11 Fluvisol Nhẹ Chủ động 2 2 Glaysols Trung bình T−ới hạn chế
2.4.4. Chồng xếp bản đồ
“Chồng xếp” là thao tác không gian trong đó những lớp chuyên đề đ−ợc chồng lên nhau để tạo ra một lớp chuyên đề mới chứa đựng những thông tin mới. Để rút ra những thông tin này, các thao tác số học hoặc thao tác logic đ−ợc vận dụng trên những lớp dữ liệu khác nhau đ−ợc nhập vào. Chồng xếp những lớp dữ liệu khác nhau là một quá trình bậc thang. Hai lớp dữ liệu nhập vào đ−ợc tổ hợp vào một lớp trung gian, sau đó nó lại đ−ợc tổ hợp với lớp thứ ba để tạo ra lớp trung gian khác. Điều này đ−ợc thực hiện tới khi tất cả các lớp dữ liệu nhập vào đều đ−ợc chồng lên nhau (Star, 1990) [8].
Việc thực hiện các thao tác chồng xếp tuỳ thuộc vào dạng mô hình dữ liệu đang đ−ợc sử dụng. Chức năng chồng xếp trong mô hình raster và vector đ−ợc thực hiện theo các cách khác nhau.
Trong hệ thống raster, diện tích không gian đ−ợc chia nhỏ thành những ô đều nhau, mỗi một thuộc tính ứng với một lớp. Tất cả các lớp có cùng một cách chia không gian tạo cho nó sự dễ dàng so sánh giữa chúng. Điều này có nghĩa rằng một lớp t−ơng ứng với tệp dữ liệu chứa đựng bảng liệt kê có trật tự của các giá trị thuộc tính đ−ợc l−u trữ nh− một ma trận. Mỗi một vị trí trên ma trận này biểu diễn một vùng xác định của khu vực nghiên cứu.
Trong hệ thống vector, thao tác chồng xếp phức tạp hơn. Trong hệ thống này, khu vực không gian đ−ợc biểu diễn bởi các vùng và thuộc tính.
Toàn bộ các vùng có mã nhận dạng riêng biệt bằng một khoá (ID) và nó đ−ợc dùng để liên kết một bảng tính chất với các vùng đó. Dữ liệu dùng trong thao tác chồng xếp đ−ợc l−u trữ trong bảng thuộc tính này. B−ớc đầu tiên của thao tác chồng xếp trong hệ thống vector là tạo ra những vùng trên lớp mới bằng việc dùng thuật toán giao cắt vùng. Khi các vùng của một lớp đ−ợc đặt trên một lớp thứ hai thì sự ghép liên tiếp các vùng đ−ợc tạo ra bởi sự chia cắt nhỏ của những vùng tr−ớc bằng chính những đ−ờng bao của chúng. Quá trình này có thể đem so với sự đặt hai bản đồ xếp chồng lên nhau trên một bàn sáng và tìm tất cả các vùng nơi mà các khoanh có vị trí bao trùm khác nhau để xác định chúng trong vùng mới. Khi các vùng mới đ−ợc tạo ra, một bảng thuộc tính mới sẽ đ−ợc liên kết với lớp này. Việc tổ hợp các giá trị thuộc tính của các vùng bao trùm trên bản đồ gốc làm sinh ra bảng thuộc tính mới đ−ợc gọi là quá trình “chồng xếp” (Star,1990) [7].
Trong GIS, có 6 ph−ơng pháp chồng xếp bản đồ cơ bản sau:
1 Chồng xếp bản đồ bằng ph−ơng pháp số học: chồng xếp số học
bao gồm các thao tác nh− cộng, trừ, nhân và chia. Thao tác số học đ−ợc thiết lập trên mỗi giá trị của lớp dữ liệu và giá trị trên vị trí t−ơng ứng của lớp dữ liệu thứ hai (Aronoff, 1989) [3].
2 Chồng xếp bản đồ bằng bảng phân lớp
+ =
Hình 2.8: Thao tác số học trên 2 lớp dữ liệu dạng
Hình 2.9: Thao tác số học trên 2 lớp dữ liệu dạng Vector
B Poli Poli Val1 A 1 CHồNG GHéP TíNH PHầN GIAO NHAU XÂY DựNG TOPOLOGI E A
Poli Val1 Val2 A' 1 0 B' 0 1 C 1 1 Po B 1 li Val2 A' C B'
3 Chồng xếp bản đồ bằng ph−ơng pháp logic: ph−ơng pháp này
dùng các phép toán logic (and, or và not) để thực hiện việc chồng xếp.
4 Chồng xếp bản đồ bằng ph−ơng pháp có điều kiện: theo ph−ơng
pháp này thì các phép toán logic đ−ợc thay bằng các biểu th−c có điều kiện khi thực hiện chồng xếp.
5 Chồng xếp bản đồ bằng ph−ơng pháp tr−ợt (Map Crossing):
ph−ơng pháp này đ−ợc thực hiện bằng cách lấy hai bản đồ tr−ợt qua nhau. 6 Chồng xếp bản đồ bằng ph−ơng pháp sử dụng một cột của bảng thuộc tính: là ph−ơng pháp sử dụng một cột của bảng thuộc tính và bản đồ
gốc để xây dựng lên bản đồ đơn tính.
Ph−ơng pháp chồng xếp bản đồ đ−ợc thực hiện trên cả hai mô hình dữ liệu raster và vector. Tuy nhiên, nếu sử dụng ph−ơng pháp chồng xếp bản đồ bằng mô hình raster thì chúng ta sẽ tiết kiệm đ−ợc thời gian và đạt đ−ợc hiệu quả cao hơn so với mô hình vector. Đối với việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai thì các ph−ơng pháp chồng xếp này rất có ý nghĩa. Sau khi xây dựng đ−ợc các bản đồ đơn tính về các đặc tính và tính chất của các LMU (ví dụ: bản đồ đơn tính về loại đất, thành phần cơ giới, chế độ t−ới, chế độ tiêu…), công nghệ GIS sẽ giúp chúng ta chồng xếp các loại bản đồ này để tạo ra bản bản đồ đơn vị đất đai.