Cho vay tiêu dùng tại các NHTM Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đề tài: Hướng mở rộng hoạt động CVTD tại các NHTM Việt Nam (Nghiên cứu tại NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long ) doc (Trang 28 - 33)

1.3.1 Các nguồn cho vay tiêu dùng.

1.3.1.1 Các tổ chức tài chính.

Các công ty tài chính là một định chế cung ứng tín dụng tiêu dùng quan

trọng nhất, xét trong bối cho cảnh tín dụng tiêu dùng đã thực sự phát triển đáng kể. Những hình thức tín dụng tiêu dùng mà công ty tài chính cung cấp lãi

suấtà thuê mua, các khoản vay cho một số mục đích tín dụng khác.

Phần lớn quỹ của công ty tài chính được hình thành từ tiền gửi của

khách hàng, ngoài ra là các khoản vay của chính công ty, vốn đã góp đủ và lợi

nhuận giữ lại.

Các ngân hàng thương mại.

Các ngân hàng thương mại có vai trò rất quan trọng trong tài trợ tiêu

dùng. Các hình thức CVTD của NHTM cũng khá đa dạng như: cho vay để

mua xe, mua nhà, đi học, du lịch, đồ dùng thiết bị gia đìnhvà cho vay mua sắm

khác. Khác với các nước phát triển, nơi mà việc đấu giá tài sản thế chấp còn

nhiều nhiêu khê và các ngân hàng còn hạn chế CVTD, thì ở các nước phát

triển, CVTD là một loại hình tài sản khá phổ biến, có khả năng sinh lời cao

1.Hiệu cầm đồ.

Đối với người tiêu dùng, các hiệu cầm đồ có khả năng cung cấp các

khoản cho vay quy mô nhỏ, phù hợp với nhu cầu vốn không lớn của khách hàng, đồng thời đây là những nhu cầu mang tính ngắn hạn, việc mà các ngân

hàng thương mại không mấy ưa thích.

Phần lớn khách hàng của hiệu cầm đồ thuộc nhóm có thu nhập thấp,

những người gặp khó khăn khi vay ngân hàng hay công ty tài chính do chỉ có

thể đưa ra những đảm bảo không hiệu quả, bởi uy tín và tính cách không rõ

ràng và quy mô món vay nhỏ.

Mô hình hoạt động của một hiệu cầm đồ khá đơn giản. Các cá nhân

đem các vật có giá trị đến hiệu cầm đồ để yêu cầu vay một khoản tiền. Lượng

tiền được vay phụ thuộc vào giá trị của vật được cầm cố, bản chất dễ tính, dễ

bán và thời gian sử dụng lâu dài. Những vật cầm cố thường là đồ trang sức, đồng hồ, xe cộ, quần áo...

Các chủ hiệu cầm đồ chủ yếu kinh doanh dựa trên vốn của mình, hoặc

các khoản vay công chúng và tiền mặt từ các khoản khác.

1.3.1.2 Công ty bảo hiểm.

Ngành bảo hiểm có vai trò bổ sung trong việc huy động quỹ để tài trợ

tiêu dùng. Các công ty bảo hiểm cho vay chủ yếu tới những người nắm giữ

các hợp đồng bảo hiểm. Các bảo đảm thường là tài sản cầm cố, thế chấp và hợp đồng bảo hiểm. Đồng thời các công ty bảo hiểm có một số chiến ược kinh

doanh hỗ trợ cho vay tiêu dùng như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm thuê mua,

bảo hiểm sự mất giá của taid sản cầm cố thế chấp.

Nguồn vốn chính là vốn của công ty, thu nhập từ phí bảo hiême, đầu tư đến hạn và lợi tức từ các khoản cho vay.

1.3.1.3 Ngân hàng tiết kiệm bưu điện.

Tuỳ thuộc vào tờng quốc gia, ngân hàng tiết kiệm bưu điện có thể là chi nhánh của Tổng cục bưu điện hoặc là một ngân hàng tiết kiệm độc lập. Nó

cũng tham gia cùn ứng vốn, tham gia vào thị trường chiết khấu. Phương thức

tín dụng mà ngân hàng cung ứng tới các cá nhân là : cho vay mua tậu bất động

sản, cho vay để sửa chữa nhà cửa, cho vay mua sắm tiện nghi sinh hoạt và các loại cho vay phục vụ các mục đích khác.

