I. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trờng EU
2. Giai đoạn từ năm 1990 đến nay
2.3. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu 1 Giày dép
2.3.1. Giày dép
Giày dép Việt Nam trớc kia xuất khẩu vào EU phải chịu sự giám sát (phải xin phép trớc khi nhập khẩu), nhng sau khi ký Hiệp định Hợp tác (17/7/1995) nhóm hàng này đợc nhập khẩu tự do vào EU. Chính vì vậy, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, năm 1995 đạt 481,3 triệu USD, năm 1996 đạt 664,6 triệu USD, năm 1997 đạt 1.032,3 triệu USD, năm 1998 đạt 1.043,1 triệu USD, đến năm 1999 lên tới 1.310,5 triệu USD. Tốc độ tăng bình quân mặt hàng này đạt gần 10%/năm. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tỷ trọng xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép và sản phẩm da của Việt Nam xấp xỉ 50%. Kim ngạch xuất khẩu giày năm 1999 tăng hơn 30 lần so với năm 1992; giai đoạn 1993-1999, kim ngạch xuất khẩu giày dép tăng bình quân 30-40%/năm.
Việt Nam là một trong năm nớc có số lợng giày dép tiêu thụ nhiều nhất ở EU do giá rẻ, chất lợng và mẫu mã chấp nhận đợc với loại sản phẩm chủ yếu là giày thể thao. Năm 1996, Việt Nam đứng thứ 3 (sau Trung Quốc và Indonesia) trong số các nớc xuất khẩu giày dép nhiều nhất vào EU (theo EU), với số lợng 92,8 triệu đôi; năm: 1997: 120
triệu đôi; năm 1998 lên tới 156 triệu đôi. Về giày vải, nớc ta đứng thứ 2 (sau Trung Quốc). Nếu căn cứ theo số liệu của Tổng Công Ty Da Giày thì năm 1998 Việt Nam đã xuất khẩu vào EU khoảng 180 triệu đôi, chiếm 21,5% tổng khối lợng giày dép nhập khẩu vào EU. Theo qui định của EU, khi sản phẩm của một nớc đạt 25% tổng mức nhập khẩu hàng năm của họ thì sản phẩm đó của nớc đó sẽ không đợc hởng các u đãi về thuế nhập khẩu nữa.
Lợng giày dép xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong hai năm 1995-1996 tăng rất nhanh, vợt cả hàng dệt may. EU đã tiến hành xem xét khả năng hạn chế nhập khẩu mặt hàng này vì nghi ngờ có một lợng lớn giày dép xuất khẩu cuả ta có xuất xứ từ nớc khác, sau khi phối hợp xác minh giữa TA và EU đã phát hiện nhiều trờng hợp các doanh nghiệp nớc ngoài đã làm giả xuáat xứ Việt Nam để đợc hởng GSP mà EU dành cho Việt Nam để xuất khẩu vào EU. Để tránh hiện tợng đó, hai bên đã chính thức ký biên bản ghi nhớ vào tháng 10/2000 về chống gian lận trong buôn bán giày dép có xuất xứ từ Việt Nam. Theo đó, Bộ Thơng mại Việt Nam cấp giấy chứng nhận xuất khẩu và giấy chứng nhận xuất xứ. Các cơ quan có thẩm quyền của EU sẽ cấp tự động giấy chứng nhận nhập khẩu để thông quan hàng hoá ngay khi xuất trình bản gốc giấy chứng nhận xuất khẩu do Bộ Thơng mại Việt Nam cấp.
Thị trờng xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam trong Liên Minh là Đức (25,3%), tiếp đến là Anh (21,0%), Pháp (14,3%), Bỉ (12,3%), Italia (8,1%), Hà Lan (7,9%), Tây Ban Nha (4,6%), Thụy Điển (2,2%), Đan Mạch (1,3%), Hy Lạp (0,8%), áo (0,8%), Phần Lan (0,8%), Ai Len (0,6%), Bồ Đào Nha (0,2%) và Lúc Xăm Bua (0,1%).
Tuy kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU tăng nhanh, nhng chúng ta chủ yếu xuất khẩu theo hình thức gia công (chiếm trên 70% kim ngạch) nên hiệu quả thực tế rất nhỏ (25%-30% tổng doanh thu xuất khẩu). Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do: (1) Ngành giày không nhận đợc sự hỗ trợ của ngành da và các ngành sản xuất nguyên phụ liệu; (2) các doanh nghiệp không nắm bắt đợc nhu cầu mẫu mã giày dép là do khâu tiếp cận thị trờng yếu không quan hệ trực tiếp đợc với các nhà nhập khẩu EU vì phụ thuộc vào ngời trung gian; (3) Thời gian qua các doanh nghiệp chủ yếu làm gia công cho nớc ngoài nên không cơ sở nào quan tâm đến việc đa dạng hoá, nâng cao chất lợng và cải tiến mẫu mã sản phẩm xuất khẩu, do đó mà chất l ợng sản phẩm giày dép cha cao và mẫu mã còn đơn điệu.