nhánh Thăng Long
2.4.1 Doanh thu.
Cùng với quy mô hoạt động của CVTD tại NHNo&PTNT chi nhánh
Thăng Long trong thời gian qua, doanh thu từ hoạt động CVTD cũng có
những kết quả tương ứng. Doanh thu từ hoạt động CVTD chủ yếu là lãi thu
được từ các khoản cho vay. Với nỗ lực của Ban lãnh đạo cùng toàn thể
doanh thu từ hoạt động CVTD của chi nhánh Thăng Long đã thể hiện sự tăng trưởng đáng kể qua các năm, với tốc độ tăng trưởng ở mức cao.
Bảng 7 : Doanh thu từ hoạt động CVTD của NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long.
(Đơn vị : triệu đồng)
Chỉ tiêu Quý I/2001 Quý I/2002
Doanh thu từ CVTD 48,33 199,152
Doanh thu từ hoạt động tín dụng 25.059,28 47.650,67
Tỷ trọng 0,193% 0,418%
(Nguồn NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long )
QuýI/2001, doanh thu từ hoạt động CVTD của ngân hàng là 48,33 trd.
Quý I/2002, doanh thu là 199,152 trd, tăng 4,12% so với quýI/2001. Kết quả
vày hứa hẹn doanh thu của ngân hàng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong các năm
tiếp theo.
Tuy vậy, cũng tương ứng với doanh số CVTD, doanh thu từ hoạt động
CVTD chỉ chiếm một tỷ trọng khiêm tốn trong tổng doanh thu từ hoạt động
tín dụng của ngân hàng. QuýI/2002, tỷ trọng này có tăng lên, nhưng vẫn chỉ
chiếm 0,193% trong tổng doanh thu. Tới quýI/2002, tỷ trọng này có tăng lên, nhưng vẫn chỉ chiếm 0,418%/tổng doanh thu từ hoạt động cho vay của ngân
hàng.
Nhưng điều quan trọng đối với ngân hàng là thông qua việc tăng trưởng
mạnh mẽ của hoạt động CVTD trong những năm qua, ta thấy rằng tiềm năng
phát triển của hoạt động này trong tương lai là rất lớn, với một thị trường khá
mới mẻ và lượng khách hàng đông đảo, hứa hẹn đây sẽ là môtk nguồn thu
quan trọng của ngân hàng.
Các khoản vay tiêu dùng có thể được thực hiện theo nhiều phương thức
cho vay, tuỳ thuộc vào nhiều điều kiện và hoàn cảnh. Nhưng hiện nay, đối với
NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long, hoạt động CVTD chủ yếu được thực
hiện theo phương thức trả góp. Đây cũng là phương thức phổ biến và phù hợp
nhất trong hoàn cảnh hiện nay. Theo phương thức này, chúng ta quan tâm nhiều nhất đến lãi suất cho vay trả góp - đây là yếu tố quyết định tạo nên nguồn thu của ngân hàng từ hoạt động CVTD. Hiện nay, việc áp dụng các
mức lãi suất cho vay trả góp đối với các khoản vay tiêu dùng tại ngân hàng là
0,85%/tháng, trong một số trường hợp, lãi suất sẽ được thay đổi cho phù hợp.
Đây là lãi suất danh nghĩa. Nếu xét theo lãi suất này, lãi suất cho vay trả góp
còn thấp hơn so với các loại hình cho vay khác của ngân hàng, chẳng hạn cho
vay ngắn hạn lãi suất 0,95%, cho vay trung hạn lãi suất 1,15%. Tuy nhiên, lãi
suất cho vay trả góp thực tế cao hơn nhiều so với lãi suất danh nghĩa trên. Cụ
thể, lãi suất cho vay trả góp thực tế của NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long
là :
- Đối với thời hạn 6 tháng : lãi suất thực tế là 1,46% tháng - Đối với thời hạn 12 tháng : lãi suất thực tế là 1,57%/ tháng - Đối với thời hạn 24 tháng : lãi suất thực tế là 1,63%/ tháng - Đối với thời hạn 36 tháng : lãi suất thực tế là 1,65%/ tháng
Thông qua việc so sánh lãi suất cho vay, ta thấy rằng trên thực tế, lãi suất cho vay tiêu dùng trả góp là rất cao. Đây chính là yếu tố quyết định đến
doanh thu của hoạt động CVTD. Nếu ta mở rộng hoạt động CVTD với quy
mô lớn thì tổng doanh thu từ hoạt động CVTD là rất cao, mang lại khoản lợi
nhuận không nhỏ cho ngân hàng.
