Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long.

Một phần của tài liệu Đề tài: Hướng mở rộng hoạt động CVTD tại các NHTM Việt Nam (Nghiên cứu tại NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long ) doc (Trang 52 - 59)

nhánh Thăng Long.

2.3.1 Các quy chế pháp lý về cho vay tiêu dùng đang áp dụng tại ngân

hàng

Trên thực tế, hoạt động CVTD của các NHTM ở Việt Nam đã phát triển

vào những năm 1993-1994 và tập trung nhiều vào cho vay trả góp. Cơ sở pháp

lý cho vay thực hiện theo Quyết định số 18/QĐ-NH5 ngày 16/12/1994 của

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ban hành “Thể lệ cho vay vốn phát triển

kinh tế gia đình và cho vay tiêu dùng”. Một trong những điều kiện được vay

vốn là: “cơ quan quản lý hoặc cơ quan trả lương, trả trợ cấp cho viên chức đó

cam kết trích lương, trợ cấp hàng tháng trả nợ cho tổ chức tín dụng, nếu đến

hạn người vay không trả được nợ gốc và lãi”.

Hoạt động được một thời gian, sau đó các NHTM rất lúng túng trong

việc cho vay, khi không có sự hỗ trợ khác của Ngân hàng Nhà nước về hành

lang pháp lý hoạt động, từ đó CVTD không có điều kiện phát triển, nhất là khi

Quyết định số 324/1998/QĐ-NHNN1 ngày 30/09/1998 của Thống đốc NHNN

ban hành “Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với các khách hàng” (sau

đó được thay thế bằng Quyết định 284/2000/QĐ-NHNN1 ngày 25/08/2000). Khác trước, nội dung Quy chế này bao trùm toàn bộ các loại tín dụng ngắn,

trung, dài hạn và thay thế cho toàn bộ các thể lệ tín dụng ngắn hạn, trung và

dài hạn (kể cả CVTD ) đã có trước đó. Theo Quy chế này :”về bảo đảm tiền

vay thực hiện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN ”. Bên

cạnh đó, Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành kể từ 01/10/1998 ghi

rõ: “Việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay và việc cho

vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với khách hàng thực hiện theo Quy

định của Chính phủ”.

Phải tới khi có Nghị định 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính

thì các NHTM được phép cho vay không có bảo đảm tài sản, thì CVTD lại rộ

hẳn lên từ đây.

Tuy nhiên, đang trên đà phát triển, một số tổ chức tín dụng đang triển

khai, thực hiện tốt thì có nhiều ý kiến của các ngành chức năng liên quan đến

người lao động, trong đó có ý kiến chính thức là : “Việc quản lý tiền lương,

trợ cấp của cán bộ công nhân viên thực hiện việc khấu trừ các khoản thu nhập này để thu nợ đến hạn theo thoả thuận hoặc khi người vay không trả được nợ là chưa phù hợp, xa lạ với bản chất của chế độ ta, bởi vì tiền lương là nguồn

thu nhập cơ bản nhằm tái sản xuất sức lao động giản đơn và mở rộng cho người lao động. Nếu thực hiện biện pháp này, người lao động sẽ lâm vào tình trạng khó khăn về đời sống”(trích theo văn bản số 938/CVTD-CSTT3 về việc

cho vay phục vụ đời sống đảm bảo an toàn vốn của tổ chức tín dụng bằng biện

pháp thu nợ từ lương, trợ cấp của cán bộ công nhân viên ngày 03/12/1999 của

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Và cũng chính văn bản 938/CVTD-CSTT3,

NHNN cho tạm ngưng loại cho vay này. Ngay sau đó, ngày 29/12/1999,

Chính phủ đã ban hành kịp thời Nghị định số 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm

tiền vay của tổ chức tín dụng, cho phép các tổ chức tín dụng cho vay bằng tín

chấp đối với các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội cho cá nhân, hộ gia đình.

Trên cơ sở này, văn bản số 34/CVTD-NHNN1 ngày 07/01/2000 và văn bản số

98/CVTD-NHnn1 ngày 28/01/2000 của thống đốc NHNN Việt Nam hướng

dẫn, cho phép các tổ chức tín dụng cho vay không có đảm bảo bằng tài sản đối

với cán bộ công nhân viên và thu nợ từ tiền lương, trợ cấp và các khoản thu

nhập khác.

