I. Mục tiêu và định hướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam 1 Bối cảnh
a. Cơ quan quản lý nhà nước mà Bộ Kế hoạch Đầu tư chủ trì sẽ phố
2.2. Phía nhà đầu tư
Nhà đầu tư là người trực tiếp tạo ra và quản lý điều hành các hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Vai trò của nhà đầu tư quyết định thành công hay thất bại của dự án.Vì vậy giải pháp để có thể đầu tư ra nước ngoài hiệu quả có các giải pháp tác động mạnh mẽ đến vai trò và trách nhiệm của nhà đầu tư, làm tăng năng lực cạnh tranh của các nhà đầu tư. Cụ thể:
Thứ nhất, Nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp :
Vấn đề tài chính chi phối mạnh mẽ đến hoạt động của nhà đầu tư, đến khả năng cạnh tranh của nhà đầu tư, lựa chọn lĩnh vực đầu tư. Để nâng cao năng lực tài chính doanh nghiệp cần:
- Xử lý dứt điểm các khoản nợ quá hạn với giải pháp hiện nay là thành lập các công ty khai thác tài sản thế chấp để mua lại tài sản khê đọng, nợ chờ xử lý, tài sản thế chấp của các ngân hàng thương mai để bán lại, thu hồi nợ,làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp và của tổ chức tín dụng .
- Thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn ( phát triển hệ thống các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, quĩ đầu tư, thị trường chứng khoán...), phát triển các công cụ tài chính cần thiết, tạo hàng hóa như: cổ phiếu, trái phiếu công ty...Thông qua trung tâm giao dịch chứng khoán để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, khuyến khích sự phát triển của các trung gian tài chính để tăng huy động luân chuyển vốn trên thị trường. Khi tiềm lực tài chính đủ mạnh thì các doanh nghiệp lớn có thể thành lập các ngân hàng cho riêng mình để có thể huy động vốn được tốt nhất.
- Một trong những yếu tố huy động vốn quan trong đó là thế chấp tài sản, trong đó quyền sử dụng đất đai chưa được coi trọng ở các nước đang phát triển như ở Việt Nam_vốn này đang được gọi với một cái tên là “ vốn chết”. Quyền sử dụng nó chưa qui định chặt chẽ bởi các điều luật, nó đã hạn chế việc sử dụng quyền này trong thế chấp ngân hàng để đổi lấy tín dụng, sử dụng trong các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Như vậy chính sách đất đai phải được cải cách để doanh nghiệp ngoài việc dễ dàng với tiếp cận thị trường đất đai, được thuê đất lâu dài và ổn định, còn được thế chấp để vay vốn từ các tổ chức tín dụng.
Thứ hai, Nâng cao năng lực công nghệ của các Doanh nghiệp:
- Ưu tiên mở rộng hoạt động nghiên cứu và triển khai các công nghệ hiện đại phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Tăng vốn hoạt động của các viện này; phối hợp giữa doanh nghiệp và các trường Đại học trong vấn đề nghiên cứu các giải pháp công nghệ và công nghệ cơ bản .
- Khuyến khích và mở rộng hoạt động chuyển giao công nghệ giữa các nước với nhau, tạo thuận lợi cho việc mua bán công nghệ ,được bảo vệ bởi các hành lang pháp lý . Liên kết liên doanh với nước ngoài đây là con đường chuyển giao công nghệ nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Thứ ba, là vấn đề thị trường
Đòi hỏi phải Doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ thị trường, môi trường đầu tư của nước sở tại để lựa chọn cơ hội đầu tư phù hợp với mình. Đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu thị trường; liên hệ chặt chẽ với các đại sư quán, cơ quan thương vụ của việt nam ở nước ngoài để xin cung cấp thông tin và tư vấn trước khi quyết định đầu tư trực tiếp vào một nước. Có mối quan hệ gần gủi, thân thiện với địa phương mà mình muốn đầu tư, để có những thông tin tốt nhất đối với thu nhập,mức tiêu thụ hàng hóa, khuynh hướng và sở thích tiêu dùng để có những sự lựa chọn đầu tư hợp lý.Liên hệ với Việt kiều ở các nước để thu thập thông tin và xin tư vấn đầu tư vào lĩnh vực và sản phẩm phù hợp và đây cũng là chỗ dựa thân cận nhất đối với doanh nghiệp.
Kết luận
Sau gần 20 năm kể từ dự án đầu tiên của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài thì đã bước đầu thu được nhừng thành tựu đáng kể.Nếu như trước
đây số liệu đầu tư ra nước ngoài thường chỉ vài trăm ngàn USD thì nay hoạt động đầu tư ra nước ngoài đang có sự thay đổi lớn. Theo đánh giá
chung, nhiều dự án của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đã bắt đầu xin mở rộng quy mô sau khi thu được những kết quả khả quan, các nút thắt về thủ tục đối với doanh nghiệp ngày càng thông thoáng. Với đà này, tình hình đầu tư ra nước ngoài sẽ còn sôi động hơn nữa trong thời gian tới. Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, cần có những cải thiện về môi trường pháp lý cũng như giới thiệu môi trường và cơ hội đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp Việt Nam ở các nước đối tác chiến lược.
Việt Nam –một đất nước khát vốn nên không nên đầu tư ra nước ngoài. Chúng ta đang từng buwowcs thay đổi nhận theca sai lầm này để tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài pahts triển đẻ có thể phát huy được hết tiềm lực uux thế sẵn có của hoạt động đàu tư này để góp phần phát triển nền kinh tế nước nhà.
Một lần nữa,em xin chân thành cảm ơn ThS Phan Thu Hiền đã trực tiếp hưỡng dẫn em hoàn thành đề tài này.