Để có được sự tài trợ của ngân hàng tiết kiệm bưu điện, người xin vay

phải thoả mãn một số điều kiện như phải có tài khoản tiền giử tại ngân hàng, số dư tài khoản tiền gửi phải đạt tới một mức nhất định. Tài sản mà khách

hàng mua là một trong những bảo đảm cho khoản vay.

Các khách hàng tiềm năng của loại cho vay này là các công dân trong

nước hoặc người cư ngụ lâu năm có mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng bưu điện.

1.3.1.4 Hợp tác xã.

Hợp tác xã (HTX) là kiểu tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu lợi ích chung tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lực theo quy định của pháp luật nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và từng xã viên để

giúp nhau thực hiện tốt hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh hay các nhu

cầu thiết yếu của đời sống. Trong đó, có một số loại hình HTX như: HTX tín

dụng, HTX tiết kiệm và cho vay, HTX đa mục đích cung cấp các khoản vay

tiêu dùng cho các thành viên.

1.3.1.5 Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cung cấp sản phẩm, hàng hoá

đến người tiêu dùng và có các phương thức thanh toán khác nhau tuỳ thuộc

vào từng điều kiện, hoàn cảnh của khách hàng, như là trả tiền trước, thanh

toán ngay hay là trả chậm...Khi khách hàng chưa có được các nguồn tiên cần

thiết để thanh toán cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp

có thể bán chịu hàng hoá cho khách hàng (theo phương thức giao hàng hoá

trước, thanh toán tiền sau) hoặc là bán hàng trả góp đối với khách hàng (khách hàng thanh toán làm nhiều lần). Trong trường hợp này có thể coi các doanh

nghiệp sản xuất kinh doanh đã cung cấp một khoản CVTD cho khách hàng của mình.

1.3.1.6 Các tổ chức khác.

Ngoài các nguồn vốn CVTD trên, còn có một số tổ chức đặc thù khác

cung cấp CVTD. Hiện nay trên thế giới phát triển rất nhiều tổ chức cung cấp

thẻ tín dụng với nhiều loại thẻ khác nhau có những đặc tính và lợi ích khác

còn có hình thức CVTD do những người bán lẻ cung cấp, đó là hính thức ghi

sổ nợ khi người tiêu dùng mua hàng không trả tiền ngay.

1.3.2 Giới thiệu về CVTD tại các NHTM Việt Nam.

ý thức được tầm quan trọng của hoạt động CVTD, các NHTM trên địa

bàn Hà Nội đã tích cực tiến hành thực hiện CVTD. Đó là các ngân hàng như :

ngân hàng á Châu (ACB), ngân hàng kỹ thương (Techcombank), ngân hàng

Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), ngân hàng Cổ phần quân đội, Đông á ngân

hàng, ngân hàng Cổ phần nhà Hà Nội (Habubank),… cùng tứ đại ngân hàng:

ngân hàng công thương (Incombank), ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV), ngân hàng No&PTNT (Argibank).

Một, hai năm trở lại đây, nghiệp vụ CVTD được các ngân hàng xem xét và dần có ý thức coi trọng. Tuy vậy, do e ngại bởi các yếu tố cả bên trong (sự

chuẩn bị của ngân hàng ) và bên ngoài (pháp luật, khách hàng), các NHTM Việt Nam còn rất rụt rè khi bước chân vào lĩnh vực mới này.

Tại ngân hàng á Châu (Asia Commercial Bank, ACB) phục vụ các đối tượng có nhu cầu cưới hỏi, ma chay, du lịch, chữa bện, tai nạn, học hành, mua

xe và tiện nghi sinh hoạt trong gia đình. Điều kiện cho vay : phải có thu nhập

ổn định, có tài sản thế chấp. Thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, thanh toán

theo phương thức trả góp. Hạn mức tối thiểu 10 triệu, tối đa 50 triệu. Ngoài ra

ACB còn cho vay trả góp bằng vàng 0.9999 để mua nhà, xây sửa nhà cho mọi

đối tượng dân cư với thời hạn 5 năm, lãi suất 0.9% /tháng tính trên tổng số

tiền vay, tạo điều kiện cho giáo viên và những người có thu nhập thấp vay ưu đãi trả góp 10 năm để mua nhà ở, lãi suất thấp hơn 2%/ năm so với các đối tượng dân cư khác. Mức được vay tối đa là 50% giá trị căn nhà mua và không quá 50% giá trị tài sản thế chấp.