Sau đó, NHNN có ban hành thêm một số văn bản khác, trong đó đáng

lưu ý là Quyết định số 266/2000/QĐ-NHNN ngày 18/08/2000 về việc cho vay

không có tài sản bảo đảm đối với các NHTM cổ phần, Công ty tài chính cổ

phần và ngân hàng liên doanh. Quyết định 284/2000/QĐ-NHNN ngày 25/08/2000 về Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và

Thông tư số 10/2000/TT-NHNN1 ngày 31/08/2000 hướng dẫn thực hiện giải

pháp bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng theo Nghị quyết số

Và ngày 31/12/2001, Thống đốc NHNN đã ra Quyết định số

1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín

dụng đối với khách hàng, thay cho Quyết định số 284/2000/QĐ-NHNN1.

Trong quy chế mới này, NHNN đã cho phép các tổ chức tín dụng thực hiện

các loại hình cho vay hợp pháp, trong đó nêu rõ ở phần điều kiện vay vốn là:

Khách hàng có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời

sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. Như vậy ta có thể thấy

rằng hoạt động CVTD đã có những cơ sở pháp lý nhất định để phát triển và mở rộng.

Ngay sau khi các Quyết định của NHNN và Chính phủ ban hành,

NHNo&PTNT đã kịp thời theo sát và chỉ đạo các chi nhánh trong việc thi

hành, áp dụng đối với CVTD. Mới đây nhất, NHNo&PTNT ra quyết định số

167/HĐQT-03 ngày 7/9/2001 về thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay trong hệ thống NHNo&PTNT . Có hai điểm mới là cho vay có bảo đảm bằng tài sản

hình thành từ vốn vay và cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với

CBCNV, phục vụ người nghèo.

Tuy chưa có luật CVTD nhưng các văn bản trên đã tạo ra một hành lang rộng cho các NHTM có khả năng tiến sâu hơn vào lĩnh vực tài trợ tiêu dùng. Các NHTM có quyền quyết định cho vay đến người tiêu dùng theo các loại

hình do mình đề ra. Đây là môi trường thuận lợi để các NHTM phát triển hoạt

động CVTD.

2.3.2 Các loại hình cho vay tiêu dùng ngân hàng đang thực hiện.

Cho vay tiêu dùng trả góp không có bảo đảm tài sản đối với CBCNV.

 Đối tượng vay vốn là CBCNV đang làm việc trong biên chế Nhà

nước, công tác tại các đơn vị sản xuất kinh doanh (các doanh nghiệp nhà

nước, công ty cỏ phần có vốn sở hữu của nhà nước), các đơn vị hành chính sự

nghiệp, các đơn vị công an quốc phòng. Ngoài ra, các đối tượng được hưởng

trợ cấp xã hội cũng được tiến hành vay tiêu dùng.

 Hồ sơ vay vốn gồm:

- Thư bảo lãnh hoặc thư cam kết của thủ trưởng đơn vị hoặc

của chủ tịch công đoàn cơ sở.

- Giấy tờ chứng minh việc làm, mức thu nhập của CBCNV như: hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm, nâng bậc lương, bảng lương...(bản sao).

- Hộ khẩu, chứng minh nhân dân của người vay (bản sao).

Thủ tục cho vay

+ Tiếp nhận hồ sơ : Người vay hay người đại diện tại đơn vị trực tiếp

mang hồ sơ vay vốn nộp cho ngân hàng. Nhân viên tín dụng sẽ tiếp nhận hồ

sơ. Sau khi kiểm tra nếu thấy hợp lệ và đầy đủ sẽ tiến hành thụ lý hồ sơ và hẹn

ngày thẩm tra hồ sơ vay vốn. Còn nếu chưa đầy đủ hay hợp lệ thì đề nghị người vay tiếp tục bổ sung các giấy tờ còn thiếu.

+ Thẩm định và đề xuất ý kiến : Nhân viên tín dụng tìm hiểu tình hình hoạt động của các cơ quan, đơn vị có CBCNV vay vốn, đồng thời xác định

mức lương và các nguồn thu nhập khác của CBCNV vay vốn. Sau khi xác

minh thực tế, nhân viên tín dụng đề xuất với Ban tín dụng : Đề nghị mức tiền

cho vay, thời hạn cho vay (nếu đồng ý cho vay), hoặc đề xuất không đồng ý

cho vay và nêu lý do từ chối cho vay.

+ Xét duyệt cho vay : Ban tín dụng họp và phê duyệt mức cho vay, sau

đó nhân viên tín dụng thông báo và hẹn lịch giải ngân.

+ Nhân viên tín dụng lập hồ sơ tín dụng và giải ngân.

