Dựa vào thực tiến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và đề án tái cơ
cấu NHNo&PTNT Việt Nam mới ra đời, tôi xin đưa vài đề xuất để thực hiện
mở rộng hoạt động CVTD của NHNo&PTNT. Hoạt động CVTD không thể
tốt được nếu thiếu đi các yếu tố đồng bộ trong hoạt động của ngân hàng. Bởi
vậy, để thực hiện ngân hàng cần phải thay đổi và hoàn thiện một số hoạt động
của mình.
Thứ nhất, NHNo&PTNT cần phải bổ sung thêm vốn cho chi nhánh Thăng Long. Theo Đề án tái cơ cấu lại hệ thống NHNo&PTNT thì hệ thống sẽ được Chính phủ bổ sung thêm vốn tự có. Vì vốn có vai trò rất lớn đối với viịec
mở rộng quy mô cho vay, mở thêm mạng lưới chi nhánh và ảnh hưởng đến
khả năng thanh toán. Chi nhánh Thăng Long cần phải có vốn để thúc đẩy các
hoạt động theo định hướng đã đề ra. Nếu vốn không tăng, các hoạt động tiếp
theo của ngân hàng sẽ khó thực hiện cho được.
Thứ hai, ngân hàng phải đầu tư trang thiết bị, đổi mới công nghệ. Công
nghệ cao sẽ giúp ngân hàng giảm được số lượng CBCNV trong một số công
việc, việc quản lý các hoạt động cho vay, thu nợ và điều hành sẽ dễ dàng hơn. Đây là một việc rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu trong tương lai, khi các Công
ty giao trách nhiệm thanh toán tiền lương hộ cho nhân viên của họ. Công nghệ
thông tin phát triển, ngân hàng mới có thể cho ra đời các loại hình sản phẩm
dịch vụ mới như : cho vay thấu chi, thẻ tín dụng, ATM…được.
Thứ ba, ngân hàng cần mở thêm chi nhánh tại các địa điểm khác trong dân cư, nhiệm vụ vừa huy động vốn vừa cho vay. Kết hợp với các biện pháp
Marketing quảng cáo tiếp thị, đổi mới phong cách phục vụ của cán bộ ngân
hàng, trang hoàng lại trụ sở để làm nổi bật bộ mặt ngân hàng, làm cho khách
hàng biết tới ngân hàng, tin tưởng vào khả năng tài chính của ngân hàng và
Thứ tư, ngân hàng cần phải phối hợp tốt với chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành ở thành phố Hà Nội. Vì đây là những cơ quan cung cấp
thông tin tốt nhất cho ngân hàng trên tất cả các lĩnh vực, và cũng là cơ quan
phối hợp tốt nhất cho ngân hàng trong việc xử lý giải quyế trong thu hồi, xử lý
nợ. Đồng thời đây là các tổ chức có đông đảo CBCNV có thu nhập ổn định, là nguồn khách hàng tiềm năng tốt nhất của ngân hàng. Thông qua ban lãnh đạo các cơ quan, ngân hàng khơi gợi và tạo ra nhu cầu vay tiêu dùng của họ.
Thứ năm, ngân hàng cần quan tâm chăm lo đới sống vật chất tinh thần
của người lao động, giữ gìn đoàn kết. Nguồn lực khiến cho ngân hàng hoạt động được không gì khác chính là toàn thể CBCNV của ngân hàng, những con người sống và làm việc với ngân hàng, bởi vì họ được làm việc và có thu nhập để trang trải cuộc sống. Với chế độ lương, thưởng hợp lý sẽ kích thích người lao động làm việc, khi đó hoạt động của ngân hàng sẽ trở nên tốt hơn. Cả ngân hàng đoàn kết sẽ tạo thành sức mạnh lớn, đưa ngân hàng tiến tới. Thực hiện hteo phương châm mỗi người đều coi ngân hàng là gia đình của mình.
Thứ sáu, phải đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu vay
tiêu dùng của khách hàng. Đưa vào sử dụng hệ thống tính điểm trong việc
thẩm định cho vay khách hàng tiêu dùng, nhằm giảm chi phí cho các khoản
vay.
Tuy nhiên, không phải đợi mọi yếu tố đã đầy đủ, hoàn thiện ngân hàng
mới tiến hành mở rộng hoạt động CVTD mà song song với nó, ngân hàng cần đưa ra ss sản phẩm mới, để khách hàng quen sản phẩm, rồi dần mở rộng theo
phậm vi khả năng của ngân hàng. Dưới đây là một số loại hình sản phẩm mà
theo tôi ngân hàng hoàn toàn có đủ điều kiện để tiến hành mở rộng trong thời
gian tới.