Còn ở ngân hàng cổ phần nhà Hà Nội (Habubank), phục vụ mọi đối tượng, điều kiện có tài sản thế chấp, hình thức trả góp. Hạn mức tối đa là cho vay 50% giá trị tài sản thế chấp, lãi suất 0.9%/ tháng, thời hạn từ 12 đến 36

Tại ngân hàng Đông á, áp dụng hình thức cho vay tín chấp để giải quyết

nhu cầu tiêu dùng của CBCNV, không phải thế chấp tài sản. Theo hình thức

này, mọi CBCNV trong biên chế nhà nước được cơ quan bảo lãnh ký hợp đồng vay vốn ngân hàng. Các bộ có thu nhập 1 triệu đồng/ tháng được vay 1 đến 5 triệu , tổng thu nhập từ 1.5 đến 2 triệu đồng/ tháng được vay từ 6 đến 10

triệu. Thời hạn trả góp từ 12 đến 18 tháng, trả hàng tháng theo tập thể, cơ quan

cử đại diện đến ngân hàng nộp tiền. Nếu vay sửa chữa, xây nhà bằng VND có

tài sản thế chấp ,mức vay tối đa là được 70% giá trị xây, sửa nhà. Thời hạn được vay 12 tháng. Lãi suất 1.05%/ tháng, trả theo dư nợ giảm dần.

Đối với ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, việc CVTD đối với CBCNV ,

nhất là trong 2 ngành y tế và giáo dục đang là đối tượng vay chính được ngân

hàng quan tâm. Mức cho vay cao nhất là 10 triệu, thời hạn vay 12 tháng, lãi

suất 1.05%/ tháng. Khách hàng thường là vay tín chấp thông qua các tổ chức công đoàn và có bảo lãnh của cơ quan phối hợp với bộ phận lao động tiền lương giúp ngân hàng thu nợ, trả góp ổn định.

Tại ba ngân hàng quốc doanh (ngân hàng Công thương, ngân hàng

Ngoại thương, ngân hàng Đầu tư và phát triển ), nghiệp vụ CVTD cũng tiến

hành rất thận trọng. Đối tượng cho vay chỉ là CBCNV nhà nước, đôi khi là

người có hợp đồng dài hạn tại các công ty có quan hệ lâu dài với ngân hàng và những người có tài sản thế chấp. Mức vay tối đa là 20 triệu, thời hạn từ 12 đến

36 tháng, lãi suất 0.95% /tháng.

So với các NHTM khác trên cùng địa bàn, NHNo&PTNT là NHTM có

chính sách CVTD tích cực, cởi mở nhất. Ngân hàng thực hiện cho vay đối với

CBCNV, những người được hưởng lương, hưởng trợ cấp xã hôi và thế chấp

tài sản với lãi suất thấp hơn 0.85%/tháng. Mức vay tối đa đối với người không

có tài sản đảm bảo là 50 triệu đồng, đối với người có tài sản đảm bảo là 50%

giá trị tài cản đảm bảo. Theo quy định, thời hạn cho vay tối thiêu 12 tháng, tối

đa 36 tháng nhưng thực tế ở ngân hàng có sự linh hoạt hơn. Tuỳ theo quyết định của cán bộ tín dụng mà thời hạn vay có thể tới 60 tháng, mức vay có thể

lớn hơn 50% giá trị tài sản thế chấp.

Hoạt động CVTD đang càng ngày thu hút được sự quan tâm của các cá

các tổ chức tài chính khác cũng sẽ tích cực mở rộng hoạt động này nhằm đa

dạng hoá hoạt động của mình. Đơn cử như ngân hàng phát triển nhà ở Đồng băng Sông Cửu Long (thành lập ngày 8/4/1998, là ngân hàng thuộc Chính phủ

với số vốn 3000 tỷ đồng) sắp tới sẽ mở đại diện ở miền Bắc. Thêm vào đó là

các công ty bảo hiểm, ngân hàng tiết kiệm bưu điện đã và đang triển khai hoạt

động CVTD. Một tương lai sáng lạn đối với thị trường CVTD đã mở ra, hứa

hẹn một thành công lớn cho ngành ngân hàng và cả nền kinh tế của thủ đô.

Một phần của tài liệu Đề tài: Hướng mở rộng hoạt động CVTD tại các NHTM Việt Nam (Nghiên cứu tại NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long ) doc (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)