+ Theo dõi nợ vay trả góp và sử lý nợ vay trả góp trễ hạn: Bộ phận tín

dụng có trách nhiệm theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng; liệt kê, theo dõi

và thông báo các khoản nợ trễ hạn.

+ Mức cho vay: phù hợp với nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng mà ngân hàng định ra mức vay. Tuy nhiên, đối với các khoản vay

không có tài sản thế chấp, ngân hàng có thể cho vay tới 70% lương nhưng

mức vay tối đa là 50 triệu đồng. Ngân hàng không quy định mức vay tối thiểu đối với mỗi khoản vay.

+ Thời hạn cho vay : theo quy định của ngân hàng, thời hạn vay tối

thiểu là 12 tháng, tối đa là 36 tháng. Nhưng trong quá trình thẩm định, tuỳ vào

+ Lãi suất áp dụng: được áp dụng theo biểu lãi suất cho vay trả góp do NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long ban hành trong từng thời kỳ. Cụ thể,

hiện nay, lãi suất cho vay trả góp là 0.85%/tháng.

2.3.2.2 Cho vay tiêu dùng trả góp có tài sản thế chấp.

 Đối tượng vay vốn : là công dân Việt Nam , có năng lực pháp luật và

năng lực hành vi dân sự.

 Hồ sơ vay vốn bao gồm :

- Đơn vay vốn và tự khai tình hình tài chính, nguồn trả nợ vay.

- Đơn xin xác nhận tình trạng nhà.

- Hồ sơ nhân thân người vay, chủ sở hữu tài sản thế chấp: chứng

minh nhân dân, hộ khẩu.

- Hồ sơ tài sản thế chấp.

- Giấy tờ chứng minh nghề nghiệp, thu nhập.

 Thủ tục cho vay.

+ Tiếp nhận hồ sơ : Nhân viên tín dụng kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ vay

của người vay nếu hợp lệ. Sau đó, nhân viên tín dụng lập biên bản nhận hồ sơ

và hẹn ngày thẩm định.

+ Thẩm định: Nhân viên tín dụng tiến hành xác minh và lập phiếu xác

minh khách hàng vay sinh hoạt tiêu dùng; thẩm định và lập tờ trình thẩm định

tài sản thế chấp.

+ Xét duyệt cho vay : Ban tín dụng họp và phê duyệt mức cho vay, sau

đó nhân viên tín dụng thông báo và hẹn lịch giải ngân.

+ Nhân viên tín dụng lập hồ sơ tín dụng và giải ngân.

+ Theo dõi nợ vay trả góp và xử lý nợ vay trả góp trễ hạn. Bộ phận tín

dụng có trách nhiệm theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng: liệt kê, theo dõi

và thông báo các khoản nợ trễ hạn.

 Các thông tin khách về khoản vay

+ Mức cho vay: phù hợp với nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng không vượt quá 70% giá trị tài sản thế chấp do ngân hàng

định giá. Trên thực tế, ngân hàng chỉ cho vay tối đa 50% giá trị tài sản. Một số trường hợp thân quen, có uy tín thì ngân hàng mới cho vay đến 70% giá trị tài sản thế chấp.

+ Thời hạn cho vay: Theo quy định chung của NHNo&PTNT , thời hạn

cho vay từ 12 đến 36 tháng, nhưng tuỳ thuộc vào quyết định của cán bộ tín

dụng mà thời hạn có thể là 60 tháng.

+ Lãi suất cho vay : Mức lãi suất bình quân trong cho vay trả góp là

085% tháng. Nhưng tuỳ thuộc vào số tiền, thời hạn mà lãi suất có thể được

xem xét giảm xuống cho phù hợp.

2.3.3 Tình hình chung về quy mô, cơ cấu của hoạt động CVTD tại NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long.

Khoảng vài năm trước đây, CVTD còn xa lạ đối với người dân và cả

với cán bộ ngân hàng. Nguyên nhân này một phần là do có sự trở ngại của các ban ngành khác (Công văn 938/CV-CSTT3, phần 2.3.1). Từ khi có Nghị định

số 178/1999/NĐ-CP của Chính phủ, hoạt động CVTD mới nở rộ và đạt được

những thành công bước đầu.

Thực hiện đúng chủ trương của Chính phủ và NHNN thông qua các văn

bản pháp quy đã ban hành, NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long đã xúc tiến

kịp thời hoạt động CVTD. Bảng 5 sẽ cho ta thấy tình hình CVTD thời gian

qua của ngân hàng.

Bảng 5 : Doanh số cho vay, dư nợ, thu nợ, nợ quá hạn của CVTD.