2.4.3 Rủi ro trong hoạt động CVTD.
Do lợi nhuận đem lại từ hoạt động CVTD của ngân hàng là rất lớn cho
nên loại hình CVTD này cũng chứa đựng những nguy cơ rủi ro cao. Trên thực
tế, rủi ro trong hoạt động CVTD là khá cao, cao hơn cho vay tài trợ sản xuất kinh doanh dưới cả hai góc độ : rủi ro khách quan như suy thoái kt, mất mùa, thất nghiệp…và rủi ro chủ quan như tình trạng sức khoẻ, việc làm, khả năng
các đơn vị có CBCNV vay vốn; các hội nông dân, các đơn vị chủ quản…).
Khi rủi ro phát sinh, các khoản vay này sẽ trở nên khó khăn cho ngân hàng
trong việc giải quyết xử lý nợ, nhất là đối với các khoản vay không có tài sản
bảo đảm.
NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long trong thời gian qua đã có những
biện pháp cụ thể nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động CVTD như : theo dõi, dự đoán các chính sách của nhà nước, tình hình biến động giá cả, lưu thông hàng hoá…để có thể hạn chế rủi ro khách quan có thể xảy ra. Bằng việc chủ động hạn chế tối đa các rủi ro có khả năng phát sinh, tính đến thời điểm hiện
nay tại ngân hàng chưa có khoản vay tiêu dùng nào phát sinh nợ quá hạn. Điều
này chứng tỏ tính hiệu quả cao của ngân hàng trong việc quản lý rủi ro từ hoạt
động CVTD.
2.4.4 Những thuận lợi của NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long
Được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời của Tỉnh uỷ, HĐND,UBND
Tỉnh, NHNN và các Sở ban ngành có liên quan, cùng sự chỉ đạo sát sao của
NHNo&PTNT Việt Nam luôn tạo điều kiện để ngân hàng có thể cung ứng các
sản phẩm tín dụng tốt nhất cũng như công tác thu hồi nợ suôn sẻ.
Bên cạnh đó, nền kinh tế đất nước (đặc biệt là địa bàn Tp. Hà Nội) đang
trên đà phát triển mạnh. Trong khi nền kinh tế thế giới đang có hướng sụt
giảm do thiên tai, bệnh dịch, chiến tranh nhưng kinh tế thủ đô vẫn phát triển ổn định (kinh tế nước ta có tốc độ phát triển đứng thứ hai trên thế giới). Tổng
sản phẩm trong nước (GDP) của Hà Nội năm 2002 đạt mức tăng trưởng
10,3% so với năm 2001. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 24,3%. Tổng đầu tư
xã hội tăng 16,8%, thu ngân sách vượt 9.5%. Các hoạt động đầu tư phát triển
sản xuất đã tạo một cơ sở thuận lợi cho hoạt động CVTD cảu ngân hàng, vì
trong thời kỳ kinh tế phát triển, người tiêu dùng có niềm tin vào khả năng trả
nợ trong tương lai nên sẽ tiến hành CVTD nhiều hơn.
NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long hoạt động trên địa bàn HN nên
được tăng thêm những thuận lợi. Đó là trình độ dân trí cao tạo điều kiện thuận
lợi cho việc mở rộng khả năng tiếp cận thủ tục hồ sơ vay vốn, ý thức trả nợ
sở phát triển tương đối cao. Nên một mặt tạo điều kiện giảm thiểu chi phí cho
vay và thu nợ, giám sát món vay chặt chẽ, thông tin nhanh chóng, tổ chức giao
dịch tại ngân hàng thu hút được khách hàng.
Một yếu tố quan trọng phải kể tới là cơ chế chính sách của ngành ngân
hàng được hoàn thiện theo hướng đồng bộ. Các quy chế cho vay, bảo đảm tiền
vay, giao dịch đảm bảo, điều hành lãi suất (Nghị định 178/1999/NĐ-CP, công
văn số 34/CVTD-NHNN1..) cũng từng bước được hoàn thiện theo hướng
thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế và tình hình thưc tế của đất nước
đã tạo điều kiện tốt cho khách hàng mở rộng hoạt động CVTD.
2.4.5 Những hạn chế trong CVTD tại NHNo&PTNT chi nhánh Thăng
Long
2.4.5.1 Xét dưới góc độ khách quan.
Địa bàn hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long tại HN có
những thuận lợi nhưng cũng có sự hạn chế nhất định. Vì đây là địa bàn có mật độ ngân hàng cao và mức độ cạnh tranh lớn. Ngay bản thân NHNo&PTNT
cũng có tới hàng chục chi nhánh trực htuộc trung tâm điều hành (chi nhánh cấp 1) như: SGD, chi nhánh NHNo&PTNT Bắc HN, Nam HN, Thanh Trì,
Láng Hạ, Thăng Long, Từ Liêm, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Công ty cho
thuê tài chính, và các chi nhánh NHNo&PTNT của các Tỉnh lân cận nói trên.
