Tình hình ứng dụng GI Sở trên thế giới và tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng kỹ thuật GIS phục vụ cho đánh giá đất nông nghiệp huyện phổ yên tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 41)

11 Fluvisol Nhẹ Chủ động 2 2 Glaysols Trung bình T−ới hạn chế

2.4.6. Tình hình ứng dụng GI Sở trên thế giới và tại Việt Nam

ứng dụng công nghệ máy tính vào xây dựng bản đồ và phân tích không gian phát triển song song với việc thu nhận, phân tích và thể hiện dữ liệu trong các lĩnh vực nh− xây dựng bản đồ địa hình, bản đồ địa chính, các thiết kế đồ hoạ, thiết kế xây dựng, địa chất, trong khoa học đất, điều tra đo đạc, phân tích và xử lý ảnh viễn thám... Các nhà khoa học và nghiên cứu môi tr−ờng ứng dụng GIS trong nghiên cứu các biến đổi môi tr−ờng toàn cầu d−ới tác động ảnh h−ởng của các yếu tố tự nhiên nh− khí hậu, thời tiết và ảnh h−ởng tác động của con ng−ời về mặt kinh tế - văn hoá - xã hội nhằm tìm ra các giải pháp thích hợp bảo vệ trái đất khỏi các nguy cơ hiểm hoạ của tự nhiên. Hiện nay, kỹ thuật GIS đ−ợc ứng dụng phổ biến nhất trong việc xác định những vị trí thích hợp cho các tuyến phòng thủ quân sự, các vùng chiến l−ợc để triển khai các cuộc tập trận quân sự phù hợp với các loại vũ khí hiện đại... Sau đây là một số ứng dụng công nghệ GIS trên thế giới và ở Việt Nam trong công tác điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp:

2.4.6.1. Một số ứng dụng công nghệ GIS trên thế giới

FAO (1983) đã ứng dụng GIS trong mô hình phân vùng sinh thái nông nghiệp để đánh giá tài nguyên đất đai trên phạm vi toàn thế giới ở tỷ lệ bản đồ 1/5.000.000.

ở phạm vi quốc gia, kỹ thuật GIS đã d−ợc ứng dụng khá sớm để l−u trữ, xử lý và đánh giá nguồn tài nguyên đất đai. Trong đó, có thể nói “Hệ thống thông tin tài nguyên đất đai” của các quốc gia vùng Địa Trung Hải và ở Scotland(1988) nhằm xác định các khu vực cho sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp. Tại Australia, hệ thống thông tin về tài nguyên đã đ−ợc thực hiện từ những năm 1970 nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện quyết định các vấn đề sử dụng tài nguyên. Tại Mỹ, các cơ quan đo đạc bản đồ đã đi đầu trong lĩnh vực tự động hoá bản đồ nhằm xây dựng một cơ sở dữ liệu bản đồ số quản lý trên máy tính. Một số bang ở Mỹ nh−: New York, North Carolina, Virgila… đã phát triển các ch−ơng trình giúp đỡ các địa ph−ơng cập nhật các thông tin về đất đai của họ, từ đó thành lập các loại bản đồ địa chính, bản đồ thuế, quản lý và l−u trữ các thông tin đất đai... Bên cạnh đó, Sở Công an thành phố Tacoma, Washington sử dụng công nghệ GIS để chọn, hiển thị và phân tích các hoạt động tội phạm. Hệ thống thông tin địa lý đ−ợc xây dựng trên máy tính có thể truy cập tên, hộ khẩu, địa chỉ và các thông tin khác của các tên tội phạm đã đ−ợc l−u trữ ở Viện Kiểm soát.

2.4.6.2. Tình hình ứng dụng hệ thống thông tin địa lý tại Việt Nam

ở Việt Nam, công nghệ GIS mới đ−ợc quan tâm và chú ý đến trong vòng 10 năm trở lại đây. Hiện nay, đã có nhiều cơ quan Nhà n−ớc, các tr−ờng Đại học và các Viện nghiên cứu áp dụng công nghệ GIS trong việc thực thi các kế hoạch và dự án nghiên cứu của mình. Đặc biệt, trong công tác đánh giá đất, những ứng dụng GIS đã có những đóng góp thiết thực trong việc bảo vệ, khai thác và sử dụng một cách hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên đất đai.

