Tăng cờng khai thác Quỹ Phát triển Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ của Liên Minh Châu Âu

Một phần của tài liệu Khả năng thâm nhập hàng hoá của Việt nam vào thị trường EU (Trang 89 - 90)

II. Triển vọng hàng hoá của Việt Nam thâm nhập vào thị trờng EU 1 Những nhân tố tác động tới khả năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị

1. Giải pháp về phía Nhà nớc

2.4. Tăng cờng khai thác Quỹ Phát triển Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ của Liên Minh Châu Âu

Quỹ Phát triển Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ tại Việt Nam (SMEDF) là một phần trong “Chơng trình Trợ giúp Kỹ thuật của Châu Âu trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trờng của Việt Nam” (EURO - TAPVIET).

Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF) đợc thành lập theo thoả thuận tài chính giữa Chính phủ Việt Nam và Uỷ Ban Châu Âu (EC) ngày 6/6/1996. Tổng số nguồn vốn của Quỹ SMEDF khoảng 275 tỷ đồng Việt Nam (tơng đơng 25 triệu USD tại thời điểm năm 1996) do EC cung cấp nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam phát triển sản xuất và tạo thêm việc làm cho xã hội. Quỹ đã cung cấp các khoản vay u đãi trung và dài hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua các ngân hàng thơng mại Việt Nam để đầu t thay thế, đổi mới máy móc thiết bị nhằm mục đích thành lập doanh nghiệp mới, hoặc mở rộng sản xuất, hiện đại hoá cơ sở vật chất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

SMEDF là một dự án phát triển do EU tài trợ với mục tiêu là tăng cờng sự phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam. Dự án là một “Quỹ tài chính” đợc sử dụng để tái tài trợ từng phần cho các khoản tín dụng có kỳ hạn mà các ngân hàng thơng mại tham gia cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhằm giúp họ phát triển hoạt động của mình cũng nh trực tiếp hay gián tiếp tạo ra công ăn việc làm mới.

Quỹ SMEDF đã góp phần bổ sung một nguồn vốn trung và dài hạn cho thị trờng tín dụng Việt Nam. Các doanh nghiệp nhờ vốn vay của SMEDF đã đầu t thêm máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất, tăng cờng chất lợng, số lợng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trờng trong nớc và thế giới. Hầu hết các doanh nghiệp đã sử dụng vốn đúng mục đích, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, hoàn trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn cho ngân hàng và cho SMEDF. Đến ngày 31/5/2000, Dự án đã giải ngân đợc 219 tỷ đồng cho 214 dự án đạt 82,75% tổng số nguồn vốn, tạo ra 8.400 chỗ làm việc mới và ổn định việc làm cho hơn 32.000 lao động. Tính cả phần đóng góp tài chính của các doanh nghiệp và của phía các ngân hàng đối tác thì tổng số tiền đã huy động đợc để đầu t vào 214 dự án nói trên là 417 tỷ đồng Việt Nam. Quỹ đã triển khai hoạt động tại 42/61 tỉnh và thành phố của Việt

Nam. Tính đến nay, Quỹ đã thu hồi đợc 52 tỷ đồng Việt Nam bao gồm cả gốc và lãi. Vì những kết quả trên, dự án SMEDF - một trong những dự án hợp tác giữa Việt Nam và EC đã đợc Nhóm làm việc hỗn hợp Việt Nam - EC đánh giá là dự án có nhiều thành công.

Ngày 31/5/2000 tại Hà Nội đã diễn ra cuộc họp lần thứ 5 của Uỷ Ban chỉ đạo của Quỹ SMEDF, Hội nghị đã nhất trí đề nghị hai bên EC và Việt Nam cho phép kéo dài hoạt động của SMEDF cho tới 30/11/2000 để có thời gian giải ngân nốt phần còn lại của Qũy, tiếp tục tiến hành các khoá đào tạo nâng cao năng lực cho các cán bộ tín dụng của các ngân hàng đối tác. Đồng thời để có đủ thời gian chuẩn bị tốt cho đề án giai đoạn 2 của Dự án phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ cho 3 năm kế tiếp.

SMEDF đã thực hiện đề án giai đoạn 1 của Dự án cho 3 năm đầu, tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc những lĩnh vực u tiên nh: chế biến thủy sản, sản xuất hàng hoá tiêu dùng (giày dép, dệt may, đồ nhựa, đồ dùng du lịch) và hàng thủ công, sản xuất đồ điện tử và cơ khí. Tổng vốn tài trợ là 25 triệu USD. Tài trợ bằng tiền vốn với lãi suất thấp và trợ giúp kỹ thuật. Song song với việc cho các doanh nghiệp Việt Nam vay vốn để cải tiến sản xuất, EU cử chuyên gia kỹ thuật thuộc các lĩnh vực trên sang giúp doanh nghiệp vận hành các dây chuyền công nghệ hiện đại, huấn luyện các kỹ năng,v.v... Sau 3 năm thực hiện dự án đã đạt đợc kết quả: nhiều doanh nghiệp của Việt Nam thuộc các lĩnh vực trên đã mở rộng - hiện đại hoá doanh nghiệp, sản xuất ra sản phẩm có chất lợng cao và đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt sang EU; và nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đợc cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000 và HACCP. Điển hình là các doanh nghiệp thuộc ngành chế biến thủy sản, từ chỗ không có doanh nghiệp nào áp dụng tiêu chuẩn HACCP, đến nay đã có gần 70 doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn này; và từ chỗ chỉ có 30 doanh nghiệp đợc vào danh sách II, đến tháng 3/2000 chúng ta đã có 29 doanh nghiệp đợc EU xếp lên danh sách I, đến cuối tháng 6/ 2000 con số này đã lên đến 40 doanh nghiệp (40 doanh nghiệp này đã đợc Uỷ Ban Châu Âu cấp chứng chỉ đủ tiêu chuẩn chất lợng và vệ sinh). Đạt đợc thành công này ngoài nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong đàm phán với EU, nỗ lực của Bộ Thủy Sản và các doanh nghiệp, còn phải kể tới sự hỗ trợ không nhỏ của EU thông qua SMEDF.

Các doanh nghiệp cần phải tăng cờng khai thác và tận dụng triệt để nguồn vốn của Quỹ để phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thờng rất thiếu vốn để mở rộng sản xuất và hiện đại hoá doanh nghiệp mà SMEDF lại là một phơng pháp hữu hiệu để tăng nguồn vốn, hơn nữa còn đợc hỗ trợ cả về mặt kỹ thuật. Nguồn vốn này u đãi hơn nhiều so với các nguồn tín dụng khác vì lãi suất thấp cộng thêm hỗ trợ kỹ thuật

Một phần của tài liệu Khả năng thâm nhập hàng hoá của Việt nam vào thị trường EU (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w