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Quý IV/ 2000 Quý I/ 2001 Quý I/2002

Doanh số cho vay 1345 1074 3592

Doanh số thu nợ 114 267 1327 Tổng dư nợ 1312 2121 7889 Nợ quá hạn 0,5 0 0 Tỷ trọng CVTD/ DS 0,444% 0,340% 0,680%

(Nguồn NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long )

Ta thấy, doanh số CVTD của ngân hàng tăng đáng kể. Doanh số CVTD

cao, vì khoản mục CVTD có mức lãi suất lớn.Trong 2 năm qua, hoạt động CVTD đã chứng minh cho ta thấy là một hoạt động rất an toàn. Quý I/2001 và

quý I/2002 không hề có nợ quá hạn (NQH). Riêng quý IV/2000, NQH là

500.000đồng, con số rất nhỏ và đã được khách hàng thanh toán kịp thời vào tháng sau.

QuýI/2001, doanh số CVTD giảm xuống so với quý trước. Nguyên

nhân hoàn toàn khách quan do thói quen của người tiêu dùng : họ thường mua

sắm đồ, sửa chữa nhà vào cuối năm để đón tết, còn đầu năm họ ít làm việc này

hơn.

Mặc dù doanh số CVTD tăng lên nhiều nhưng vẫn chỉ chiếm một tỷ

trọng nhỏ trong doanh số cho vay của ngân hàng. Quý IV/2000 tỷ trọng doanh

số CVTD chỉ chiếm 0.444%, quýI/2001 chiếm 0.340%, quýI/2002 là 0.68%,

đều dưới 1%/ tổng doanh số cho vay. Đó là do Ban lãnh đạo và CBCNV ngân hàng còn e ngại trước hoạt động mới mẻ này. Thứ nhất, như chúng ta đã đề

cập đến là giá trị món vay quá nhỏ, không đáng kể gì so với cho vay các dn

sản xuất kinh doanh, tạo nên chi phí thẩm định quá cao. Mặt khác, thu nhập

của các gia đình thường không lớn, nếu gặp khó khăn tài chính thì các cá nhân và hộ gia đình khó lòng vượt qua như các nhà sản xuất kinh doanh. Vì vậy, sự đảm bảo từ phía người vay không làm cho ngân hàng yên tâm. Đó là nguyên

nhân chính khiến ngân hàng chưa thực sự quan tâm tới lĩnh vực CVTD.

Để nắm bắt được nhu cầu chủ yếu về vay tiêu dùng của khách hàng

trong thời gian qua, chúng ta hãy xem bảng sau.

Bảng 6: Cơ cấu CVTD tại NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long

(Đơn vị: triệu đồng) Đối tượng cho

vay Quý I/2001 Quya I/2002 DS CV Số khách Mức TB DSCV Số khách Mức TB Vay xây nhà 438 23 19 1140 19 Vay sửa nhà 541 27 20 1806 40 45,15 Vay mua xe 46 4 11,5 293 18 21,8 Vay sắm đồ 59 6 10 257 30 8,57 Tổng số 1074 61 3595 107

(Nguồn NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long )

Nhìn vào bảng trên, điều ta thấy trước tiên là nhu cầu của người vay chủ

yếu là cho mục đích xây, sửa nhà cửa; thứ hai là mua xe máy (phương tiện đi

lại quan trọng); và cuối cùng mới là mua sắm đồ dùng khác (như mua máy vi

tính, ti vi, tủ tường..).

Trong 9 tháng, doanh số CVTD của quýI/2002 đã tăng hơn 3 lần so với

quýI/2001, trong khi số khách hàng tăng 1,75 lần. Nguyên nhân chủ yếu là do

chính sách cho vay của ngân hàng đã đựơc thay đổi để phù hợp với yêu cầu

của khách hàng. Nếu quýI/2001, ngân hàng chỉ cho vay mức tối đa là 20 triệu

thì năm 2002, mức cho vay đã được nới rộng. Hạn mức cho vay đối với khách

hàng không có tài sản bảo đảm là 50 triệu đồng. Còn cho vay có tài sản bảo

đảm được vay tới 50% giá trị tài sản thế chấp. Điều này ta thấy rõ ràng trong bảng trên (cột mức vay trung bình). Nhu cầu của khách hàng đã phần nào

được thoả mãn. Việc xây, sửa nhà cần một khoản tiền khá lớn, trên dưới 100

Một phần của tài liệu Đề tài: Hướng mở rộng hoạt động CVTD tại các NHTM Việt Nam (Nghiên cứu tại NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long ) doc (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)