3.2.1 Hoàn thiện đối với cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.
Với phương thức cho vay không cần thế chấp tài sản, ngân hàng thực
hiện cho vay đối với CBCNV nhà nước (phần 2.3.2), mức vay tối đa 70% lương nhưng không quá 50 triệu đồng. Thời hạn từ 12 tháng đến 60tháng.
Nhưng trong khả năng của mình, ngân hàng cần mở rộng thêm các đối
tượng khách hàng khác : những người có hợp đồng dài hạn tại các công ty tư nhân, công ty liên doanh, công ty nước ngoài có uy tín, hoạt động hiệu quả.
Đây là các khách hàng có thu nhập ổn định và tương đối cao trên địa bàn Hà Nội. Đa số sinh viên ra trương đều muốn ở lại thủ đô và làm việc tại các công
ty ngoài quốc doanh, mức lương trung bình từ 1 đến 2 triệu đồng, phần lớn
còn độc thân nên nhu cầu mua sắm nhiều, dân trí cao nên thích được hưởng
thụ trước số tiền sẽ có trong tương lai và ý thưc trách nhiệm trả nợ cũng cao. Đây là tâng lớp biết nhiều, lại hay quan tâm tới lĩnh vực kinh tế, nên rất dễ
tiếp xúc với ngân hàng. Mặt khác, khi đã có hợp đồng dài hạn thì mức độ ổn định của khách hàng là khá cao, độ rủi ro thấp.
Còn đối với những người được hưởng trợ cấp như hưu trí, ngân hàng
cũng nên xem xét mở rộng cho vay. Đa số người về hưu có con lớn nên phần
cho tiêu không nhiều, có thể dành dụm được số tiền đáng kể. Nhưng bên cạnh
đó còn có nhiều trường hợp khác khiến ngân hàng không thể cho vay được. Như người về hưu có tuổi cao, vấn phải nuôi con, nuôi cháu. Hoặc người về hưu có bệnh trọng, ốm yếu, tiền lương không đủ trang trải cho cuộc sống. Các
con sống ở xa, không có điều kiện chăm sóc bố mẹ. Trong các trường hợp
này, khả năng đổ vỡ tài chính của người vay là rất cao, nếu không cũng ảnh
hưởng đến mức sống tối thiểu của họ. Trong những trường hợp như vậy, cần
phải có con cái (có đủ điều kiện về tài chính, việc làm ổm định, ở gần) ký vào hợp đồng bảo đảm trả nợ khi ba mẹ không có khả năng, cũng như cam kết
chăm nom cha mẹ già; lúc đó ngân hàng mới có thể yên tâm cho vay mà
không phải lo nghĩ về người vay không trả được nợ hoặc họ rơi vaò tình trạng
túng quẫn.
Bởi vì sự rủi ro có thể đến bất cứ lúc nào nên ngân hàng cần phải có sự
sàng lọc trước khi quyết định các khoản cho vay đối với 2 loại khách hàng trên.
+ Đối với người làm việc tại cơquan ngoài quốc doanh : phải là những cơ quan làm việc tốt, có uy tín. Khách hàng được ký hợp đồng dài hạn, có sự
bảo đảm của cơ quan trong việc hoàn trả nếu khách hàng không trả được.
+ Đối với người được hưởng trợ cấp (lương hưu), ngoài việc xét tới
nguồn thu nhập, hộ khẩu, cư trú, số người sống dưa, người thừa kế… ra thì cần xét tới tuổi tác, tình trạnh sức khoẻ, đóng góp bảo hiểm. Trong trương hợp người vay không có sự bảo đảm từ con cái (những yếu tố khác đã đáp ứng đủ),
ngân hàng cần làm việc với quỹ hỗ trợ phường để khi có xảy ra rủi ro, ngân
hàng có thể thu hồi được vốn từ quỹ hỗ trợ này.
Để giảm bớt chi phí thẩm định, ngân hàng nên lập hệ thống tính điểm để ngân hàng giảm chi phí và cũng tạo sự nhanh chóng đối với khách hàng.
Về thời hạn, ngân hàng đang áp dụng trung hạn từ 12 đến 60 thàng. Mức vay của ngân hàng tối đa là 50 triệu, không quy định mức tối thiểu. Như
vậy cũng đã phù hợp trong điều kiện hiện nay. Các cá nhân có thu nhập thấp
có thể vay được các khoản vay nhỏ khi cần thiết như mong muốn. Tuy nhiên
thời hạn vay ngân hàng nên mở rộng sang cả ngắn hạn, đáp ứng nhu cầu vay
tạm htời của một số bộ phận dân cư khi họ cần tiền gấp trong khoản thời gian
ngắn (sắp có thu nhập khác).