Sau đây là một số ch−ơng trình và đề tài ứng dụng GIS tại Việt Nam: - Năm 1990, lần đầu tiên FAO đã ứng dụng GIS vào xây dựng bản đồ phân vùng sinh thái cho vùng đồng bằng sông Hồng ở tỷ lệ bản đồ 1/ 250.000. Trong nghiên cứu này, các yếu tố về đất, địa hình, thuỷ văn, khí

hậu, sử dụng đất đ−ợc kết hợp và phân tích bằng kỹ thuật GIS (FAO,1994).

- Nguyễn Văn Nhân, Võ Thị Bé Nam và Phạm Việt Tiến (1995) [17] đã sử dụng kỹ thuật GIS trong nghiên cứu tài nguyên đất đai tỉnh Đắk Lắk. Đề tài đ−ợc xây dựng nhằm đánh giá tài nguyên đất đai của tỉnh theo h−ớng phát triển bền vững.

- Nguyễn Văn Nhân (1996) [18] đã ứng dụng kỹ thuật GIS vào đánh giá đất thích hợp của FAO trên phạm vi toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long ở tỷ lệ bản đồ 1/250.000.

- Mẫn Quang Huy (1999) [12] nghiên cứu đề tài "ứng dụng GIS thiết kế cơ sở dữ liệu bản đồ cho hệ thống thông tin đánh giá tài nguyên đất cấp huyện". Kết quả nghiên cứu đã ứng dụng GIS trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất của huyện Đông Anh, thủ đô Hà Nội, từ đó đề xuất ph−ơng pháp ứng dụng công nghệ thông tin cho việc quản lý và khai thác tài nguyên đất hợp lý và hiệu quả.

- Với nghiên cứu “Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu bản đồ đơn vị đất đai dựa trên công nghệ GIS của huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La”, tác giả Vann Varth (2003) [33] đã xây dựng khá thành công cơ sở dữ liệu bản đồ đơn vị đất đai trên máy tính cho địa bàn toàn huyện Yên Châu.

- Trần Văn ý, Nguyễn Quang Mỹ và Nguyễn Văn Nh−ng với nghiên cứu “Sử dụng công nghệ thông tin địa lý xây dựng bản đồ xói mòn tiềm năng Việt Nam tỷ lệ 1:1000.000” đã ứng dụng công nghệ GIS trong xây dựng bản đồ tiềm năng xói mòn đất nhằm xác định diện tích đất bị xói mòn theo 9 cấp trên phạm vi toàn quốc [7, 301-307].

- Trần Thị Băng Tâm và các cộng sự trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “ứng dụng GIS để đánh giá thích hợp với cây trồng trên địa bàn huyện

Khoái Châu, tỉnh H−ng Yên” đã xây dựng một cơ sở dữ liệu tài nguyên đất nông nghiệp bằng GIS cho huyện Khoái Châu, tỉnh H−ng Yên nhằm phục vụ cho việc đánh giá sử dụng đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

- Nguyễn Trần Cầu đã nghiên cứu đề án “Xây dựng và sử dụng một cơ sở dữ liệu địa lý để quản lý đất đai và môi tr−ờng áp dụng cho các tỉnh miền núi của Việt Nam”. Kết quả đã xây dựng đ−ợc cơ sở dữ liệu địa lý với sự trợ giúp của GIS để quản lý đất đai và môi tr−ờng đối với các tỉnh miền núi Việt Nam. Nghiên cứu này đ−ợc thử nghiệm trên phạm vi 3 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và Lâm Đồng nhằm mục đích đúc rút kinh nghiệm để hình thành một mô hình mẫu có thể áp dụng cho các tỉnh miền núi của Việt Nam [7].

Tóm lại, những ứng dụng GIS là rất có ý nghĩa đối với yêu cầu thực tiễn sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên đất đai. Nó cũng là việc làm cần thiết cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang cần đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế của đất n−ớc nói chung và phát triển nền sản xuất nông nghiệp nói riêng.

Một phần của tài liệu Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng kỹ thuật GIS phục vụ cho đánh giá đất nông nghiệp huyện phổ yên tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)