Hệ số phân bổ Sai sót phân bổ Sai sót
thừa Sai sót thiếu
1 Tiền 25.750.840.847 1 38.446.081 38.446.081
2 Các khoản phải thu 20.850.429.725 2 62.259.505 62.259.505 3 Hàng tồn kho 3.540.985.000 3 15.860.103 15.860.103 4 TSLĐ khác 15.470.689.350 1 23.097.784 23.097.784
5 TSCĐ 17.486.589.110 2 52.215.057 52.215.057
6
Đầu tư tài chính dài
hạn 25.999.300.235 1 38.817.031 38.817.031
7 Nợ phải trả 1.536.486.400 2 4.587.957 4.587.957
Tổng cộng 110.635.320.667 235.283.519 235.283.519
Như vậy, sai sót cho khoản mục TSCĐ là 52.215.057 (đồng). Nếu số chênh lệch kiểm toán dưới mức này thì sai đó đó không ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC của đơn vị.
Việc xác định mức trọng yếu tại Công ty XYZ cũng thực hiện tương tự. Do Công ty XYZ là khách hàng kiểm toán năm đầu của AASC nên theo nguyên tắc thận trọng, KTV sẽ chọn chỉ tiêu có mức trọng yếu nhỏ nhất. Khi tính toán mức trọng yếu cho các khoản mục, KTV xác định chỉ tiêu doanh thu có mức trọng yếu thấp nhất. Mặt khác, doanh thu của Công ty XYZ qua các năm tăng trưởng ổn định (từ 141.626.584.380 VNĐ năm 2005 đến 189.981.314.809 VNĐ năm 2006 tăng thêm 25% so với năm 2005) nên KTV quyết định chọn mức trọng yếu cho tổng thể các sai sót trên BCTC là mức trọng yếu trên khoản mục Doanh thu tương ứng 923.180.220 (đồng). Như vậy sai sót có thể chấp nhận cho khoản mục TSCĐ là 45.609.558 (đồng).
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV có thể dự kiến mức trọng yếu thấp hơn mức mà KTV có ý định sử dụng trong việc đánh giá các kết quả kiểm toán. KTV làm như vậy để giảm bớt các sai phạm chưa được phát hiện và cung cấp cho KTV một “khoảng dự trữ an toàn” khi đánh giá ảnh hưởng của các sai phạm được phát hiện trong quá trình kiểm toán trong mối tương quan với mức độ sai phạm mà KTV có thể chấp nhận được.