Còn về lãi suất, từ trước tới nay ngân hàng thường sử dụng lãi suất cố định với lý do ngân hàng dễ quản lý và người vay kém nhạy cảm với lãi suất. Nhưng hiện nay với công nghệ hiện đại, ngân hàng hoàn toàn có khả năng
quản lý khoản vay với lãi suất thay đổi phù hợp hơn với nhu cầu của khách
hàng.
Phương thức cho vay có thể áp dụng cấp một lần hoặc giải ngân nhiều
lần đối với các khoản vay lớn.
Quy trình cho vay ngân hàng đã hoàn thiện, được trình bày ở phần
2.3.2.
3.2.2 Hoàn thiện đối với cho vay có bảo đảm bằng tài sản.
Đây là phương thức CVTD có độ rủi ro thấp, bởi vậy áp dụng cho mọi đối tượng là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi và năng lực dân sự. Nhưng để hoàn thiện thêm phương thức này, tôi có một số ý kiến:
Về thời hạn vay, nên áp dụng cả 3 hình thức ngắn, trung, dài hạn. Bởi
một số người có thu nhập bất thường (bà con Việt kiều, được hưởng của thừa
kế, những nhà giàu có) sẽ có khả năng trả nợ sớm.
Về phương thức trả, thống nhất hình thức trả góp. Bởi vì món vay
Về mức vay, nên tuỳ thuộc vào giá trị tài sản thế chấp mà định ra mức
vay tối đa, không nên cố định ở 70% giá trị tài sản thế chấp. Tài sản người vay
thế chấp thường là những tài sản có giá trị : nhà cửa, đất đai, xe cộ, tín phiếu
kho bạc, trái phiếu kho bạc, sổ tiết kiệm, có khả năng chuyển đổi sang tiền
mặt bất kỳ lúc nào.
Sau đó, dựa sự ổn định giá trị của tài sản và xu hướng biến động của thị trường để đưa ra tỷ lệ cho vay phù hợp. Đối với nhà ở, đất đai ở Hà Nội ngày
càng tăng, nên ta có thể cho vay tới 90% giá trị của tài sản. Các loại giấy tờ đều có khả năng thanh khoản cao, chuyển thành tiền ngay lập tức được. Xe cộ
thì có nhiều loại, khấu hao nhanh, biến động giá lớn, tỷ lệ cho vay cần xem xét
lại dựa vào xu hướng của thị trường.
Về lãi suất, đề xuất áp dụng lãi suất thay đổi.
Vì việc thế chấp bằng tài sản có liên quan đến một số ban ngành, đặc
biệt vấn đề nhà cửa liên quan đến chính quyền địa phương, nên ngân hàng cần
kết hợp với Sở địa chính trong việc cấp giấy tờ chứng nhận, phối hợp với
chính quyền địa phương, các cơ quan thi hành án trong việc trả nợ. Trên thực
tế, việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất tại địa
bàn Hà Nội còn rất yếu kém. Hiện mới chỉ cấp được 94.416 trên 191.304 tổng
số giấy chứng nhận cần phải cấp (theo Nghị định số 60/1994/NĐ-CP) của các
quận huyện đến 1/11/2002, đạt 49,35% (Nguồn Sở địa chính nhà đất HN). Điều này gây nhiều khó khăn cho khách hàng trong việc thế chấp tài sản và cũng là điều bất lợi lớn đối với ngân hàng.
3.2.3 Mở rộng hình thức CVTD có thế chấp bằng tài sản hình thành từ
tiền vay.
Điều 15 đến điều 19 trong Quyết định167/HĐQT-03 của Hội đồng quản
trị NHNo&PTNT ngày 7/thế chấp/2001 về việc “Ban hành quy định việc thực
hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hệ thống NHNo&PTNT ” có quy định đối với cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
NHNo&PTNT áp dụng cho các đối tượng là chủ trang trại vay vốn trên
tối thiểu 30% vốn đầu tư của dự án. Như vậy là không tính đến các đối tượng
là cá nhân, hộ gia đình, khách hàng vay tiêu dùng.