Bản thân các đơn vị và chi nhánh này cũng có sự cạnh tranh nhất định trên địa
bàn trong hoạt động CVTD. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh của các chi nhánh
NHTM cổ phần đô thị cũng vươn ra cho vay. Sự cạnh tranh đó có những mặt
tích cực là tăng cường các guồn vốn đầu tư cho vay; nhưng cũng có những khó khăn trong quản lý chất lượng tín dụng, dễ nảy sinh tình trạng đảo nợ, hay
bỏ qua một số thủ tục cho vay của một số cán bộ ngân hàng khi cạnh tranh thu
hút khách hàng.
Nhìn vào tình hình thu nhập của người dân nước ta, thì đó cũng là một
khó khăn cho hoạt động CVTD. Thứ nhất là thu nhập bình quân đầu người
thấp, thất nghiệp cao (cả cử nhân đại học và thợ). 20% dân số sống ở thành thị
có thu nhập cao, còn 80% dân số sống ở nông thôncó mức sống thấp. Điều
tiêu dùng.Tuy nhiên đây là nguyên nhân có thể khắc phục được một phần. Bản
chất của CVTD là cho phép sử dụng trước thu nhập có trong tương lai. Chính
vì vậy, dù thế nào trong xã hội cũng có những nhóm phần tử có thu nhập ổn định, có khả năng hoàn trả khoản vay, và ngân hàng cần phải khơi gợi những người như thế tìm đến ngân hàng để vay khi phát sinh nhu cầu tài trợ .
Khó khăn trực tiếp cho người đi vay tiêu dùng hiện nay là việc cấp giấy
tờ về nhà đất còn chậm đã gây khó khăn trong việc thế chấp tài sản để vay
ngân hàng.
2.4.5.2 Xét dưới góc độ chủ quan.
Sự phát triển của hoạt động CVTD tại NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long chưa đạt quy mô cao là do ngân hàng chưa có một định hướng toàn bộ
nào về hoạt động CVTD. Với giả thiết mọi sự chuẩn bị cho hoạt động CVTD
đã đầy đủ, hoạt động này chỉ có kết quả khi có sự nỗ lực của chính ngân hàng. Nếu thiếu yếu tố này, mọi thuận lợi đều trở nên vô nghĩa, và ngược lại ngân
hàng sẽ vượt qua được những khó khăn.
Thực sự các món vay tiêu dùng có giá trị rất nhỏ. Một món vay của các
doanh nghiệp có thể gấp hàng trăm, chục nghìn món vay tiêu dùng. Chính vì
thế, NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long chưa có sự quan tâm đúng mức tới
hoạt động này.
Về mặt nhân sự, cán bộ làm công tác tín dụng phần lớn là trẻ, chưa có
kinh nghiệm, số được đào tạo không theo nghiệp vụ ngân hàng chiếm số lượng không nhỏ, cán bộ được bố trí làm công tác tín dụng còn thấp (chiếm
20%/ tổng số CBCNV) nên công việc tập trung vào một số cán bộ quá vất vả.
Bên cạnh đó hạn chế về công ghệ tạo ra giới hạn khả năng của ngân
hàng trong việc quản lý thu nhập của người tiêu dùng nhằm nắm bắt tình trạng
tài chính, đồng thời việc xúc tiến thực hiện nghiệp vụ thấu chi và cho vay trả
góp, phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Liệu rằng NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long nói riêng và toàn bộ hệ thống nói chung có đủ khả năng mở và theo dõi tài khoản của hàng nghìn, hàng chục nghìn
CBCNV tại các doanh nghiệp, cơ quan hay không nếu như ngân hàng đứng ra
trả lương thay các đơn vị này. Nếu làm được điều này, hoạt động CVTD sẽ có
Với những thuận lợi và khó khăn riêng trong môi trường hoạt động
CVTD của NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long ở khu vực HN, tôi xin đề
xuất một số ý kiến với mong muốn mở rộng hoạt động CVTD, nhằm đưa hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng đa dạng phong phú và hiệu quả.
chương iii
những ý kiến đề xuất nhằm mở rộng hoạt động CVTD tại NHNO&PTNT CHI NHáNH THăNG LONG