha, thịt nhẹ, chua, có độ phì rất thấp và khả năng giữ n−ớc kém. Nhóm đất này phân bố nhiều ở các xã Đồng Tiến, Hồng Tiến, Nam Tiến, Tiên Phong, Vạn Phái và Thành Công.

- Đất Feralit biến đổi do trồng lúa n−ớc (G7): là loại đất đồi núi thấp đ−ợc xây dựng thành các ruộng bậc thang để cấy lúa n−ớc. Loại đất này th−ờng có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, hầu hết bị chua và có độ phì từ nghèo đến trung bình. Chúng chiếm diện tích không lớn lắm, nằm phân bố rải rác ở các xã có địa hình đất dốc và đồi núi.

~ Độ dốc (D): Nếu theo độ dốc, đất đai của huyện đ−ợc phân thành 5 cấp nh− bảng 4.2. Tuy nhiên, đối với việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai trên phạm vi đất canh tác nông nghiệp trồng cây hàng năm chúng tôi chỉ phân ra làm 2 cấp độ dốc sau:

- Độ dốc từ 0 - 80 (D1): diện tích là 7.628,66 ha, chiếm 91,85 % tổng diện tích canh tác của huyện.

- Độ dốc từ 8 - 150 (D2): diện tích là 677,01 ha, chiếm 8,15 % tổng diện tích canh tác của huyện.

Ă Địa hình (E): Mặc dù địa hình của huyện Phổ Yên có sự xen kẽ

phức tạp giữa địa hình của vùng đồng bằng và vùng đồi núi song diện tích đất canh tác nông nghiệp trên địa bàn huyện phân bố chủ yếu ở địa hình dốc thoải, bậc thang và vùng đất bằng.

Để phân cấp địa hình cho đất canh tác nông nghiệp trên địa bàn huyện, chúng tôi dựa vào cấp địa hình t−ơng đối, đây là dạng địa hình chi phối tới khả năng t−ới tiêu cho các loại cây trồng trong từng tiểu vùng canh tác. Kết quả phân cấp địa hình theo ba cấp sau:

- Địa hình cao (E2): diện tích là 2.827,56 ha, chiếm 34,04 % tổng diện tích đất canh tác của huyện.

- Địa hình vàn (E3): diện tích là 4.278,44 ha, chiếm 51,52 % tổng diện tích đất canh tác của huyện

- Địa hình thấp (E3): diện tích là 721,89 ha chiếm 8,69 % tổng diện tích đất canh tác.

Riêng đối với nơi có địa hình đồi núi thấp hoặc đồi núi sót nằm xen kẽ trong diện tích đất canh tác th−ờng có độ dốc >80 chúng tôi tách thành mức địa hình t−ơng đối rất cao (E1). Tuy nhiên, địa hình này chỉ có diện tích là 477,78 ha, chiếm 5,75 % diện tích đất canh tác. ở những khu vực này, hệ

thống t−ới tiêu đều không có, do vậy canh tác nông nghiệp hoàn toàn dựa vào n−ớc trời.

 Thành phần cơ giới (T):Theo kết quả phân loại thành phần cơ giới ở bản đồ thổ nh−ỡng tỷ lệ 1/25.000 của huyện đ−ợc xây dựng năm 1970 bởi Viện Nông hoá Thổ nh−ỡng, phân cấp thành phần cơ giới đất canh tác trên địa bàn huyện Phổ Yên đ−ợc xác định gồm 3 cấp sau:

- Đất có thành phần cơ giới cát pha (T1): phân bố chủ yếu ở những vùng đất có địa hình cao thuộc một số xã phía Tây của huyện. Diện tích của loại đất này là 3.250,52 ha, chiếm 39,14 % tổng diện tích đất canh tác nông nghiệp. Loại đất này phù hợp cho việc bố trí các loại cây màu và CCNNN.

- Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ (T2): loại đất này khá phổ biến và phân bố trên nhiều vùng đất thuộc địa bàn huyện. Nó có tổng diện tích là 4.399,36 ha, chiếm 52,96 % tổng diện tích đất canh tác nông nghiệp.

- Đất có thành phần cơ thịt trung bình (T3): có diện tích là 655,79 ha, chiếm 7,90 % tổng diện tích đất canh tác nông nghiệp. Loại đất này thích hợp cho nhiều loại cây trồng kể cả cây hàng năm và cây lâu năm.