Bởi trong một vài trường hợp vay để xây nhà không có bảo đảm bằng
tài sản (ở trên), nhu cầu của khách hàng thường quá lớn so với mức lương có
thể có nên ngân hàng ngại cho vay, còn có tài sản để thế chấp vay khách hàng
chưa có. Rồi các công trình xây dựng (như khu tập thể Định Công, Linh Đàm) vốn vay cần lớn và thời hạn dài, khách hàng không thể có đủ tài sản để thế
chấp. Trong hai trường hợp trên, việc thế chấp tài sản hình thành từ tiền vay là
hoàn toàn hợp lý. Ngân hàng có thể mở rộng được đối tượng vay, chấp nhận
thời hạn dài (cho vay dài hạn). Nếu có rủi ro thì tài sản đó thuộc về ngân hàng. Nhà ở là những tài sản giá trị cao, ít biến động, sẽ không gây rủi ro lớn cho
ngân hàng.
Đây là một hình thức được coi là mạo hiểm đối với các NHTM Việt
Nam, vì ngân hàng xác định thời hạn quá dài (5-10 năm) nên nhiều rủi ro, thu
hồi vốn chậm. Bởi vậy, sẽ phải có quy định chặt chẽ trong việc sàng lọc đối
với các đối tượng cho vay.
Đối tượng : người có thu nhập cao, ổn định: các ca sĩ, kiến trúc sư, bác,
những người có chức vụ cao hoặc những người làm việc ở các công ty nước ngoài, lương lớn hơn 500 USD/tháng.
Mức vay : tuỳ vào nguồn tài chính (thu nhập- chi tiêu) mà khách hàng sẵn sàng trả để tiến hành cho vay.
Lãi suất áp dụng thay đổi theo thị trường, bởi vì thời hạn vay thường là trung, dài hạn.
Quy trình cho vay:
+ Hồ sơ vay vốn ngoài các giấy tờ thông thường, đòi hỏi cần phải có:
Hợp đồng cầm cố thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay .
Phụ lục hợp đồng thế chấp, câm cố tài sản hình thành từ vốn vay
sau khi tài sản hình thành từ vốn vay đã hình thành.
Báo cáo- kế hoạch hình thànhvà tình trạng tài sản hình thành từ
vốn vay do khách hàng lập.
Báo cáo kiểm tra tiến độ hình thành của tài sản hình thành từ vốn
Biên bản họp hội đồng tín dụng quyết định cho vay có bảo đảm
bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
Các giấy tờ sở hữu tài sản hình thành từ vốn vay sau khi tài sản
đã hình thành.
Mọi thủ tục thẩm định, ký hợp đồng (thời hạn, mức vay, lãi suất, phương thức trả, tiến độ giải ngân...) theo dõi giám sát, xử lý thu hồi nợ, thực
hiện tương tự cho vay có bảo đảm bằng tài sản.
3.2.4 Thực hiện CVTD thông qua các tổ chức trung gian.
Hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian đã được các NHTM
thực hiện. Thường là do các chi nhánh của NHNo&PTNT ở nông thôn liên hệ
với đoàn thể hội phu nữ, quỹ bảo trợ, quỹ khuyến nông, HTX... để thực hiện cho vay đối với các thành viên của tổ chức. Thông qua các tổ chức trung gian,
ngân hàng dễ dàng tiếp cận với khách hàng vì người vay tin tưởng tổ chức
mình,cảm thấy thuận tiện trong thủ tục khi nhận tiền trả nợ cho tổ chức mà
mình là thành viên. Hình thức này cũng tạo nhiều thuận lợi cho ngân hàng vì
không mất chi phí thẩm định, giải ngân, ký hợp đồng, lập phương án kiểm
soát, thu nợ. Vì các việc này sẽ do tổ chức trung gian đảm nhiệm, và đương
nhiên họ được hưởng hoa hồng. Tính ra chi phí trả cho tổ chức lại nhỏ hơn
nếu ngân hàng trực tiếp thực hiện. Đây cũng là phương án tốt nhất để tiếp xúc
với các tầng lớp có trình độ và thu nhập thấp.
Những đối tượng mà tôi đề xuất cho vào loại hình cho vay này gồm có: + CBCNV các cơ quan nhà nước, tổ chức có uy tín. Ngân hàng cần thiết
lập quan hệ tốt đẹp với ban lãnh đạo công ty, quảng cáo về hình ảnh của mình
để khi có nhu cầu vay tiêu dùng, họ sẽ tới ngân hàng hoặc thông qua ban lãnh
đạo cơ quan mình. Hiện nay chưa có NHTM nào ở Việt Nam thực hiện công
việc Marketing này vì họ chưa chú ý vào CVTD, thị trường còn bỏ ngỏ. Đi bước này, ngân hàng sẽ dễ dàng xâm nhập thị trường và tìm kiếm khách hàng.
Đây cũng là những khách hàng chủ yếi, có độ an toàn cao nhất, dễ thực hiện
cho vay nhất.