Áp dụng các thủ tục phân tích

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán – AASC pptx (Trang 90 - 91)

III. Giá trị còn lạ

3.1.2.2.Áp dụng các thủ tục phân tích

Cơ sở đưa ra kiến nghị

Theo Nguyên tắc kiểm toán quốc tế số 12 “phương pháp phân tích”: Phương pháp phân tích được coi là một dạng của phương pháp kiểm toán cơ bản nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán. Nguyên tắc này yêu cầu sử dụng phương pháp phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch và soát xét lại toàn bộ các bước công việc của một cuộc kiểm toán. Nguyên tắc này cũng hướng dẫn việc sử dụng phương pháp phân tích như là các biện pháp kiểm tra cơ bản. Trong nguyên tắc này, phương pháp phân tích được sử dụng để mô tả các tỷ lệ quan trọng, các chỉ số,kể cả việc điều tra kết quả các khoản mục và các biến động bất thường.

Theo tiến trình phát triển của kiểm toán hiện đại, việc sủ dụng thủ tục phân tích sẽ được tích cực khuyến khích sử dụng mỗi khi có điều kiện thoả mãn. Thủ tục phân tích sẽ được xem xét thực hiện để có thể bỏ qua kiểm tra chi tiết, tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán; đồng thời nâng cao hiệu quả cuộc kiểm toán.

Thực tế tồn tại

Tại AASC hiện nay, thủ tục phân tích chưa được áp dụng triệt để, hầu hết các khoản mục được kiểm toán nếu có sử dụng thủ tục phân tích thì chỉ là kết hợp với thủ tục kiểm tra chi tiết. Trong điều kiện hiện tại, KTV không có trong tay số liệu ngành để so sánh nên không thể đưa ra các kết luận chính xác đối với các biến động bất thường trong kinh doanh. Vì vậy, thủ tục phân tích chỉ dừng lại ở việc phân tích các biến động nhằm hiểu rõ hơn tình hình hoạt động của khách hàng, đồng thời phán đoán những rủi ro có thể xảy ra đối với từng khoản mục trên BCTC. Sau đó, kết quả của quá trình phân tích sẽ được sử dụng để hướng các thủ tục kiểm tra chi tiết vào các sai sót tiềm tàng.

Giải pháp hoàn thiện

Để hoàn thiện và nâng cao quy trình phân tích đối với các khoản mục trên BCTC nói chung và TSCĐ nói riêng, KTV vận dụng quy trình phân tích chuẩn kết hợp với xét đoán nghề nghiệp của mình tiến hành phân tích sự biến động các khoản mục, xác định nguyên nhân chênh lệch và phát hiện sự kiện bất thường. KTV tiến hành thu thập số liệu chung của toàn ngành, so sánh số liệu của khách hàng với các đơn vị khác cùng ngành. Đối với khoản mục TSCĐ, KTV có thể sử dụng tỷ suất đầu tư và tỷ suất tự tài trợ để phân tích. Kiểm toán khoản mục TSCĐ, KTV không chỉ kiểm toán trực tiếp số dư của khoản mục TSCĐ mà còn phải thực hiện kiểm toán các khoản mục liên quan khác như: khấu hao TSCĐ, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. KTV có thể tính toán và phân tích một số tỷ suất sau: so sánh tỷ suất tổng chi phí khấu hao TSCĐ với tổng nguyên giá TSCĐ năm nay với năm trước; so sánh tỷ suất tổng chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trên tổng nguyên giá TSCĐ năm nay với năm trước…

Khi thực hiện một thủ tục phân tích không phát hiện thấy có các biến động bất thường có nghĩa là khả năng sai số hoặc sai nguyên tắc hạch toán kế toán là không trọng yếu. Trong trường hợp đó, thể thức phân tích cấu thành bằng chứng thật sự để chứng minh tính trung thực và hợp lý trong trình bày số dư tài khoản liên quan, và việc tiến hành kiểm tra chi tiết sẽ được loại trừ hoặc quy mô mẫu có thể giảm bớt. Lúc đó hiệu quả của cuộc kiểm toán được nâng cao, chất lượng vẫn đảm bảo được thời gian và chi phí.

Tính khả thi

Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) có đặc điểm khách hàng là những Tổng Công ty lớn, do vậy việc lấy số liệu, các tỷ suất chung của toàn ngành liên quan đến công việc kiểm toán là có thể thực hiện được. Vì đa số khách hàng của Công ty là thường niên nên KTV rất am hiểu về đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị cũng như của toàn ngành, đó là cơ sở rất tích cực để tiến hành các thủ tục phân tích.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán – AASC pptx (Trang 90 - 91)