Ê Chế độ t−ới (I): Hệ thống t−ới của Phổ Yên đ−ợc xây dựng t−ơng

đối đồng bộ. Nguồn n−ớc t−ới phục vụ sản xuất nông nghiệp chủ yếu đ−ợc lấy từ hồ Núi Cốc, sông Cầu, sông Công và một phần đ−ợc khai thác từ các hồ dự trữ n−ớc trong vùng. Hiện nay, diện tích chủ động t−ới của huyện đạt 55 % diện tích canh tác trồng cây hàng năm. Tuy nhiên, khả năng cung cấp n−ớc t−ới giữa các tiểu vùng là không đồng đều. ở tiểu vùng có độ cao trung bình và vùng đồng bằng, n−ớc t−ới đã đáp ứng đ−ợc 80 % diện tích đất canh tác nông nghiệp. Còn đối với vùng xen kẽ đồi núi, khả năng cung cấp n−ớc t−ới cho sản xuất nông nghiệp chỉ đạt khoảng 30 % tổng diện tích đất canh tác. Với việc xây dựng mới trạm bơm xã Tiên Phong và xã Phúc Tân (theo Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế, xã hội thời kỳ 2000 - 2010), trong thời gian

tới Phổ Yên sẽ nâng diện tích chủ động t−ới lên 85 %. Mặt khác, khi giải quyết tốt vấn đề thủy lợi cải tạo đất thì mức độ thích hợp của nhiều đơn vị đất đai đối với các loại hình sử dụng đất sẽ tăng lên. Căn cứ vào thực trạng cung cấp n−ớc t−ới cho sản xuất nông nghiệp, chúng tôi phân chế độ t−ới theo 3 cấp sau:

- T−ới chủ động (I1): là những diện tích đất có hệ thống kênh m−ơng dẫn n−ớc từ trạm bơm đầu nguồn vào ruộng mà không cần hỗ trợ của bơm tát. Đ−ợc t−ới ở các khu ruộng vàn và vàn thấp, chủ yếu là trồng lúa. Tổng diện tích t−ới chủ động của toàn huyện là 4.375,34 ha, chiếm 55,56 % tổng diện tích đất canh tác.

- T−ới hạn chế (I2): là những diện tích đất mà hệ thống kênh m−ơng không dẫn đ−ợc n−ớc trực tiếp vào ruộng mà phải dùng bơm tát, máy và tay hỗ trợ mới cung cấp đ−ợc n−ớc t−ới cho ruộng. Diện tích t−ới hạn chế về n−ớc t−ới là 1.093,22 ha, chiếm 13,71% tổng diện tích đất canh tác, đ−ợc phân bố ở chân ruộng cao chủ yếu trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

- T−ới nhờ n−ớc trời (I3): là những khu vực có địa hình cao ch−a có hệ thống kênh m−ơng và một phần diện tích đất bãi ngoài đê. Loại đất này có diện tích là 2.837,11 ha, chiếm 30,73 % tổng diện tích đất canh tác; chủ yếu trồng một vụ lúa mùa hoặc các loại cây màu và cây công nghiệp hàng năm.

Chế độ tiêu (F)

- Tiêu chủ động (F1): diện tích là 7.495,26 ha, chiếm 90,24 % tổng diện tích đất canh tác, là loại đất có khả năng tiêu úng tốt và không bị ngập úng.

- Tiêu hạn chế (F2): diện tích là 810,41 ha, chiếm 9,76 % tổng diện tích đất canh tác. Diện tích này phân bố chủ yếu ở những khu đất trũng ngoài đê và một phần nhỏ diện tích trong đê bị bao bọc bởi các địa hình đồi gò cao hoặc địa hình cao xung quanh gây khó tiêu về mùa m−a và th−ờng gây nhiều trở ngại cho sản xuất nông nghiệp.

Tổng hợp các chỉ tiêu phân cấp để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai của huyện Phổ Yên đ−ợc thể hiện ở bảng 4.8.

Bảng 4. 8: Các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Phổ Yên

Yếu tố Chỉ tiêu phân cấp Ký hiệu Diện tích (ha)

1. Loại đất

1. Đất phù sa đ−ợc bồi hàng năm

2. Đất phù sa không đ−ợc bồi hàng năm 3. Đất phù sa ngòi suối

4. Đất phù sa phủ trên nền feralit 5. Đất dốc tụ

6. Đất bạc màu

7. Đất feralit biến đổi do trồng lúa n−ớc

G1 G2 G3 G4 G5 G6 G7 399,97 2.214,05 653,54 81,27 2.458,35 1.733,39 765,10 2. Độ dốc 1. Dốc từ 0 - 80 1. Dốc từ 8 - 150 D1 D2 7.628,66 677,01 3. Địa hình t−ơng đối 1. Rất cao 2. Cao 3. Vàn 4. Thấp E1 E2 E3 E4 477,78 2.827,56 4.278,44 721,89 4.Thành phần cơ giới 1. Cát pha 2. Thịt nhẹ 3. Thịt trung bình T1 T2 T3 3.250,52 4.399,36 655,79 5. Chế độ t−ới 1. T−ới chủ động 2. T−ới hạn chế 3. Canh tác nhờ n−ớc trời I1 I2 I3 4.375,34 1.093,22 2.837,11 6. Chế độ tiêu 1. Tiêu chủ động 2. Tiêu hạn chế F1 F2 7.495,26 810,41 - 67 -

Một phần của tài liệu Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng kỹ thuật GIS phục vụ cho đánh giá đất nông nghiệp huyện phổ yên tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)